7. Kết cấu đề tài
5.2.3 Đối với năng lực quản lý
Đây là nhân tố tác động mạnh thứ ba, Beta =0.164; PMKT thực hiện có hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc vào kiến thức của nhà quản lý, cụ thể là kiến thức kế toán.
Trước tiên, nhà quản lý doanh nghiệp cần nâng cao trình độ chuyên môn về nghiệp vụ kế toán tài chính cũng như kế toán quản trị. Phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng về kế toán, tài chính thì quản lý mới có thể xác định được nhu cầu thông tin từ PMKT cũng như hoạch định được kế hoạch, chiến lược phát triển, đồng thời có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh. Rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp là nhà quản lý không đủ năng lực cũng như kiến thức chuyên môn, từ đó có thể xây dựng và thực hiện PMKT không thành công. Nhà quản lý cần nhận thức rõ trách nhiệm về từng hành động và quyết định của mình, nếu không đủ khả năng để đưa ra quyết định, nhà quản lý có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn.
Nhà quản lý phải thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến các chuẩn mực kế toán, thông tư của bộ Tài chính, Nghị định và những quyết sách của Chính phủ để có thể xây dựng và phát triển PMKT đúng đắn và hiệu quả.
Nhà quản lý doanh nghiệp cần xây dựng được các chính sách quản lý nguồn lực CNTT, tư vấn và lựa chọn đúng giải pháp để đáp ứng yêu cầu quản lý, yêu cầu cho việc thực hiện kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tuân thủ luật pháp.
Nhà quản lý cần có đủ năng lực và ý thức về trách nhiệm và hành động của mình để tổ chức và thực hiện PMKT phù hợp cũng như xét duyệt lựa chọn đúng giải pháp do nhà tư vấn đề nghị và hành động chính sách phù hợp quản lý nguồn nhân lực trong quá trình triển khai thực hiện PMKT này.
Để giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn và chính xác khi thực hiện PMKT, nâng cao hiệu quả PMKT, nên chú ý các vấn đề:
Cần nhất thiết xây dựng chiến lược kinh doanh toàn doanh nghiệp và chiến lược phát triển hệ thống thông tin phù hợp.
Khi triển khai ứng dụng phần mềm, cần thiết lập ban quản lý dự án phần mềm. Bởi vì thông qua việc xây dựng các chiến lược và kế hoạch cụ thể với sự tham gia, tư vấn của các bộ phận chuyên môn liên quan sẽ hạn chế được những sai sót trong quyết định của người quản lý.
Truyền thông một cách đầy đủ và phù hợp kế hoạch triển khai thực hiện phần mềm cho các bộ phận chức năng liên quan.
Cần xây dựng các kế hoạch phát triển PMKT cụ thể và có sự tham gia thẩm định của các bộ phận chuyên môn liên quan.
Xây dựng các tiêu chuẩn lựa chọn nhà tu vấn triển khai phần mềm.
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhân sự bao gồm: kế hoạch sử dụng với yêu cầu phẩm chất đạo đức và chuyên môn phù hợp; kế hoạch tuyển dụng, huấn luyện nhân sự và đánh giá nhân sự.
Xây dựng kế hoạch quản trị những thay đổi trong doanh nghiệp như phản ứng với thay đổi chính sách và phương pháp kế toán của nhà nước, sự phản ứng của nhân viên, sự chống đối với thay đổi hệ thống.
Tuân thủ triệt để quy trình phát triển hệ thống, không bỏ bớt để rút ngắn giai đoạn phát triển.
Thường xuyên cập nhật các thông tin về công nghệ và ứng dụng công nghê trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Cập nhật, nâng cao kiến thức về CNTT cũng như tìm hiểu các ứng dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý…
Ngoài ra, để hạn chế các rủi ro liên quan tới quyết định của ban giám đốc thì cần chú trọng tới hoạt động quan sát của kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập về từng giai đoạn phát triển hệ thống.
Thường xuyên tổ chức cập nhật kiến thức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kế toán cho cán bộ quản lý. Kế toán trưởng cũng cần rèn luyện có phương pháp tốt, sâu sát nghiệp vụ kế toán sẽ có đóng góp trong xây dựng PMKT.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà quản lý qua việc xác định mức độ chuyên nghiệp từng cấp quản lý thông qua thi tuyển cấp chứng chỉ hành nghề (chứng chỉ hành nghề giám đốc, quản lý, kế toán trưởng) theo quy định pháp luật, đáp ứng đều kiện hành nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được xã hội thừa nhận. - Nhà quản lý trước hết phải có chữ tâm; đặc biệt với kế toán trưởng phải yêu nghề rèn luyện để có tính đạo đức nghề nghiệp thì hoài bão phát triển nghề nghiệp có định hướng lâu dài. Xây dựng mục tiêu lâu dài và ngắn hạn để phát huy công tác kế toán ở đơn vị mình. Đạo đức nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là đạo đức của cán bộ, công nhân viên chức mà bao gồm cả phẩm chất của nghề nghiệp kế toán theo nguyên tắc cơ bản chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán Việt Nam : Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật quy tắc, chuẩn mực nghiệp vụ;