7. Đóng góp của luận văn
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.2.2 Mất ý thức về sự diễn tiến của thời gian
Đô thị là nơi cư dân luôn đối diện với áp lực ghê gớm của sự mưu sinh, với những toan tính, thủ đoạn thấp hèn để tranh giành miếng ăn, những đau đớn mất mát của đời sống tình cảm hay sự chông chênh với quá khứ, dằn vặn với quê hương. Những mệt mỏi, mất mát, đau khổ khiến cho cư dân đô thị nhiều khi mất đi ý thức về sự diễn tiến của thời gian. Ở Lạc chốn thị thành, Phong Điệp nhận ra sự quay cuồng với cơm áo cũng khiến cho nhân vật của mình mất đi ý thức về sự diễn tiến của thời gian. Kiều ra trường, thất nghiệp, cô phải làm đủ việc để sống. Trọ cùng với Phúc, cô bạn người Thái Nguyên, nhận được sự chăm sóc, động viên ân cần nhưng điệp khúc suốt ngày chạy việc ngoài đường, tối về đến phòng trọ là mệt lử, ăn uống qua loa để ngày mai lại tiếp tục “chinh chiến”, khiến cho Kiều quên mất xung quanh, quên mất sự diễn tiến của thời gian. Trọ cùng Phúc cả bốn, năm tháng mà Kiều không nhận ra những thay đổi lớn lao của Phúc từ ngoại hình đến tình cảm. Chỉ đến khi Phúc suýt chết vì tự phá thai Kiều mới ân hận nhận ra mọi sự thay đổi bấy lâu nay. Chính sự hối hả, bon chen, sự mệt mỏi, đau khổ nơi Thành thị đã làm Kiều không còn ý thức về thời gian, về mọi việc xung quanh.
Ánh mắt và tư duy sắc sảo của một nhà báo, trái tim đa cảm của một người phụ nữ viết văn đã giúp Phong Điệp hiểu được những điệp khúc đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán và những khổ đau của cuộc sống đô thị lặp đi, lặp lại cũng làm cho ta mất đi ý thức về sự diễn tiến của thời gian. Ở Blogger, nhiều nhân vật của chị rơi vào tình trạng mơ hồ. Trước tiên là Nó, “Nó thường xuyên gặp lại những TRẠNG THÁI SỐNG đã từng xảy ra.”. “ Nó thường xuyên gặp lại một giấc mơ mà nó đã gặp từ rất lâu trước đó. Hay những tình huống, những câu chuyện mà khi Bé con vừa bắt đầu thì nó biết ngay từng chi tiết diễn biến sau đó”. Điều này khiến Nó bị rối loạn về cảm giác và TRẠNG THÁI SỐNG hiện thời. Nó đang sống lại một ngày X. tháng Y. của một năm nào đó, chứ không phải một ngày giờ cụ thể này.”[18, tr. 58]. Nó không cảm nhận được sự thay đổi của thời gian hay cảnh vật, sự lặp lại của những điều quen thuộc khiến Nó thấy “ngạc nhiên và hoảng
loạn”. Nó nhận ra sự mất ý thức về thời gian phải chăng chính là “một dạng tự lặp và nhàm chán với chính cuộc sống của mình”. Không chỉ có Nó, Bé con mà
cả Phong, Hạ trong Blogger cũng đều có những giây phút mất đi ý thức về sự vận động thực của thời gian đang diễn ra. Với cuộc sống thực, Phong có phần khép kín, cô độc và bế tắc. Thế giới mà cô luôn hiện hữu là thế giới không thực, thời gian ảo mờ. Cô đôi khi lạc lõng trong các mối quan hệ, xa lạ với thế giới thực, phân vân giữa thực và ảo. Còn Hạ, cô luôn tìm cách thu mình ở cơ quan để xa lánh ánh mắt cú vọ của lão sếp, chuỗi ngày làm việc ở cơ quan là thời gian tra tấn hệ thống thần kinh non nớt khiến cô lâm vào tình trạng sợ hãi, khủng hoảng tâm lí. Mối quan hệ nhạt nhẽo với Quân khiến cô từ lâu không còn ý thức về ngày thứ bảy. Ngày thứ bảy, cô chỉ có một mình với sự cô đơn, làm những việc vô vị, đợi thời gian trôi đi vô nghĩa. Chẳng hi vọng, không chờ đợi, thời gian trôi qua cuộc sống của Hạ thật nhạt nhẽo và vô hồn. Cô không còn ý thức về nó, thậm chí lãng quên nó, hay nó chỉ là những cột mốc ghi dấu sự đau khổ của cô mà thôi. Sự mất ý thức về thời gian ở Hạ là một biểu hiện rõ rệt cho cuộc sống chán nản và bế tắc nơi đô thị.
Mất ý thức về sự diễn tiến của thời gian không chỉ diễn ra khi nhân vật của Phong Điệp trong tình trạng chán nản, mệt mỏi, khổ đau, bế tắc mà còn diễn ra khi nhân vật chông chênh giữa thực và ảo, giữa quá khứ và hiện tại. Cả cô bác sĩ tâm lí và y trong Ga kí ức đều rơi vào trạng thái mất ý thức về thời gian, mỗi sự
kiện ở hiện tại đều gợi nhớ cho cô, cho y về quá khứ, và chìm vào ảo mộng của mỗi người. Thời gian hiện tại của cả cô và y đều mờ nhạt, gãy khúc và luôn rơi vào các khoảng lặng. Cả cô và y luôn chìm vào hoài niệm hay suy tưởng với hàng loạt câu hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra? Y đang ở đâu? Thành phố mà y vẫn sống đâu? Ngày hôm qua của y đâu rồi? Chỗ trú ẩn của y đâu rồi? Thực ra y có tồn tại không? ”[22, tr. 87]. Hay “Tại sao bố bỏ ba mẹ con cô mà đi?”; “Cô là ai? Là ai đây?”. Ý thức về cuộc sống hiện tại, về thời gian hiện tại với cô và y chỉ như những đốm sáng chợt lóe lên rồi lại tắt vụt để lại cho cả hai nhân vật chìm vào khoảng mênh mông của hoài niệm và vô thức. Phùng là nhân vật có lẽ tỉnh táo nhất trong các nhân vật ở Ga kí ức. Với Phùng quá khứ chỉ là quá khứ, hiện tại và tương lai mới đáng quan tâm. Cuộc sống với Phùng là những kế hoạch, những dự định tốt đẹp cho tương lai. Anh bận đến nỗi chẳng có thời gian chăm sóc mẹ và làm việc cả khi ngủ. Những tưởng Phùng sống lí trí và chai sạn cảm xúc, đến khi gặp cô bác sĩ tâm lí, người đã làm cho mẹ Phùng hạnh phúc, Phùng đã mềm lòng. Phùng đã yêu cô và khi cô biến mất Phùng rơi vào trạng thái thẫn thờ đến lẩn thẩn: “Phùng đi quanh nhà đến chục lần, mà không biết, không nhớ mình cần phải làm gì. Giữa cuộc họp với đối tác, Phùng bỗng quên sạch những gì cần trao đổi.” [22, tr. 250]. Lúc này, Phùng không đủ tỉnh táo để nhận biết thời gian thực. Phùng đang chìm đắm vào sự suy tưởng, toàn bộ tâm trí của Phùng dành cho cô. Cô đang ở đâu, Phùng nhớ cô, lo cho cô, yêu cô và cần cô quay lại với mẹ con Phùng. Phùng sẽ tìm cô dù cô ở phương trời nào.
Có thể nói, nhân vật của Phong Điệp đều có những giây phút nhớ nhớ, quên quên, hay mơ hồ ở thời điểm thực tại. Sự mất ý thức về sự diễn tiến của thời gian vừa thể hiện sự mệt mỏi, bế tắc trong cuộc sống đô thị nhưng mặt khác Phong
mơ hồ về thời gian, sống với đời sống tinh thần mà quên đi thực tại cũng là cách tiếp thêm sức mạnh, lấy lại sự thăng bằng để sống tiếp. Đằng sau mỗi cư dân đô thị, dù xù xì gai góc, dù chai sạn khô héo đều cần yêu thương và sẻ chia.
TIỂU KẾT
Cảm quan đô thị sắc sảo của một cây bút trẻ nữ đã chi phối mạnh mẽ đến phương thức nghệ thuật trong tiểu thuyết của Phong Điệp. Để tiểu thuyết của mình phản ánh hơi thở của cuộc sống đô thị đương đại Phong Điệp đã sử dụng ngôn ngữ thông tục suồng sã vỉa hè khá đa dạng. Từ lời ăn tiếng nói hàng ngày đến những tiếng lóng, tiếng đệm mang một hàm ý mới. Sống và viết trong thời đại của Internet, Phong Điệp đã đưa ngôn ngữ chat, blog một cách tiết chế có liều lượng nên tạo được hiệu quả thẩm mỹ tích cực.
Bên cạnh ngôn ngữ, Phong Điệp đã kết hợp sáng tạo và linh hoạt ngôi kể và điểm nhìn để bức tranh về cuộc sống và con người đô thị hiện lên vừa chân thực, khách quan vừa sống động, đa chiều. Với trái tim nhân hậu và đa cảm của một phụ nữ viết văn, Phong Điệp không khỏi lo lắng trước một không gian thành thị đầy bất trắc, thành thị không chỉ có cám dỗ vật chất, bao hiểm nguy rình rập, mà đó còn là không gian ngột ngạt, tù túng khiến con người héo úa, lụi tàn. Đôi khi, sự thất bại, bế tắc ở cuộc sống thực, con người đã phải tìm đến không gian đô thị ảo như một sự phủ nhận trốn tránh, hay là một lối thoát. Trong tiểu thuyết của Phong Điệp, bên cạnh thời gian tuyến tính nhà văn sử dụng nhiều thời gian tâm trạng. Vì vậy, trung tâm của nghệ thuật tiểu thuyết chuyển từ xây dựng nhân vật sang cách xử lí thời gian. Bằng những trải nghiệm, suy tư, triết lý trong cảm nhận về thời gian, Phong Điệp đã làm sai lệch dòng chảy tự nhiên của thời gian câu
chuyện khiến cho thời gian tự sự đạt đến độ năng động tuyệt vời và tạo hiệu quả rõ rệt trong việc miêu tả đời sống tinh thần cư dân đô thị.
Sự mất ý thức về sự diễn tiến của thời gian vừa thể hiện sự mệt mỏi, bế tắc trong cuộc sống đô thị nhưng mặt khác Phong Điệp lại muốn thể hiện đời sống tình cảm giàu yêu thương của cư dân đô thị, sự mơ hồ về thời gian, sống với đời sống tinh thần mà quên đi thực tại cũng là cách tiếp thêm sức mạnh, lấy lại sự thăng bằng để sống tiếp. Đằng sau mỗi cư dân đô thị, dù xù xì gai góc, dù chai sạn khô héo đều cần yêu thương và sẻ chia.
PHẦN KẾT LUẬN
Văn học lấy đô thị làm để tài sáng tác như một dòng chảy bền bỉ và liên tục. Dòng chảy này bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển của đô thị. Trong sự biến thiên của lịch sử và sự thăng trầm của các đô thị, dòng chảy ấy có lúc sôi nổi, mãnh liệt có lúc lặng lẽ, âm thầm lan tỏa. Tuy chưa phải là dòng chính và riêng biệt nhưng chưa khi nào bộ phận văn học này lại vắng bóng trong bức tranh văn học Việt Nam. Trong những năm gần đây, khi đô thị ở Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ thì cuộc sống và con người đô thị đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà văn. Bằng cảm quan riêng của một nhà văn nữ đến với đô thị từ không gian ngoại vi, Phong Điệp đã thể hiện những khám phá riêng về bức tranh đô thị qua các tiểu thuyết Lạc chốn thị thành, Blogger, Ga kí ức. Quan nghiên cứu
“Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Bức tranh đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp là bức tranh đời sống với bao suy tư và bộn bề lo lắng. Phong Điệp chú ý đến quá trình đô thị hóa ở những không gian ngoại vi như một hệ quả tất yếu của sự phát triển đô thị. Là người trong cuộc, nhà văn thấu hiểu quá trình ấy tuy đem đến cho đô thị vẻ hào nhoáng bên ngoài nhưng lại xáo trộn tận gốc rễ cuộc sống thanh bình thủa trước của những vùng ven đô. Đó là một sự lột xác đầy đau đớn và mất mát. Trong tiểu
phát hiện những xung đột về văn hóa, về quan niệm đạo đức do tác động của quá trình đô thị hóa đem lại.
2. Trong cảm quan đô thị của Phong Điệp, con người hiện lên khá đa dạng. Đó là những người trẻ từ tỉnh lẻ đến đô thị, vật vã trong cuộc mưu sinh và lập nghiệp. Hay những con người rời xa quê hương hối hả với vòng quay cơm áo nơi đô thị nhưng trong sâu thẳm trái tim luôn đau đáu hình ảnh thân thuộc với khát vọng trở về. Phong Điệp bày tỏ sự cảm thông đến những người trẻ vì lối sống thực dụng với những ham muốn vật chất đã đánh mất mình, đồng thời, bầy tỏ sự ghê tởm sự tha hóa về đạo đức và lối sống của những kẻ có tiền, có quyền, biến người phụ nữ trở thành con mồi trong cuộc săn đuổi nhằm thỏa mãn ham muốn bệnh hoạn. Đời sống muôn mặt của đô thị với bao lo toan vất vả mưu sinh, với bao bon chen, vụ lợi của đủ hạng người đã đi vào trang văn của Phong Điệp một cách tự nhiên, chân thực. Dù có lạc lối, có cô đơn, bế tắc, trả giá thì cuối cùng ta vẫn thấy hi vọng, tin tưởng vào tình người, tình đời và tương lai.
3. Cảm quan đô thị với ý thức mô tả toàn diện và sâu sắc cuộc sống thành thị bộn bề, ngổn ngang với bao lo toan, vất vả đã chi phối mạnh mẽ đến phương thức thể hiện tác phẩm. Phong Điệp đã sử dụng ngôn ngữ mang đặc trưng của tầng lớp thị dân và giới trẻ. Đó là lớp từ ngữ thông tục suồng sã, vỉa hè. Ngôn ngữ mạng được đưa vào không chỉ tạo màu sắc riêng cho tiểu thuyết Phong Điệp mà còn làm cho văn chương của chị gần gũi với giới trẻ và mang hơi thở của cuộc sống đô thị. Bên cạnh ngôn ngữ, Phong Điệp đã kết hợp sáng tạo và linh hoạt ngôi kể và điểm nhìn để bức tranh về cuộc sống và con người đô thị hiện lên vừa chân thực, khách quan vừa sống động, đa chiều. Với trái tim nhân hậu và đa cảm của một phụ nữ viết văn, Phong Điệp không khỏi lo lắng trước một không gian thành thị đầy bất trắc, Thành thị không chỉ có cám dỗ vật chất, bao hiểm nguy rình rập, mà đó còn là không gian ngột ngạt, tù túng khiến con người héo úa, lụi tàn. Đôi khi, sự thất bại, bế tắc ở cuộc sống thực, con người đã phải tìm đến không gian đô thị ảo như một sự phủ nhận trốn tránh, hay là một lối thoát. Ở không gian ấy,
thời gian đôi lúc dồn nén, ngừng trôi khiến con người mất đi ý thực với thực tại, chông chênh giữa đôi bờ ảo, thực.
4. Tuy nhiên vì quá chú trọng đến việc cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nhất là trong Blogger, Phong Điệp đã hơi lạm dụng thủ pháp nghệ thuật nên đôi lúc, đôi chỗ chị dùng những thủ pháp nghệ thuật chưa hợp lí gây khó khăn cho sự tiếp nhận của độc giả.
Qua ba tiểu thuyết Lạc chốn thị thành, Blogger, Ga kí ức Phong Điệp đã thể hiện được sự gắn bó, trăn trở, âu lo đầy trách nhiệm với cuộc sống và con người đô thị. Với sự gắn bó đầy trăn trở ấy, chúng ta tin tưởng rằng trong tương lai Phong Điệp sẽ còn nhiều tác phẩm thành công viết về mảng đề tài này góp phần làm phong phú cho thành tựu của văn xuôi Việt Nam đương đại, tạo động lực cho văn học đô thị sẽ trở thành dòng riêng và thành nhịp mạnh trong bức tranh chung của nền văn học Việt Nam đương đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyên An, Phong Điệp – một sức viết đáng nể, một cách viết đã đi vào độ thành thục, http://tranchieuqn.vnweblogs.com/a190496/phong- diep-mot-suc-viet-dang-ne-mot-cach-viet-da-vao-do-thanh-thuc.html 2. Thụy Anh, Phong Điệp, một phong cách sáng tác hiện đại,
http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/tac-pham-va-du- luan/453-phong-ip-mt-phong-cach-sang-tac-hin-i.html
3. M.Bakhtin, Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực, Tạp chí vănhọc số 4 - 1999
4. Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Phương Chi ( 1998), Từ điển văn học, Tập
1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Miên Di, Blogger - một ngòi bút lạnh, phongdiep.net.
6. Di Li (2010), “Phỏng vấn nhà văn Phong Điệp”, Người Hà Nội, số 32, 07/8/2010.
7. H.Dung, Blogger - những lát cắt cuộc sống, http:\\nld.com.vn
8. Đoàn Ánh Dương, Vấn đề đô thị trong văn chương Việt Nam hiện đại,http://vannghequandoi.com.vn/Binh-luan-van-nghe/van-de-do-thi- trong-van-chuong-viet-nam-hien-dai-9915.html
9. Đoàn Ánh Dương, Phong Điệp và truyện ngắn viết về đô thị, http://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/phong-diep- va-truyen-ngan-viet-ve-do-thi-412812
10. Hoàng Đạt (2009), Dấu ấn Phong Điệp, phongdiep.net 11. Phong Điệp (1996), Khi ta hai mươi, NXB Trẻ
12. Phong Điệp ( 1997), Ma mèo, NXB Trẻ
13. Phong Điệp ( 2000), Người phía bên kia đường, NXB Trẻ 14. Phong Điệp ( 2001), Phòng trọ, NXB Thanh niên
16. Phong Điệp (2005), Lạc chốn thị thành, Nxb Trẻ; Hội Nhà văn Tp. Hồ