Những xung đột giá trị văn hóa, đạo đức trong đời sống đôthị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 47 - 54)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Cảm quan về đời sống đôthị

2.1.2. Những xung đột giá trị văn hóa, đạo đức trong đời sống đôthị

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột văn hóa có thể hiểu là những khác biệt, những mâu thuẫn là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích trên phương diện văn hóa.Từ khái niệm soi chiếu vào những tiểu thuyết viết về đô thị của Phong Điệp, người đọc nhận thấy nhà văn tập trung chủ yếu vào những xung đột giữa văn hóa truyền thống nông thôn với văn hóa đô thị hiện đại hoặc những xung đột quan niệm đạo đức do tác động của quá trình đô thị hóa hay bị nhiễm cuộc sống đô thị.

Trước tiên, để làm nổi bật sự xung đột giữa văn hóa truyền thống (nông thôn) với văn hóa đô thị, Phong Điệp không lựa chọn bối cảnh rộng với các thành phần xã hội khác nhau mà lựa chọn bối cảnh hẹp gia đình trong mối qua hệ mẹ con giữa Phùng, một doanh nhân thành đạt với mẹ trong tiểu thuyết Ga kí ức để thể làm minh chứng tiêu biểu. Mẹ Phùng, một cô gái thanh niên xung phong quá lứa nhỡ thì trở về làng sau khi cuộc kháng chiến kết thúc. Chẳng thể lập gia đình riêng, mẹ Phùng chấp nhận bao tủi nhục nơi làng quê để sinh ra Phùng. Mẹ phùng được coi là hình ảnh tiêu biểu cho con người và văn hóa truyền thống nơi làng quên. Còn Phùng, tuổi thơ ở làng Bình Yên là những năm tháng nhục nhã. Nhờ học giỏi Phùng được đi du học. Trải qua bao khốn khó nơi xứ người, Phùng đã trở thành một doanh nhân thành đạt. Phùng là hiện thân của con người mang đầy đủ những giá trị văn hóa của đô thị.

Sự xung đột giữa Phùng với mẹ như hiện thân của sự xung đột giữa văn hóa truyền thống với văn hóa đô thị. Sự xung đột ấy được Phong Điệp khắc họa bằng việc Phùng quyết định chuyển mẹ lên thành phố. Phùng với đầu óc thực tế của một doanh nhân, một con người sống quen ở đô thị thì quá khứ không quá quan trọng, nếu quá khứ ấy chẳng tốt đẹp gì thì càng đáng phải quên đi, hiện tại và tương lai mới quan trọng. Mọi thứ có thể thay đổi nếu sự thay đổi ấy là tốt đẹp. Sự thay đổi không gian sống là chuyện bình thường. Thế nên, khi trở về nước và quyết định đưa mẹ rời khỏi làng Bình Yên lên thành phố sống với anh là việc nên làm mà chẳng cần phải nghĩ ngợi gì. Bởi vì, với Phùng, cái làng Bình Yên chỉ là nơi ghi dấu sự tủi hổ của hai mẹ con, tuy giờ chẳng có kẻ nào dám khinh mẹ con Phùng nhưng Phùng cũng chẳng nuối tiếc. Làng Bình Yên nghèo đói và bất an đã không còn phù hợp để mẹ con Phùng sống. Mẹ Phùng thì ngược lại. Quá khứ dù đói khổ, dù tủi nhục vẫn đáng nhớ, đáng trân trọng. Ngôi làng Bình Yên đã làm mẹ con bà mang vết thương lòng khó có thể lành được. Nhưng gắn bó cả đời nên bà không muốn rời xa. Khi phải rời xa thì bà “tiếc làng tiếc nước. Tiếc từng hàng

ngại di chuyển và đổi thay của những người nông dân ngàn đời quẩn quanh sau lũy tre làng. Tâm lí ấy đối lập hẳn với tâm lí của Phùng.

Không chỉ dừng lại ở việc rời làng, Phong Điệp khai thác sự xung đột giữa văn hóa truyền thống với văn hóa đô thị chính ở quan niệm về hạnh phúc. Đưa mẹ lên phố, Phùng muốn mẹ hạnh phúc, Phùng muốn bù đắp cho mẹ những ngày tháng thiếu thốn, tủi nhục bằng những tiện nghi tốt nhất. Mọi thứ Phùng đều có sẵn để phục vụ mẹ: “máy đo huyết áp tại nhà. Thuốc men tại nhà. Bác sĩ phục vụ tại nhà. Của ngon vật lạ gì Phùng cũng mua cho mẹ thử. Nơi nào đẹp, Phùng dẫn mẹ đi thăm quan. Nghe nói vở chèo nào hay Phùng đều mua vé mời mẹ đi xem. Vậy mà mẹ vẫn rầu rĩ sinh bệnh. Bà thẫn thờ như một cái bóng ra vào.”[22, tr. 181]. Phong Điệp đã tỏ ra am hiểu tâm lí cư dân đô thị khi để Phùng luôn coi giá trị vật chất là giá trị tối thượng trong đời sống đô thị. Phùng luôn nghĩ giàu có thì sẽ khiến con người ta hạnh phúc. Và Phùng muốn mẹ hạnh phúc bằng chính sự giàu có của mình. Phùng không thể hiểu được tại sao khi có tất cả mọi thứ, được nhàn hạ, được sung sướng đủ đầy mẹ Phùng lại héo úa, tàn tạ. Phong Điệp không chỉ am hiểu tâm lí cư dân đô thị, chị càng hiểu tâm lí của những người phụ nữ nông thôn như mẹ Phùng khi sống trong hoàn cảnh đủ đầy ở nơi đô thị. Với mẹ Phùng, bà không đòi hỏi quá nhiều về mặt vật chất, thứ bà cần không phải là tiện nghi đầy đủ, ăn sung mặc sướng, kẻ hầu người hạ. Bà cần có Phùng bên cạnh, giàu hay nghèo đều có mẹ có con. Phùng là niềm vui, là hạnh phúc của bà. Vậy mà Phùng không thực hiện được hay Phùng không hiểu điều đó có ý nghĩa như thế nào với mẹ ở nơi thành phố xa lạ này. Một sự xung đột không dễ nói thành lời. Người ta mong như bà còn chẳng được. Nói ra bà sợ làm Phùng buồn. Chính sự âm thầm chịu đựng khiến khoảng cách giữa bà và Phùng ngày một xa. Khoảng cách của sự khác biệt đã khiến bà lâm vào tình trạng trầm cảm, đáng thương.

Một vấn đề khác mà phải tinh tế và am hiểu những người dân quê Phong Điệp mới phát hiện ra đó là nếp nghĩ nếp cảm khác biệt quá lớn giữa các thế hệ đối với cuộc sống đô thị. Phùng không muốn mẹ vất vả. Bà đã khổ cực cả đời,

nơi đô thị cũng đang làm bà héo úa. Vốn quen lao động chân tay bà cảm thấy mình trở nên vô dụng khi không phải đụng chân đụng tay vào việc gì. Lao động với những người nông dân không chỉ là thói quen, nó còn là niềm vui, mà còn khiến bà thấy mình có ích.

Đi sâu vào hoàn cảnh sống của mẹ Phùng, Phong Điệp chỉ cho độc giả thấy sự xung đột chính yếu giữa văn hóa truyền thống với văn hóa đô thị chính là sự khác biệt giữa không gian sống rộng rãi, thoáng đãng, gần gũi và giao hòa với tự nhiên ở nông thôn với không gian sống chật hẹp, ngột ngạt và xa rời, cách biệt với thiên nhiên nơi đô thị khiến con người như mẹ Phùng khó có thể thích nghi nổi. Có lẽ chính Phong Điệp đã trải qua hoàn cảnh này nên chị viết không chỉ bằng sự trải nghiệm của bản thân và bằng cả sự cảm thông, thấu hiểu sâu sắc với nhân vật. Sự thay đổi môi trường sống một cách đột ngột khiến bà “không quen

được cái nhà trên phố”. Bởi vì, nhà phố “mang tiếng là nhà có vườn nhưng vườn chỉ bé bằng manh chiếu, may ra thì trổ được ít hành húng.”[22, tr. 178]. Cả cuộc đời bà “bước chân ra ngoài ngoài nhà là gặp luống rau xanh mướt mát, là vườn cây ăn quả mùa nào thức ấy xum xuê, là đàn gà ao cá tíu ta tíu tít, là đồng ruộng bời bời nắng gió” [22, tr. 178]. Cuộc sống nơi đô thị khiến bà ngột ngạt, bức bối:

“Tự nhiên phải sống kiểu nhà cao cửa kín không có cả không khí mà thở, toilet liền kề với bếp ăn, bà thấy hãi hãi. Thời gian đầu mẹ ngồi ăn, con giật nước bên trong, tí nữa thì bà nôn.”[22, tr. 178]. Vậy nên, “không bao giờ bà dám đóng cửa sổ, trừ khi mưa bão. Vì đóng cửa sổ thì cũng bịt hết không khí bên ngoài vào. Sống kiểu ấy có khi chết vì ngạt trước khi chết vì bệnh tật.” [22, tr. 178]. Ở với Phùng nơi đô thị, bà có tất cả những điều kiện vật chất tốt, nhưng càng tiện nghi bao nhiêu bà càng cảm thấy mệt mỏi bấy nhiêu. Bà đã cố gắng kiên nhẫn để hòa nhập với đô thị, bà đã thỏa hiệp nhưng: “dù đã cố gắng thỏa hiệp bà vẫn không tài nào quen được tòa nhà cao ngất ngưởng, tầng dưới tầng trên cũng phải đi bằng thang máy, bước chân vào chỉ tổ chóng mặt. Điện thoại chốc chốc lại đổ chuông khiến bà giật mình thon thót.” [22, tr. 178]. Sự vất vả, cơ cực trong suốt

làm mẹ vừa làm cha. Là chỗ dựa, cũng là hầm trú ẩn an toàn cho Phùng sau tất cả những ghẻ lạnh, những khinh bỉ của người đời. Khi đó bà được sống, được hít thở bầu không khí thoáng đãng, cao rộng của làng quê. Vậy mà giờ cái sự sống mạnh mẽ ấy cứ bị bào mòn bởi những tiện nghi vật chất mà Phùng lầm tưởng mang lại sự sung sướng cho bà. Bà là cái cây chịu phong ba bão táp mới trở nên cứng cỏi. Bây giờ, cái cây ấy đang cớm nắng, cớm gió đang héo úa dần. Chính sự xung đột về văn hóa, nếp cảm nếp nghĩ đã tạo ra những bất hạnh cho cư dân đô thị đến từ vùng ngoại vi.

Viết về sự xung đột văn hóa nông thôn với văn hóa đô thị Phong Điệp tỏ ra tinh tế từ những chi tiết nhỏ như mẹ Phùng cảm thấy buồn nôn khi đang ngồi ăn bên ngoài mà con xả nước nhà vệ sinh bên trong đã cho thấy khả năng quan sát và biết lựa chọn chi tiết để làm nổi bật sự xung đột văn hóa. Với nông thôn nhà vệ sinh bao giờ cũng là không gian tế nhị, riêng tư luôn được bố trí ở những vị trí xa khuất, còn thành phố sự tiện lợi và tiết kiệm không gian lại được đề cao. Chính sự am tường về văn hóa cả nông thôn lẫn đô thị nên trang viết của Phong Điệp không chỉ chân thực mà lôi cuốn người đọc.

Không chỉ tập trung thể hiện sự xung đột văn hóa truyền thống mà Phong Điệp còn thể hiện sự xung đột quan niệm đạo đức do bị nhiễm cuộc sống đô thị. Sự xung đột diễn ra giữa những con người cùng đến từ ngoại vi, hoặc giữa những con người đến từ ngoại vi với con người gốc gác đô thị.

Ở những con người ngoại vi thì việc đến đô thị trước hay sau đã có sự nhìn nhận khác nhau về sự đứng đắn hay tử tế của một con người. Đó là sự xung đột quan niệm đạo đức. Ta có thể thấy rõ điều này trong hai nhân vật Hạ và mẹ Quân trong tiểu thuyết Blogger. Hạ là một cô gái tỉnh lẻ tìm đến đô thị. Tốt nghiệp đại học và xin vào làm ở một Viện nghiên cứu nơi thành phố. Hạ yêu Quân từ khi còn là sinh viên. Ra trường có việc làm, cô muốn lập gia đình với Quân. Nhưng bà mẹ Quân từ quê ra không chấp nhận cuộc hôn nhân này. Theo bà, Hạ không phù hợp

Hạ làm con dâu còn xuất phát từ quan niệm đạo đức. Việc Hạ ở thành phố, thuê trọ, sống một mình và nửa đêm nhắn tin cho người yêu là hoàn toàn bình thường và bất kì cô gái đứng đắn nào cũng có thể làm. Nhưng với mẹ Quân thì điều này không bình thường. Trong mắt bà Hạ là một “con nặc nô”, một đứa “con gái mặt

dạn mày dày”, cái đồ “lăng loàn”, hư hỏng. Sự xung đột trong quan niệm đạo

đức xuất phát từ việc mẹ Quân nhìn Hạ với con mắt của một người nông dân sống trong môi trường bị ràng buộc bởi những tư tưởng đã lạc hậu và không còn thích hợp với đô thị. Sự xung đột này gián tiếp gây ra những bi kịch cho Hạ, và nếu cứ giữ nguyên cái quan niệm này thì chính mẹ Quân cũng rơi vào bi kịch nơi phố thị này. Phong Điệp đã nhìn thấy những nguyên nhân sâu xa khiến những người nông dẫn chất phác, đôn hậu như bà trở nên mất đi sự bao dung và độ lượng của người phụ nữ dẫn tới cái nhìn phiến diện về đạo đức của con người.

Với nhãn quan đô thị sắc sảo, Phong Điệp tiếp tục khám phá sự xung đột trong quan niệm đạo đức giữa một bên coi nhân phẩm của bản thân như một giá trị cần giữ gìn còn một bên coi nhân phẩm như một phương tiện để thực hiện mục đích. Sự xung đột này Phong Điệp tập trung thể hiện ở bốn nhân vật Nhung, Kiều, Oanh, Phương trong Lạc chốn thị thành. Xuất phát điểm của các cô giống nhau. Cả bốn cô đều giàu mơ ước, khát vọng nhưng sự lựa chọn đường đi cho riêng mình đã khiến các cô nảy sinh xung đột về quan niệm đạo đức và dần cách biệt nhau. Ở Phương có khát vọng được ở lại Hà Nội, có nhà, có hộ khẩu, có tiền bạc, có cuộc sống nhàn hạ. Oanh dù không có tấm bằng đại học nhưng cô có khát vọng làm giầu ở chính nơi mà cô vấp ngã, cô muốn khẳng định giá trị của bản thân với gia đình và bạn bè bằng cách buôn bán. Cô muốn chứng minh cho mọi người thấy cô có thể thành công trong cuộc sống mà không nhất thiết phải có tấm bằng đại học. Khát vọng của Phương, của Oanh đều chính đáng, và là động lực để họ vươn lên. Khát vọng ấy chắc hẳn cả Kiều và Nhung đều đồng tình. Thế nhưng, cách mà Phương và Oanh thực hiện để đạt mục tiêu của mình lại khiến cho hai cô bạn còn lại và chắc hẳn xã hội khó đồng tình. Họ xung đột rồi dần xa nhau. Trong khi cả

chấp nhận mọi gian khổ nhưng không chấp nhận đánh đổi bản thân để lấy những đồng tiền nhơ bẩn. Thậm chí khi Kiều có cơ hội được làm việc theo đúng chuyên ngành mình đã học khi thử việc tại văn phòng luật Chính Nghĩa, nhưng cô đã sẵn sàng từ bỏ, chấp nhận thất nghiệp để không phải thay đổi mình theo chiều hướng xấu, bán rẻ lương tâm, và lý tưởng của mình để lấy những đồng tiền không chính đáng và một chỗ ngồi trong xã hội. Còn Nhung sau những vất vả cô cũng có việc làm và cô đã cống hiến cho xã hội bằng chính tài năng và lương tâm của mình. Xung đột với quan điểm đạo đức này, để đạt mục đích của mình, Phương lấy chính mình là vốn tự có. Không quan tâm đến danh dự, đạo đức của cá nhân, Phương chấp nhận làm gái bao của một người đàn ông đáng tuổi bố mình với vỏ bọc bên ngoài là ông bố nuôi. Khi Kiều phát hiện bí mật của Phương, Phương đã lạnh lùng tuyên bố xa rời nhóm bạn, cắt đứt mọi liên hệ tình cảm, nhất quyết đi theo con đường mình đã lựa chọn. Oanh khởi nghiệp bằng việc buôn bán nhỏ lẻ quanh các trường đại học, lợi nhuận chẳng đáng là bao mà phải tranh cướp, chụp giật Oanh chuyển sang buôn bán lớn hơn với khát vọng làm giầu nhanh chóng. Oanh đã dùng thân mình như một tài sản để góp vốn, Oanh sẵn sàng cặp với một lão già người Hàn Quốc để thuận lợi cho việc buôn bán và hi vọng kiếm được một số tiền lớn nếu sinh được đứa con trai, sự việc không thành Oanh tiếp tục lao vào cặp với những người đàn ông khác để cuối cùng nhận kết thúc đau đớn, tủi nhục cho bản thân. Hành động của Phương và Oanh không chỉ đi trái thuần phong mỹ tục của người Việt Nam mà còn thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức trong giới trẻ, vì những giá trị vật chất mà sẵn sàng bán rẻ cả bản thân mình. Sự xung đột trong quan điểm đạo đức đã khiến Phương và Oanh không đủ can đảm để quay trở lại với Nhung, Kiều sau những vấp ngã. Chỉ có lòng vị tha và tình bạn chân thành mới giúp Nhung, Kiều vượt qua những định kiến và cả những nỗi sợ hãi để giang rộng vòng tay đón họ trở lại. Phong Điệp không trực tiếp lên án đạo đức lối sống của Phương, Oanh hay ca ngợi Nhung, Kiều, dù giữ thái độ khách quan nhưng người đọc cảm nhận được tình cảm trân trọng của Phong Điệp với những những

hiện nỗi xót thương cho những cô gái lầm lạc như Phương, Oanh. So với các nhà văn viết về đô thị khác Phong Điệp ít tạo dựng những xung đột trực diện, gay gắt về văn hóa, đạo đức. Tuy nhẹ nhàng nhưng những xung đột mà chị tạo dựng đã giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về đời sống văn hóa của cư dân đô thị nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)