Con người tha hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 64 - 69)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Cảm quan về con người đôthị

2.2.3. Con người tha hóa

Trong cái ngổn ngang, bề bộn, đầy biến động, quay đảo hỗn tạp của đô thị con người rất dễ bị tha hoá, biến chất, sống một đời sống bất ổn. Sự tha hoá trong các nhân vật của Phong Điệp xảy ra dưới nhiều cấp độ và biểu hiện vô cùng đa dạng: kẻ thì chớm hư hỏng, còn có khả năng thức tỉnh, kẻ thì bị nhuộm đen hoàn toàn và chỉ là con thú đội lốt người. Có sự tha hoá do tình thế đưa lại, do hám vật chất, tiền bạc, có sự tha hoá về nhân cách lối sống. Trước tiên, Phong Điệp phát hiện sự tha hóa của một bộ phận người trẻ, những con người luôn ham muốn có được có được sự giầu có, đủ đầy nhưng không phải bằng đôi bàn tay và khối óc mà bằng chính thân xác của mình. Phương và Oanh trong Lạc chốn thị thành là

thị, Phương cũng như Kiều, Nhung và Oanh, Họ đều là những cô gái đến từ tỉnh lẻ, ngây thơ trong sáng. Môi trường sống của đô thị với biết bao cám dỗ vật chất không làm Nhung và Kiều thay đổi lối sống nhưng lại làm Phương và Oanh thay đổi rất nhiều. Phương không muốn mình sống lay lắt trong những ngôi nhà trọ tồi tàn như Kiều, cũng không muốn bươn chải vất vả như Oanh, càng không muốn phụ thuộc vào người quen như Nhung. Phương không muốn chịu cảnh ra trường lại mòn mỏi để chờ xin được việc làm với đủ thứ cạnh tranh ở nơi đô thị. Cô muốn có nhà, có hộ khẩu, có xe, có tiền, có việc làm, những chuyến du lịch nước ngoài. Với hai bàn tay trắng, thân cô thế cô nơi thành thị, để có được những thứ đó Phương sẵn sàng lấy chính cái vốn tự có để đánh đổi. Phương chấp nhận cái vỏ bọc là làm “con nuôi” mà thực chất là làm gái bao cho một lão già giầu có. Bị Kiều phát hiện ra mối quan hệ của mình, Phương cũng chẳng cần thanh minh, cũng chẳng tỏ ra tội lỗi hay ân hận. Đó là con đường Phương chọn để có được những thứ Phương muốn. Phương chấp nhận hi sinh cả tình bạn gắn bó suốt thời đại học chứ không thể từ bỏ mục tiêu mà Phương đã đề ra và quyết tâm thực hiện. Sự hào nhoáng của vật chất nơi đô thành đã làm Phương thay đổi, biến chất, tha hóa. Nếu Phương dùng chính tấm thân mình là một món hàng để trao đổi thì Oanh lại “sử dụng tình ái, xác thịt để làm ăn, để lên xe xuống ngựa, để qua mặt kẻ khác, để không bị chèn ép”[16, tr. 270]. Oanh sử dụng tình ái, thân xác như một phương tiện để kinh doanh, coi tấm thân mình như một thứ tài sản để góp vốn, để làm lợi thế cạnh tranh. Oanh sẵn sàng cặp bồ với một lão già người Hàn Quốc để được ưu ái trong việc nhập hàng lậu với giá rẻ để phân phối cho các cửa hàng khác kiếm lời. Oanh chấp nhận mang thai cho lão già ấy với hi vọng mình sẽ được một số tiền lớn nếu đứa bé là con trai. Đôi lúc Oanh đã phải thú nhận: “đã lao theo đồng

tiền một cách điên cuồng”. Trong quá trình tha hóa của mình: “Cũng từng có lúc nó muốn dứt mình khỏi cơn lốc xoáy chết người ấy nhưng vì lý do này, lý do nọ, nó cứ nấn ná để kết cục vẫn nguyên vẹn là một con thiêu thân”[16, tr. 267]. Sự tha hóa của Phương và Oanh khiến người đọc không khỏi đau đớn, xót xa cho sự lệch lạc trong lối sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay.

Nếu ở Phương và Oanh sự tha hóa chính là ham muốn chạy theo tiền bạc, vật chất, vì tiền bạc, vật chất sẵn sàng chấp nhận đánh đổi bằng chính thân thể mình thì Sếp của Hạ trong Blogger là kẻ bị tha hóa cả về nhân cách và lối sống. Đứng đầu một viện nghiên cứu, thế nhưng, những khe hở trắng nõn nơi cổ áo rộng khiến hắn khát khao đến mê mẩn hơn bất cứ công trình nghiên cứu nào: “Hắn nhìn chăm chăm vào khoảng hõm trắng xanh, rõ lớp lông tơ mịn màng giữa hai bầu vú của con bé… hai đầu ti như hai viên kẹo hồng. Thơm mùi quả vừa chín tới. Làm hắn thèm thuồng” [18, tr. 24]. Tâm trí và sức lực của hắn tập trung hết cho việc tìm ra cách sập bẫy con mồi trong trò chơi săn gái bệnh hoạn của hắn. Hắn lão luyện trong việc nhử mồi. Với những nhân viên như An, như Hòa hám lợi hắn dùng miếng mồi là tiền bạc và địa vị ở cơ quan để các con mồi tự động chui vào bẫy, thậm chí tranh nhau chui vào bẫy của hắn. Còn với Hạ, một cô gái tỉnh lẻ cần việc làm, hắn lại dùng quyền sa thải để gây áp lực khiến cô phải sập bẫy. Câu nói của hắn với Hạ trong nhà nghỉ: “Chú cháu chó gì. Vứt mẹ kính trọng

ấy đi”[18, tr. 63] khiến người đọc ghê tởm. Phong Điệp đã nhìn thấu bản chất đê

tiện của hắn, chị đã lột mặt lạ để hắn hiện hình. Đằng sau vẻ bệ vệ, oai phong, trí thức của một viện trưởng là bản chất của một kẻ thiếu văn hóa với lời nói của một kẻ đầu đường xó chợ. Một kẻ không cần liêm sỉ, không cần kính trọng mà chỉ cần thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn thú tính. Không dừng lại ở đó, với giọng văn lạnh lùng Phong Điệp đã phơi bầy bản chất thú vật khi hắn hả hê thưởng thức con mồi trong cuộc săn gái: “Hắn thích thú với mọi phản ứng từ phía con mồi. Giống như những gia vị của một bữa tiệc, thậm chí đại tiệc. Sẽ phải có đầy đủ: cay xóc óc kiểu mù tạt. Cay ran lưỡi kiểu ớt chỉ thiên. Cay rực họng kiểu tiêu sọ... và hắn làm chủ bàn tiệc ấy” [18, tr. 25]. Hành động của hắn, suy nghĩ của hắn, lối sống của hắn là sự tha hóa về nhân tính, sự tha hóa ấy trở nên thật nguy hiểm khi có sự tiếp tay của quyền lực, địa vị, tiền bạc.

Không chỉ là kẻ sống theo bản năng, theo đuổi là dục vọng, khi bị anh hưởng đến địa vị và quyền lực hắn trở thành kẻ vô nhân tính. Bị Hạ và ông bảo vệ già bắt quả tang khi đang “hành sự” với chị tạp vụ, hắn tìm cách đối phó. Ông bảo

xùm nhưng hắn vẫn có cách khiến cô phải im lặng. Hình ảnh cô vào nhà nghỉ với hắn đã được chụp ảnh lại. Chỉ cần, cô hé răng, những tấm ảnh ấy sẽ được gửi cho mẹ cô, cho người yêu cô. Như vậy, mọi thủ đoạn đối phó với mọi nhân viện trong các tình huống bất lợi đều đã được hắn tính toán trước. Xây dựng nhân vật tha hóa như sếp của Hạ, Phong Điệp không đi sâu miêu tả ngoại hình, chị tập trung làm nổi bật nhân cách tha hóa thông qua lời nói, cử chỉ, hành động. Phong Điệp không muốn miêu tả một nhân vật cụ thể, chị muốn khái quát về sự tha hóa về một kiểu người không hề hiếm đang hiện hữu sống động ở nhiều công sở. Sự tha hóa của kẻ có tiền, có quyền không chỉ làm băng hoại đạo đức xã hội, mà còn tạo ra môi trường làm việc đầy bất an với những người lao động chân chính.

Có thể thấy rằng, Phong Điệp đã lí giải lối sống tha hóa bắt nguồn từ chính cuộc sống vật chất hào nhoáng nơi đô thị. Sự nghèo khó, thiếu thốn dễ khiến con người vì đồng tiền mà chấp nhận hành động thực dụng, nhơ bẩn trái với đạo lí, văn hóa. Hoặc ngược lại do dư thừa vật chất con người dễ biến chất, sa đọa, trụy lạc khiến người tha hóa mang tâm hồn của con thú. Tất nhiên, đô thị không có lỗi mà chính cách ứng xử của con người trong môi trường ấy mới chính là nguyên nhân tạo ra sự tha hóa.

TIỂU KẾT

Bức tranh đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp ít không gian thiên nhiên mơ mộng. Đó là bức tranh đời sống với bao suy tư, trăn trở và bộn bề lo lắng. Cũng viết về đô thị hóa nhưng Phong Điệp không quan tâm nhiều đến vùng trung tâm mà chị chú ý đến quá trình đô thị hóa ở những không gian ngoại vi như một hệ quả tất yếu của sự phát triển đô thị. Là người trong cuộc, chị thấu hiểu quá trình ấy tuy đem đến cho đô thị vẻ hào nhoáng bên ngoài nhưng lại xáo trộn tận gốc rễ cuộc sống thanh bình thủa trước của những vùng ven đô. Đô thị hóa là một sự lột xác đầy đau đớn và mất mát. Trong tiểu thuyết của mình Phong Điệp đã thể hiện cái nhìn đa chiều về đời sống đô thị và phát hiện những xung đột về văn hóa, về quan niệm đạo đức do tác động của quá trình đô thị hóa đem lại. Sự xung đột

ấy là sự va đập của văn hóa nông thôn truyền thống với văn hóa đô thị hiện đại khi con người thay đổi không gian sống một cách thụ động.

Trong cảm quan đô thị của Phong Điệp, con người đô thị hiện lên khá đa dạng. Đó là những người trẻ từ tỉnh lẻ đến đô thị, vật vã trong cuộc mưu sinh và lập nghiệp. Hay những con người rời xa quê hương, hối hả với vòng quay cơm áo nơi đô thị nhưng trong sâu thẳm trái tim luôn đau đáu hình ảnh thân thuộc với khát vọng trở về. Phong Điệp bày tỏ sự cảm thông đến những người trẻ vì lối sống thực dụng với những ham muốn vật chất đã đánh mất mình. Đồng thời, nhà văn bầy tỏ sự ghê tởm sự tha hóa về đạo đức và lối sống của những kẻ có tiền, có quyền, biến người phụ nữ trở thành con mồi trong cuộc săn đuổi nhằm thỏa mãn ham muốn bệnh hoạn. Viết về con người đô thị với sự đồng hành, chia sẻ, Phong Điệp luôn tin tưởng dù trải qua nhiều sóng gió, nhưng với khát vọng sống mãnh liệt, cuối cùng họ sẽ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc đích thực trong cuộc sống.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP

Phong Điệp là một trong những cây bút tiểu thuyết trẻ giàu khát vọng cách tân. Tiểu thuyết của chị thường không dễ đọc bởi tính trò chơi và dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại in đậm trong lối viết. Với thủ pháp nghệ thuật như cắt dán văn bản, kiểu nhân vật phân thân, lồng ghép và di chuyển điểm nhìn trần thuật... tiểu thuyết của chị là những thể nghiệm mới lạ và thách thức sự đọc của độc giả. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát những phương diện nghệ thuật cơ bản nhất liên quan đến sự thể hiện cảm quan đô thị của tác giả Phong Điệp như ngôn ngữ nhân vật, điểm nhìn và không gian, thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)