Căng và sức nén của thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 104 - 108)

7. Đóng góp của luận văn

3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.3.2.1. căng và sức nén của thời gian

Trong tiểu thuyết viết về đô thị, nhất là trong các cuốn BloggerGa kí ức,

các sự kiện nối tiếp nhau không theo chuỗi thời gian tuyến tính mà dựa trên logic của trí nhớ, của dòng hoài niệm gợi lên bất chợt nên thời gian trong tác phẩm bị khúc xạ qua tâm lí và kí ức của nhân vật. Thời gian không trôi chảy bên ngoài sự vật nữa mà vận động bên trong tâm lý nhân vật. Thời gian được kể biến thành thời gian chủ quan, thời gian hồi tưởng. Chính vì vậy thời gian ở mỗi nhân vật có sự biến động khác nhau làm cho thời gian nghệ thuật của tác phẩm đôi lúc bị kéo căng ra, giãn nở, trương phình và đôi lúc thì dồn nén một khoảng thời gian dài chỉ trong vài trang viết ít ỏi.

Phong Điệp đã sử dụng thủ pháp dồn nén thời gian khi tái hiện lại cả một quãng thời gian dài nhân vật Phong trong Blogger sống ở đô thị chỉ với những

dòng tổng kết hết sức ngắn gọn trong lời giới thiệu của chính nhân vật. Rất nhiều sự kiện chỉ được dồn nén trong một khoảng thời gian ngắn đã góp phần tô đậm ấn tượng về một khoảng thời gian tuy dài nhưng nhạt nhẽo, thậm chí chán nản, cô đơn, chẳng có gì đáng nhớ ngoài những chuyện buồn khi cô sống ở thành phố. Nhưng ấn tượng về sự xa lạ và bất an nơi phố xá luôn in hằn trong tâm trí cô:

“Bảy năm trước, lần đầu tiên tôi đặt chân lên thành phố để dự kì thi đại học...Bảy năm trước, lần đầu tiên tôi được nhìn thấy máy vi tính ở nhà người cô họ tên Sương... Bảy năm trước, khi cầm giấy báo đại học, lên tầu về Thành phố, kẻ gian đã móc gọn của tôi cục tiền mẹ buộc chặt để dưới đáy ba lô... Bảy năm trước ... Thành phố - xa lạ và đầy bất trắc. Bảy năm - sau khi đặt chân đến thành phố, tôi nhắm mắt cũng biết đường đi lối lại... Bảy năm - sau khi đặt chân đến Thành phố, tôi tự cho mình nghỉ việc ở rất nhiều công ty. Sau bảy năm, Thành phố - với tôi - cụ thể như một chén nước đang uống dở, đặt ngay trước mặt... Sau bảy năm, có những vũng lầy to đùng phía trước mà tôi phải tự lội qua, mà không hề có mẹ.”

khúc không chỉ diễn đạt sự trôi chảy của thời gian, mà còn thể hiện nhịp sống đơn điệu, chán nản của chính Phong nơi đô thị.

Ga kí ức thời gian trong tiểu thuyết trôi qua vùn vụt theo những mạch kể đan xen giữa hồi ức và hiện tại. Trong đó có những khoảng thời gian khá dài nhưng chỉ được miêu tả ngắn gọn trong những trang viết ít ỏi, chẳng hạn như khoảng thời gian Phùng được sinh ra, trải qua tuổi thơ đầy tủi nhục ở làng Yên Bình, học và làm đủ nghề, nếm trải đầy cơ cực để mưu sinh nơi trời Âu đến khi thành đạt, trở thành một doanh nhân giầu có. Cả một khoảng thời gian dài trên dưới ba mươi năm chỉ được Phong Điệp kể lại ngắn gọn với 15 trang văn khi so sánh với dung lượng khoảng 50 trang cho vài năm mà cả Phùng và mẹ được ở bên nhau nơi thành phố với đầy đủ tiện nghi cho một cuộc sống thừa thãi về vật chất. Với kiểu dồn nén thời gian này, Phong Điệp cho người đọc thấy rằng, đây là khoảng thời gian dù tủi nhục và cơ cực nhưng cả hai mẹ con Phùng đều có động lực sống để vươn lên, để chứng minh cho cả làng Yên Bình thấy giá trị của Phùng, và hai mẹ con luôn cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên nhau nên thời gian qua nhanh, vì thế Phong Điệp không tập trung tái hiện một cách tỉ mỉ, chi tiết. Có thể nói thủ pháp dồn nén thời gian đã tạo cho tiểu thuyết giầu tính tốc độ, phù hợp với sự đổi mới của tiểu thuyết hiện đại, phù hợp với thị hiếu của người đọc, nhất là phù hợp với nhịp sống hiện đại, hối hả của các đô thị.

Bên cạnh sự dồn nén thời gian, chúng ta còn bắt gặp những khoảnh khắc thời gian như bị kéo căng ra đến trương phình, giãn nở trong các cuốn tiểu thuyết viết về đô thị của Phong Điệp. Trong ba cuốn tiểu thuyết, có lẽ cuốn Lạc chốn thị thành, Phong Điệp ít dùng thủ pháp kéo căng thời gian. Các sự kiện được xâu chuỗi và xuất hiện một cách tuần tự, không đứt quãng. Thời gian trần thuật khá trùng khớp với thời gian sự kiện. Tác phẩm không có thời gian bị kéo căng hay giãn nở. Đến Blogger, Phong Điệp đã sử các mạch truyện khác nhau. Sự đan xen

các mạch truyện, lúc thì chuyện của Phong, lúc lại chuyện của Hạ, lúc lại chuyện truyện của Nó và Bé con làm cho các câu chuyện không liền mạch tạo cảm giác

thời gian của câu chuyện bị kéo căng. Không chỉ là sự đan xen các mạch truyện, có khi thời gian dường như ngừng trôi, nhân vật đắm chìm vào những giấc mơ. Có lúc, Phong Điệp đóng khung thời gian trong sự hình dung của Hạ về Quân khi hai người tạm biệt nhau để tô đậm, và làm nổi bật sự chán nản mệt mỏi trong lối sống đô thị: “Quân uể oải ngồi lên xe, miệng mở rộng, cuống họng bật ra đám hơi đã bắt đầu vón cục lại do cơn buồn ngủ gây nên. Hai bên khóe mắt Quân lập tức xô vào nhau, rỉ ra một chút nước sau cơn ngáp đầy hưng phấn vừa rồi. Hình ảnh ấy liên tục lặp lại – đều đặn vào mỗi tối thứ Bảy – và nó rõ ràng đến độ cô có thể chia nhịp cho từng động tác, rồi đếm 1-2-3. Cái ngáp sẽ kéo dài từng mười lăm giây, với cái nốt ruồi bên má Quân bị kéo xệch đi trong chốc lát. Kết thúc cơn ngáp sẽ là một tiếng rít khè khè cất lên từ đáy họng.” [18, tr. 53]. Đến tiểu thuyết Ga kí ức, các mạch truyện ngưng đọng ở một khoảnh khắc và xen vào khoảnh khắc đó là những câu chuyện lùi vào quá khứ trước đó nên góp phần kéo dãn thời gian, gây cảm giác như thời gian ngừng trôi. Trước tiên, Phong Điệp kể chuyện của cô, một bác sĩ chuyên chữa bệnh hoang tưởng và sống ở thành phố. Câu chuyện được mở đầu bằng sự việc cô trở về xóm Chùa Cuối để tìm lại những dấu vết của làng xưa, thời gian cô trở về xóm Chùa Cuối chỉ tính bằng những khoảnh khắc ngắn ngủi và được gói gọn trong 2 trang, thế nhưng trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó tất cả kí ức lại ùa về. Đó là xóm Chùa Cuối tiêu điều, xơ xác. Khi mùa lũ tràn về, dăm ba nóc nhà nơi đây đều bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông, tội nghiệp như cánh bèo dập dềnh trong ao ngày nhiều gió. Ký ức ấy là giấc mơ cá theo con lũ bơi vào nhà rỉa đứt ngón chân khiến chị em cô chẳng thể ngủ yên. Ở đó, đứa bé nghèo chẳng có nổi một mái nhà trọn vẹn. Bố cô cứ thế bỏ đi mà chẳng để lại cho bầy con thơ một lời chào hay vài dòng thư từ biệt. Ba mẹ con tằn tiện sống qua ngày bằng cơm độn. Trong khi mẹ cô phải tần tảo kiếm từng đồng từ cái máy dệt đã han rỉ thì bao người trong xóm Chùa Cuối đã kịp đổi đời. Ký ức của cô về xóm Chùa Cuối được nhà văn dành đến 64 trang để tái hiện. Câu chuyện hiện tại của cô có khoảng trống, tạm dừng để cô chìm đắm vào quá

khứ.Thời gian bị kéo căng đến độ trương phình, giãn nở khiến cho chúng ta có cảm giác thời gian ngừng trôi, ngưng đọng.

Không chỉ có nhân vật bác sĩ tâm lý, Phong Điệp còn kể về y, một nhân vật bị hoang tưởng, là bệnh nhân của cô, chỉ bằng một sự việc trong hiện tại khi y trốn khỏi bệnh viện tâm thần, sau đó câu chuyện của y ở hiện thực tạm dừng, thay vào đó là dòng hồi tưởng của cô bác sĩ về việc y nhập viện, việc y xuất hiện liên tục trong giấc mơ của cô hay là lời kể của nhà văn về quá khứ của y. Cũng như chuyện của cô bác sĩ, sự việc xảy ra trong hiện thực chỉ được nhà văn dành một vài trang gọn, còn phần lớn các trang viết là dòng hồi tưởng về quá khứ của nhân vật. Đến chuyện của Phùng, tuy không dành nhiều trang viết về quá khứ của nhân vật này nhưng Phong Điệp còn chèn điểm nhìn tâm lý của cô bác sĩ vào câu chuyện của Phùng để làm gián đoạn thời gian sự kiện từ đó càng làm tăng thêm sự ngưng trệ của thời gian. Việc cố tình kéo căng một khoảng thời gian nào là nhằm để tô đậm những ấn tượng trong quá khứ từ đó có tác dụng nhấn mạnh một giai đoạn nào đó trong cuộc đời nhân vật để thể hiện những vấn đề tư tưởng của tác phẩm. Với cô bác sĩ tâm lí, nhân vật y và Phùng, Phong Điệp như muốn khẳng định thời gian hiện tại nơi đô thị của cả ba nhân vật đều là tạm bợ, không dấu ấn, thời gian quá khứ ở những vùng quê dù đau khổ, dù đói nghèo nhưng đều là những thời gian vô cùng ám ảnh, dù muốn chạy trốn nhưng chưa bao giờ thời gian quá khứ, những sự việc trong quá khứ thôi day dứt, thôi thúc giục nhân vật trở về. Chỉ khi nào sự day dứt về quá khứ không còn, các nhân vật tìm ra câu trả lời thỏa đáng, hay đối diện với quá khứ với sự tĩnh tâm thì cuộc sống nơi đô thị của các nhân vật mới thực sự bình yên.

Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan

Điệp đã đem lại một sự đổi mới cấu trúc nghệ thuật tiểu thuyết, khác hẳn cách kể trong các tiểu thuyết cổ điển viết về đô thị. Đô thị được phản ánh dường như không như cái ta cảm thấy mà là do cái ta nghĩ ra theo dòng tâm tư của người kể

“cái thấy là” thành “cái như là” (G.Genette). Cách xử lí thời gian của hành vi kể

chuyện trở thành mối quan tâm hàng đầu của nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại viết về đô thị. Vì vậy trung tâm của nghệ thuật tiểu thuyết chuyển từ xây dựng nhân vật sang cách xử lí thời gian. Bằng những trải nghiệm, suy tư, triết lý trong cảm nhận về thời gian, người kể chuyện đã làm sai lệch dòng chảy tự nhiên của thời gian câu chuyện khiến cho thời gian tự sự đạt đến độ năng động tuyệt vời và tạo hiệu quả rõ rệt trong việc miêu tả đời sống tinh thần cư dân đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)