Những điểm kế thừa của các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu đề tài

1.3.1 Những điểm kế thừa của các nghiên cứu trước đây

Mục tiêu nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”nên chỉ xem xét lại các yếu tố tác động có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng phần mềm vàđo lường chúng.

Người viết sẽ kế thừa từ nghiên cứu của của Phan Đức Dũng & Phạm Anh Tuấn (2015) ba biến độc lập cho giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán gồm các yếu tố liên quan đến 1- phần cứng, 2- phần mềm; 3- chất lượng thông tin;. Trong nghiên cứu này người viết vẫn dựa trên mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi của nghiên cứu trước, nhưng để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

biến phụ thuộc là hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán. Kế thừa Võ văn Nhị và các cộng sự (2014) phần hiệu quả tư vấn từ nhà cung cấp phần mềm, chuyên gia bên ngoài, bên trong doanh nghiệp sẽ được gộp thành một biến chung: 4 - hiệu quả tư vấn từ chuyên gia

Với Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) sẽ kế thừa yếu tố năng lực chuyên môn gồm (năng lực trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của các nhà quản lý doanh nghiệp và nhân lực kế toán). Vì rõ ràng năng lực kế toán và nhà quản lý có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện phần mềm kế toán tại doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng sự tham gia của nhà quản lý sẽ khuyến khích người dùng phát triển thái độ tích cực, điều này chỉ rõ sự khác biệt giữa thực hiện thành công và không thành công nếu như không có sự tham gia của nhà quản lý, gộp chung ở nghiên cứu này là: 5- năng lực chuyên môn. Thứ 6- thái độ chấp nhận sử dụng PMKT kế thừa từ nghiên cứu của Sriwidharmanely*& Vina syafrudin, một nghiên cứu thực nghiệm sự chấp nhận phần mềm kế toán của sinh viên thành phố Bengkulu Malaysia thông qua (1) tính hữu dụng và (2) hiệu quả.

Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước của nhiều tác giả, trong đó có nghiên cứu Phan Đức Dũng & Phạm Anh Tuấn (2015). Nghiên cứu của Võ Văn Nhị và các cộng sự (2014) đã công bố ở phần tổng quan nghiên cứu, cho thấy những người thực hiện công tác kế toán trên phần mềm kế toán chú ý nhiều đến:

{1} Chất lượng phần cứng: hệ thống đủ mạnh đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, khả năng chia sẻ dữ liệu, có thể nâng cấp trong tương lai.

{2} Chất lượng phần mềm kế toán: chức năng, tin cậy, khả dụng, tính hiệu quả, khả năng bảo trì và tính khả chuyển của phần mềm. (dễ dàng cài đặt, dễ sử dụng, linh hoạt và tự động hoạt động, hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu khi có sự cố, phù hợp tùy chỉnh cho từng đối tượng người dùng)

{3} Chất lượng thông tin: thông tin phải chính xác, đáp ứng kịp thời và có độ bảo mật cao.

{4} Hiệu quả tư vấn: hiệu quả tư vấn của tổ chức bên ngoài doanh nghiệp như chuyên gia tư vấn, nhà cung cấp phần mềm, nhà quản lý từ công ty mẹ

{5} Năng lực chuyên môn: Trình độ, kinh nghiệm chuyên môn của kế toán viên, nhà quản lý (kế toán trưởng, ban điều hành).

{6}: Thái độ chấp nhận sử dụng phần mềm kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)