Ngôn ngữ mang màu sắc thị dân đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 69 - 74)

7. Đóng góp của luận văn

3.1. Ngôn ngữ nhân vật

3.1.1. Ngôn ngữ mang màu sắc thị dân đời thường

Trước 1975 ngôn ngữ trong tiểu thuyết mang đậm tính văn chương, ngôn ngữ sử thi với sự thi vị hóa đã tạo khoảng cách nhất định với ngôn ngữ đời thường. Đến văn tiểu thuyết hiện đại, ngôn ngữ đời thường tràn vào ồ ạt, không màu mè mà thông tục, suồng sã. Các tiểu thuyết gia đương đại không còn coi tiểu thuyết là miền thánh địa cao sang mà đưa tiểu thuyết về vùng đất thô ráp đời thường. Ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại dần bớt đi vẻ trang trọng, thi vị, du dương mà tăng thêm chất thô mộc gai góc, sống động của cuộc sống. Việc đưa ngôn ngữ thị dân đời thường, nhất là dạng ngôn ngữ bị xem là thô tục vào văn chương không phải là việc chưa từng có nhưng chưa bao giờ ngôn ngữ thị dân đời thường ùa vào tiểu thuyết với một mức độ bạo liệt như trong các tiểu thuyết đương đại mang cảm quan đô thị. Ở các tác phẩm viết về đô thị của Phong Điệp, ta có thể dễ dàng nhận ra ngôn ngữ đài các, sang trọng, quyền uy được thay thế bằng thứ ngôn ngữ hiện thực thị dân đời thường dung nạp nhiều từ khẩu ngữ làm cho

Khẩu ngữ (từ hội thoại) là những từ được dùng ở lời nói miệng trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong đối thoại. Lớp khẩu ngữ được Phong Điệp sử dụng thường xuyên có chọn lọc, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Mỗi kiểu nhân vật đều có ngôn ngữ đặc trưng của nhân vật đó, gắn với ngữ cảnh nhất định. Nhờ sử dụng khẩu ngữ mà những giả dối, sự băng hoại đạo đức, sự nhẫn tâm của con người đô thị được nhìn nhận một cách thẳng thắn.

Bước vào thế giới tiểu thuyết Phong Điệp, người đọc như được tiếp xúc với những con người thật, sự việc thật bởi một phần do ngôn ngữ của tác phẩm gần gũi với ngôn ngữ thị dân đời thường. Cách xưng hô, lối nói chuyện bình thường được đưa vào tác phẩm kéo độc giả xích lại gần hơn tác phẩm. Qua đó, cá tính nhân vật cũng được bộc lộ rõ nét.

Có thể bắt gặp trong tiểu thuyết của chị những câu thành ngữ hay cách nói quen thuộc như: “ba cọc ba đồng, thần nanh đỏ mỏ, chậm như rùa, mặt hoa da

phấn, kén cá chọn canh, mặt dạn mày dày, con sâu cái kiến, canh mặn cơm nhão, tim đập chân run, ăn cho qua ngày đoạn tháng, ngồi mát ăn bát vàng, không dưng ai dễ đem phần đến cho, trút thêm dầu vào chảo, vắt mũi chưa sạch, ở trong chăn mới biết chăn có rận, nam vô tửu như cờ vô phong, trúng số độc đắc, tẩn ngẩm tầm ngầm, lơ ngơ như bò lên phố, ông chẳng bà chuộc, giãy đành đạch, rón ra rón rén, chả nói chả rằng, ấp a ấp úng, vớ va vớ vẩn, mật ít ruồi nhiều, nhục như con chó, trời sinh voi sinh cỏ…”[18] được mọi đối tượng thuộc các tầng lớp khác

nhau sử dụng cũng là cách thức tạo ra màu sắc dân dã, thị dân đời thường. Những câu thành ngữ, mượn cách nói của thành ngữ và những câu nói quen thuộc này mang lại giá trị biểu đạt cao.

Ngôn ngữ thị dân đời thường được thể hiện ngay trong cách xưng hô. Những nhân vật là đối tượng lao chân tay nơi đô thị ưa sử dụng kiểu xưng hô suồng sã “con này - tao”, cùng những tiếng đèo xíu, những văng tục. Đoạn đối thoại của Kiều và ông chủ cửa hàng photocopy khi cô đến có ý định xin việc cho

“ Tôi mổ tay xuống bàn phím:

- Như c... thế này mà dám bảo là biết gõ.

Có tiếng cười khẩy đâu đó. Người tôi nóng ran.

- Thôi cháu xin phép - Tôi nén cơn nghẹn trong lồng ngực và đứng lên. - Mẹ con này - người đàn ông cục cằn quát...

- Sao? - Cháu...

- Vứt mẹ cái bằng đại học đi con ạ. Đại với chả học. Làm thì như con cục c....” [16, tr. 240].

Không chỉ tầng lớp lao động phổ thông sử dụng ngôn ngữ vỉa hè, thông tục. Phong Điệp còn để tầng lớp trí thức cũng sử dụng ngôn ngữ vỉa hề thông tục để bộc lộ bản chất. Phong Điệp giỏi đặt những câu chửi thề “mang nguyên tính chất

vỉa hè” vào miệng lão sếp của Hạ dùng để bóc trần bản chất đê hèn của những kẻ

được ngụy trang với vỏ bọc bên ngoài bằng vẻ trí thức:

“ - Tôi là con người trọng tình cảm. Ai có tình cảm với tôi thì tôi quý trọng, tôi nâng đỡ. Em hiểu chưa?

- Nhưng cháu vẫn luôn quý trọng chú mà. - Chú cháu chó gì. Vứt mẹ cái kính trọng ấy đi.

Ông ta phun phì phì như một con rắn bị chọc tức” [18, tr. 62-63]...

“Ông ta nhìn nhanh xuống đũng quần ố đỏ của Hạ. Sự vồn vã đã tắt hẳn: - Mẹ kiếp! Sao không nói sớm!

- Chú… chú làm ơn… gọi… lễ tân cho cháu với…

- Lễ tân cái chó gì. Thế này thì giải tán cho sớm chợ. Mẹ kiếp! Lấy tạm giấy vệ sinh mà chịn vào. Nom kinh quá. Thôi, về! Về” [18, tr. 69].

Bằng một vài vỉa hè, cộng với những tiếng chửi thề, Phong Điệp đã gỡ mặt nạ của lão sếp để hắn hiện nguyên hình trước mắt độc giả. Sự tử tế ban đầu đã thay bằng thói vô văn hóa khi hắn không đạt được mục đích.

Có lẽ, chửi thề không phải là đặc quyền của đàn ông, chửi thề cũng không chỉ dừng lại ở vỉa hè, góc chợ. Nó len lỏi cả vào công sở, được dùng với cả những người có học, được dùng với cả phụ nữ. Để làm nổi bật sự đánh đá chua ngoa, và sự giành giật miếng ăn trong chốn công sở Phong Điệp đã không ít lần cho nhân vật An trong Blogger chửi thề:

“Chị An xồng xộc bước vào phòng:

- Mẹ cha nhà nó! Phòng Điều hành Dự án hôm trước bảo nhận em sang, đến sáng nay thì kêu các sếp họp đã thay người khác, sẽ thông báo sau.

Trưởng phòng cười khì khì:

- Đào kép cũ hết thời thì có đào kép mới. - Em thì em không để yên đâu!

- Cô thì làm được gì?

- Để rồi xem.” [18, tr. 79] hay ở entry 45: Nhân viên mới:

Chị An chạy lên chạy xuống, nghe ngóng việc điều chuyển cán bộ, mặt mũi đỏ gay…

Chị An nhìn xối vào ngực Hòa, chửi đổng:

- Mẹ kiếp, mật ít ruồi nhiều” [18, tr. 144]. Đó là một người phụ nữ tỏ ra bất cần khi vị trí của mình có nguy cơ bị người khác cướp mất:

“- Bằng cấp gì cũng không bằng nằm ngửa. - Chị An dề môi. Trưởng phòng lấm lét:

- Sao cô dám nói thế. Điên quá hóa liều hả. Cứ liệu hồn. Chị An dẩu môi lên:

- Bà thì bà cứ nói toẹt ra đấy. Ai dám làm gì bà nào”[18, tr. 146]. Ngôn ngữ của Hòa là ngôn ngữ của một con buôn bị lỗ vốn, nên phải dùng những từ

ngữ chợ búa mới hả được đau, được tức. Qua ngôn ngữ của Hòa, sự bi hài của một viện nghiên cứu dần được phơi bày.

Cũng giống như Nguyễn Việt Hà, Phong Điệp không dẫn dắt rườm rà mà để cho nhân vật trực tiếp bộc lộ thứ ngôn ngữ thị dân suồng sã, đời thường, không màu mè chau chuốt, mới thể hiện đúng hơi thở cuộc sống.

Bên cạnh từ ngữ thông tục, Phong Điệp còn sử dụng các từ ngữ mang nét nghĩa mới của đời sống đô thị, thứ ngôn ngữ mang màu sắc hiện đại của vỉa hè để làm nổi bật sự phẫn uất của nhân vật Hạ trước cách đối xử thô bạo của người yêu:

“ Quân gầm lên : “ Hoặc hôm nay, hoặc không bao giờ cô có cơ hội nữa!”.Cô sững sờ nhìn Quân. Chết điếng: “ Tôi không phải là con cave.”[18, tr. 207].

Viết về đô thị trong bối cảnh internet bùng nổ toàn cầu, Phong Điệp đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ mạng như một đặc trưng cho văn phong của mình. Ở

Blogger khi viết về người trẻ, vốn là một hotblogger Phong Điệp sử dụng khá

dày đặc lớp từ ngữ chuyên dụng của mạng internet: “chat (trò chuyện), chatroom

(phòng chat), comment (bình luận), nickname (biệt danh), forum (diễn đàn), reply (trả lời), online (trực tuyến), about me (về tôi), blogger (người viết blog), friendlist (danh sách bạn bè), delete (xóa), quick comment (bình luận nhanh chóng), icon (biểu tượng), is not available to chat (không có sẵn để trò chuyện)…” [22]. Đây

là những từ ngữ được sử dụng phổ biến và khá quen thuộc với độc giả, đặc biệt là giới trẻ. Với việc sử dụng lớp từ ngữ này, tác giả đã tạo ra được một không gian mạng trong Blogger như tên gọi của tác phẩm.

Ngôn ngữ mạng trong Blogger không chỉ dừng lại ở việc sử dụng lớp từ ngữ chuyên dụng mà còn sử dụng những từ ngữ, cách nói riêng. Hiện nay, chúng được giới trẻ sử dụng khá phổ biến. Đó là những từ đọc chệch hay được sáng tạo theo lối “iếc hóa”: túm lại (tóm lại), vớ vỉn (vớ vẩn), nét niếc (net), chát chiếc hay chát

số hiện tượng đời sống vào trong ngôn ngữ mạng được nói, gọi tên riêng: xì căng đan (gây chấn động trong dư luận), nhân vật hot (người gây được sự chú ý, quan tâm của nhiều người), xăng pha nhớt (người đồng tính), lăn cu đơ (ngã), chảy nước (khóc), để mốc (bỏ quên, bỏ rơi), giám đốc thông tấn xã vỉa hè (chỉ người hay buôn chuyện), mấy chú Khoai Tây (chỉ người Tây), phê (thỏa mãn, thích thú), phắn (bỏ đi), lúa ngắn ngày (một việc diễn ra nhanh hơn mức bình thường), vãi linh hồn (sợ), cho leo cây (bị lừa), chỗ làm có màu và thơm (chỗ làm tốt). Với việc sử dụng phổ biến ngôn ngữ mạng màu sắc cá nhân được thể hiện khá rõ nét đồng thời mang lại nhiều cách nói thú vị, có giá trị biểu đạt cao. Lớp ngôn ngữ mạng trong Blogger kết hợp với ngôn ngữ hiện thực đời thường làm cho tác phẩm

làm cho tác phẩm gần gũi người đọc hơn bao giờ hết.

Có thể nói rằng, các thể loại lời nói vỉa hè, ngôn ngữ thị dân đời thường với khẩu ngữ, với tiếng nói tục, hay ngôn ngữ mạng trước nay vẫn được hiểu như những “tiếng ồn”, là “ tội đồ” phá vỡ sự thuần khiết, trong sáng của văn bản văn học giờ công nhiên phơi bầy trên các trang văn. Phong Điệp dường như đã cố ý xóa nhòa ranh giới giữa cái nghệ thuật và cái thông tục thường ngày. Ngôn ngữ thị dân đời thường xuất hiện trong mọi mối quan hệ: Công việc, tình yêu; ở mọi tầng lớp: dân lao động, trí thức. Đó là ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống, mang hơi thở của cuộc sống đô thị. Đằng sau lớp ngôn ngữ thị dân đời thường ấy chính là sự ái ngại đầy trắc ẩn của Phong Điệp trước những chuyển biến của con người trước nhịp sống đô thị đầy bất trắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)