7. Đóng góp của luận văn
2.1. Cảm quan về đời sống đôthị
2.1.1. Quá trình đôthị hóa và góc nhìn đôthị
Các nhà văn viết về đô thị luôn chọn quá trình đô thị hóa là tâm điểm của sự chú ý và coi đây như một vấn đề nổi bật của của quá trình sáng tác. Vấn đề này vừa thể hiện được bộ mặt đô thị trong quá trình đổi thay, phát triển đồng thời cũng thể hiện được thế giới quan của nhà văn trước hiện thực đô thị. Nguyễn Việt Hà chú ý bước chuyển mình của đô thị thời điểm nền kinh tế bắt đầu mở cửa hội nhập. Đô thị hóa của Nguyễn Việt Hà là những thay đổi trong sinh hoạt và lối sống của cư dân phố cổ khi nền kinh tế đô thị phát triển mạnh mẽ. Đỗ Phấn, với con mắt của một họa sĩ viết văn lại chú ý đến màu sắc, kiến trúc của đô thị trong quá trình mở rộng và phát triển với nhiều không gian khác nhau. Phong Điệp cũng viết về đô thị hóa nhưng chị lại chọn cho mình một không gian tương đối hẹp, một địa danh cụ thể, ở khu vực giáp ranh. Đó là xóm Chùa Cuối trong cảnh làng lên phố.
Quá trình đô thị hóa được Phong Điệp khắc họa qua sự quan sát và cảm nhận của nhân vật cô bác sĩ tâm lí trong tiểu thuyết Ga kí ức. Không gian đó là nơi cô gắn bó trong cả tuổi thơ nghèo khó cùng mẹ và chị gái. Cũng nơi đó, sự ra đi bí ẩn của bố luôn ám ảnh và đeo bám cô không dứt khiến cô chưa bao giờ ngừng tìm kiếm câu trả lời cho sự ra đi ấy. Quá trình đô thị hóa đến với một làng quê đã làm thay đổi hẳn không gian yên bình: “Làng lên phố. Máy ủi, máy xúc công nghiệp rầm rập kéo về. Điện công trường rừng rực sáng suốt đêm... Cả xóm thành một đại công trường với máy ủi máy xúc ầm ào suốt 24 giờ.” [22, tr. 8, 158]. Làng quê chuyển mình hối hả, dồn dập và ồn ã. Phong Điệp không miêu tả nhiều, nhưng chị lại mang đến cho người đọc cái cảm giác được chứng kiến trực tiếp quá trình
xúc đầu tiên là có dụng ý nghệ thuật. Đô thị hóa trong cái nhìn của Phong Điệp không phải đơn giản là quá trình thay đổi nhẹ nhàng, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người mà là sự xáo trộn tận gốc rễ cuộc sống thanh bình thủa trước. Làng lên phố không chỉ là một sự thay đổi cảnh quang mang tính chất cơ học, dưới con mắt nhà văn sự thay đổi cơ học ấy là một sự lột xác đầy đầy đau đớn, mất mát: “Nhà cửa, đất vườn bị đốn phẳng. Toàn bộ khu nghĩa địa mọc lên giữa cánh đồng cũng bị san bằng. Không còn dấu vết nào để cô có thể tìm kiếm được nấm mộ của con bé. Cái bờ rào nơi hai chị em vẫn hẹn nhau ngày trước cũng tuyệt nhiên không còn sót lại gì - dù chỉ là một cọng cỏ xơ xác. Tất cả đã nát nhừ dưới đất sâu. Bầm máu.” [22, tr. 8]. Với cô bác sĩ, mỗi nóc nhà, mỗi mô đất, mỗi cái cây, mỗi kỉ niệm với cô đều là những sinh thể sống có linh hồn riêng. Vậy mà những sinh thể ấy đang bị nghiền nát, bấy máu và biến mất dưới sức mạnh và sự tàn phá của máy móc trong quá trình làng lên phố. Cô không chỉ quan sát sự thay đổi của khung cảnh xóm Chùa Cuối bên ngoài mà còn cảm nhận sự thay đổi đó ở bên trong để rồi đau đớn đến thảng thốt với: “một câu hỏi: vì sao đất ở nơi này đỏ đến thế. Đỏ như máu ứa. Đỏ như ráng chiều tàn, rực cháy lên trên cánh đồng sau vụ gặp rồi tắt lụi. Đỏ như sầu thảm.”[22, tr.8]. Một màu đỏ ám ảnh. Màu đỏ ấy có thể là máu của những sinh thể nát vụn, có thể là ánh mắt hoe đỏ nhìn đâu cũng thấy mầu tang thương. Ám ảnh bởi sự đau đớn, ám ảnh bởi sự mất mát mà Phong Điệp đã làm cho người đọc dù ngoài cuộc cũng có thể cảm nhận rõ rệt cảm giác đau đớn, mất mát của cư dân xóm Chùa Cuối và cả cô bác sĩ.
Đô thị hóa đã phá vỡ không gian làng quê, những ngôi nhà nhỏ bé đơn sơ, nằm ẩn mình trong những khu vườn xanh mát đã không còn, thay vào đó là
“những tòa cao ốc đua nhau mọc lên, cao đến chóng mặt”[22, tr. 158]. Những xóm nhỏ đêm khuya đom đóm lập lòe đã biến mất, không còn thấy đêm trăng thanh bình thả ánh vàng lấp loáng, xóm Chùa Cuối “giờ cũng lên phường, và chuyển đổi thành khu đô thị mới. Điện sáng nhưng nhức suốt đêm.”[22, tr. 158].
thị đã làm con người dễ thô bạo với tự nhiên và xa rời cây cỏ. Đô thị hóa không đơn thuần đã phá vỡ không gian làng quê mà phá vỡ cả sự cân bằng môi trường sinh thái, làm mất đi sự hiện hiện quen thuộc của màu xanh cây cỏ trong đời sống hiện thực. Con người càng xa rời thiên nhiên càng trở nên thiếu thân thiện. Phong Điệp không chỉ nuối tiếc không gian làng quê biến mất mà còn lo lắng cho chính con người đô thị đang dần vô cảm trước thiên nhiên, và vô cảm với chính xã hội đang sống.
Đô thị hóa mang đến cho xóm Chùa Cuối những ngôi nhà cao tầng, những con đường trải nhựa phẳng lì, nhưng cái giá mà cư dân xóm Chùa Cuối phải trả giá thì lại quá đắt. Phong Điệp chỉ rõ hậu quả trước tiên là tình trạng ô nhiễm môi trường. Sự trong lành vốn có của làng quê cũng không còn: “Khu đô thị mới đang mọc lên nham nhở. Máy xúc hì hụi ngoạm phế liệu, chất đầy khoang chứa, rồi cứ thế nhông nhênh chạy đi, chẳng buồn dùng bạt che. Gạch vữa rơi đầy trên đường. Bụi tốc mù mịt từ sáng đến tối. Phế liệu đi thì cát sỏi vào. Mùi dầu xe khét lẹt.”
[22, tr. 10]. Để có được viễn cảnh về một đô thị hào nhoáng người ta sẵn sàng đánh đổi mọi thứ. Sự quản lí lỏng lẻo, sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường sống đang khiến cho cư dân làng ven đô chưa kịp thụ hưởng thành quả của quá trình đô thị hóa thì đã phải trả giá cho chính quá trình ấy. Đằng sau ngôn ngữ miêu tả chân thực, khách quan về quá trình đô thị hóa Phong Điệp không khỏi xót xa cho tình cảnh sống của người dân đô thị.
Đô thị hóa nhanh chóng, ồ ạt không chỉ làm thay đổi cảnh quan mà thay đổi cả nếp sống của làng quê bình làng quê. Xóm Chùa Cuối giờ đây: “khu công nghiệp đã ngoạm hết đất làng. Thanh niên làng nhuộm tóc đỏ chót, phóng SH như rồ. Ba bữa tiêu hết tiền đền bù đất, thì đã thành con nghiện nặng mất rồi. Nhà hở cái gì ra là mất cái ấy. Không trộm cắp thì xin đểu.” [22, tr. 168]. Có tiền bán ruộng, cư dân xóm Chùa Cuối những tưởng họ sẽ đổi đời, gốc gác nông dân sẽ biến mất, họ sẽ trở thành cư dân phố thị, áo quần bảnh bảo, đời sống nhàn hạ. Giấc mơ xa vời chưa đến. Họ nhận ra đô thị hóa mang đến cho họ nỗi buồn hơn
lối sống hưởng thụ, đua đòi đã làm hỏng không chỉ một thế hệ của cư dân Chùa Cuối. Phong Điệp không cổ vũ, cũng không phê phán quá trình đô thị hóa. Nhà văn hiểu đó là một quá trình tất yếu của đất nước đang trong đà phát triển mạnh mẽ. Với thiên chức của một nhà văn, với tình cảm luôn đau đáu với làng quê, Phong Điệp không chỉ tổng kết mang tính dự báo về những mặt trái, những tác hại của quá trình đô thị cho mọi làng quê, mà còn cảnh tỉnh những ảo tưởng đơn giản về những điều tốt đẹp của quá trình làng lên phố.
Có thể nói, Phong Điệp đã nhìn sâu hơn vào vấn đề đô thị hóa để nhận ra những góc khuất của nó. Nếu chỉ là người đứng ngoài quan sát sẽ thấy đô thị hóa làm cho nhà cửa khang trang, đẹp đẽ, phố xá đông đúc, tấp nập. Nhưng Phong Điệp viết về đô thị hóa với tâm thức của người trong cuộc để nhận ra những đớn đau và mất mát được che đậy bằng những vẻ hào nhoáng bên ngoài. Phong Điệp nhận thức về quá trình đó và miêu tả của chị gắn với hoài niệm về không gian làng quê thanh bình đã mất như một sự đánh thức con người về không gian sống của họ, những gì diễn ra xung quanh họ để trân trọng, giữ gìn hiện thực tốt đẹp đang có.
Để bức tranh đô thị trong tác phẩm của mình hiện lên một cách đầy đủ, rõ rệt không ít lần Phong Điệp để cho các nhân vật của chị phát ngôn về đô thị với những góc nhìn khác nhau, từ những lứa tuổi khác nhau. Trước tiên là góc nhìn của những người già. Với bố mẹ Nhung trong Lạc chốn thị thành, những người ở quê có con đi học đại học, nhất là con gái thì: “Hà Nội rặt cạm bẫy thôi”. Bố mẹ Nhung không phải không tin tưởng cô mà không thể yên tâm để cô ở bên ngoài trước bao những rình rập, cạm bẫy của cuộc sống nơi đô thị. Vậy nên, Nhung được “ở nhà người quen, dẫu người ta có không ưa thì vẫn còn an toàn”. Quan niệm của bố mẹ Nhung phản ánh cái nhìn thiếu thiện cảm của những người dân quê sống xa đô thị vốn quen với tình làng nghĩa xóm và sự bao bọc bình yên của lũy tre làng. Sự thiếu thiện cảm đó cao hơn là sự cảnh giác và tâm lí bất an với đô thị. Qua góc nhìn của bố mẹ Nhung đô thị đã thành một môi trường thiếu an toàn,
của Hạ trong Blogger lại trực tiếp cảm nhận về đô thị. Vì hoàn cảnh sống thay đổi, mặc dù chả thích thú gì nhưng bà buộc phải lên phố với chồng với con. Trong mắt bà: “Thành phố thì có gì hay ho? Nhà cao cao là, nhìn xuống chỉ chực buồn
nôn.” Với bà, đô thị là nơi không đáng sống. Mọi thứ đều chật chội, ngột ngạt
khiến bà như bị cầm tù. Lối sống trọng tình, quan tâm của người nhà quê khiến bà không thích nghi nổi với thói quen tôn trọng sự riêng tư đến vô cảm của người thành phố. Mẹ Phùng trong Ga kí ức cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Cái làng Bình Yên dù đã làm mẹ con bà sống khổ, sống nhục nhưng phải rời đi để sống ở phố thì bà không muốn. Sống nơi thành phố, dù được Phùng chăm sóc với những điều kiện tốt nhất nhưng sự ngột ngạt của đô thị khiến bà mòn mỏi, sự nhàn hạ khiến bà thấy mình vô dụng, sự vắng vẻ trong ngôi nhà nơi phố xá ôn ào khiến bà trầm cảm. Bà đã phải thốt lên với Phùng: “sống thế này tao cũng chết sớm thôi
con ạ”. Câu nói của mẹ Phùng là minh chứng rõ nhất cho sự chán ngán về đô thị,
đô thị đang lấy mất dần sự sống của bao con người như mẹ Phùng, mẹ Quân, những người vì bất đắc dĩ phải đến với đô thị. Phong Điệp thật xót xa cho những hoàn cảnh sống như thế. Có thể nói các nhân vật của Phong Điệp đến với thành phố hầu như không được chuẩn bị tâm thế. Họ bị sốc, vì quá bất ngờ trước khung cảnh phố phường, xa lạ với lối sống thờ ơ, lạnh lùng của cư dân phố thị. Đến với đô là một điều bất hạnh.
Không chỉ người già thiếu thiện cảm với đô thị mà ngay với người trẻ cũng không thể tìm thấy sự bình yên, hạnh phúc nơi đô thị. Việc rời khỏi “mảnh đất bị yểm bùa” với y trong Ga kí ức là một bất ngờ. Chưa bao giờ mẹ y có ý định rời khỏi làng. Y thì cũng không được chuẩn bị gì cho sự ra đi. Sự ra đi chỉ được quyết định sau cái chết của hai chị và của bố y để cứu chính sự sống của y. Đến với phố phường mẹ y “nhanh chóng thích nghi với môi trường mới”. Với y, thành phố khác hẳn cái làng vắng vẻ và lạnh lẽo mà y từng sống: “Mở mắt ra là đường xá, xe cộ. Mở mắt ra là tiếng rao bán hàng. Mở mắt ra là người với người. Đông quá, ồn ào quá.” [22, tr. 126]. Rồi y rút ra kết luận: “Thành phố khác hẳn với vùng đất
ngừng chuyển động với tốc độ chóng mặt.” [22, tr. 147]. Ngôi làng y sống trầm lắng bao nhiêu thì thành phố y đến ồn ào bấy nhiêu, ngôi làng y mọi thứ chậm rãi bao nhiêu thì thành phố y sống hối hả bấy nhiêu. Thành phố không có sự bình yên để y có thể tìm thấy chút nhẹ nhõm của tâm hồn. Ngoài y còn có cô bác sĩ. Sống ở đô thị nhưng chưa bao giờ cô, một bác sĩ tâm lí cảm thấy gắn bó với đô thị. Tâm trí cô hướng về quá khứ, tình cảm cô hướng về xóm Chùa Cuối. Tâm trí ấy, tình cảm ấy khiến cho luôn cảm thấy đô thị như nơi sống tạm, ở nhờ: “Nếu tính thời gian ở phố, thì thời gian ấy dài hơn hẳn những ngày tháng sống ở làng, vậy mà lạ thay những ngày tháng nơi phố xá trôi tuột đi mỗi ngày. Như nước rơi vô duyên xuống lá. Ngày này sang ngày khác. Bao nhiêu nước đã rơi? Sao không đọng lại chút gì nhung nhớ trong cô.” [22, tr. 152].
Có thể nói, Phong Điệp không dành nhiều trang viết về quá trình đô thị hóa, cũng không ham đi phân tích, mổ xẻ bộ mặt đô thị như những nhà văn khác. Qua trang viết thấm đẫm sự trải nghiệm của chính bản thân nhà văn, cộng với nhạy cảm của một nhà văn nữ ta thấy rõ quá trình đô thị hóa là quá trình đau đớn và mất mát. Một cuộc lột xác mà con người phải chấp nhận cả những điều tệ hại và đến với thành phố con người thật khó tìm được sự bình yên trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn.