Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 74)

7. Kết cấu đề tài

4.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội

Kiểm tra các giả định sau:

- Phương sai của sai số (phần dư) không đổi. - Các phần dư có phân phối chuẩn.

- Không có mối tương quan giữa các biến độc lập.

Nếu các giả định này bị vi phạm thì các ước lượng không đáng tin cậy nữa (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008).

4.5.1. Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi

Bảng 4.20: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn N

Giá trị dự báo đã được chuẩn hóa -4.109 2.400 .000 1.000 204

Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số

Hình 4.1 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích… (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số

Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa

Kết quả từ biểu đồ tần số P-P plot cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng. Cũng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số

Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa

Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.985). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

4.6. Một số bàn luận

4.6.1.Về kết quả của hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Sau khi phân tích độ tin cạy và độ phù hợp của thang đo bằng hệ số tin cạy Cronbach’s alpha, ta nhận thấy Hệ số tương quan biến tổng của các quan sát nhân tố “Hiệu quả tư vấn” đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s alpha đều lớn hơn 0.6

(bảng 4.5) chỉ có nhân tố có hệ số tương quan biến tổng là 0.085 < 0.3 nên tác giả loại bỏ biến HQTV khỏi mô hình sẽ cải thiện đáng kể độ tin cậy cho các thang đo.

Điều này có thể được giải thích như sau, nhân tố HQTV5 “chi phí bỏ ra phải phù hợp với lợi ích phần mềm kế toán mang lại” không có ý nghĩa thống kê; có thể là hiệu quả tư vấn không tác động nhiều phần chi phí cho đầu tư phần mềm kế toán cho doanh nghiệp tại Tp.HCM, và việc này không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán. Bởi vì khi doanh nghiệp đã đủ nguồn lực để đầu tư PMKT họ không băn khoăn nhiều bởi chí phí

4.6.2 Về kết quả của phân tích nhân tố khám phá

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thấy dữ liệu nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp vì giá trị kiểm định đạt 0.891 (> 0.5) với mức ý nghĩa thống kê là 99% (Sig. = 0,000 < 0.05). Như vậy, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá là hoàn toàn có thể thực hiện được trong nghiên cứu này bởi vì quy mô mẫu 204 là thích hợp và đủ lớn để thực hiên.

Từ bảng tổng phương sai trích tích lũy (bảng 4.10 – xem bảng đầy đủ ở phụ lục 3), ta có thể thấy sáu nhân tố có Eigenevalue (lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố) lớn hơn 1 hoặc rút trích từ 26 yếu tố đưa vào mô hình và phương sai trích có giá trị bằng 62,443 cho biết sáu nhân tố này giải thích được 62,443% biến thiên của dữ liệu. Như vậy phương sai trích đạt yêu cầu (>50%)

Từ bảng ma trận hệ số sau khi xoay (bảng 4.11), ta có thể thấy không có biến nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5, do đó cả 26 biến quan sát được sử dụng làm thang đo. Sự tập trung của các biến theo từng nhân tố đã hiện rõ ràng, trong đó:

 Nhân tố 1 là toàn bộ các biến thuộc nhân tố chất lượng thông tin  Nhân tố 2 là toàn bộ các biến thuộc nhân tố năng lực quản lý  Nhân tố 3 là toàn bộ các biến thuộc nhân tố chất lượng phần mềm  Nhân tố 4 là toàn bộ các biến thuộc nhân chất lượng phần cứng

 Nhân tố 5 là toàn bộ các biến thuộc nhân tố hiệu quả tư vấn từ chuyên gia  Nhân tố 6 là toàn bộ các biến thuộc nhân tố thái độ chấp nhận phần mềm

4.6.3 Về kết quả của phân tích hồi quy tuyến tính

Trong bảng kết quả 4.15, hệ số R2 hiệu chỉnh có giá trị là 0.799, có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức gần 80 %. Điều này cho thấy kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu có giá trị.

Bảng 4.16 cho thấy trị thống kê F được tính từ giá trị R Square của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ cho ta thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số), điều này có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập nào đó ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình hồi quy trên phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Từ kết quả bảng 4.17, ta thấy 6 biến tác động đưa vào mô hình hồi quy chỉ có bốn biến Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy hệ số Sig của 6 nhân tố độc lập CLTT, NLQL, CLPM, CLPC, HQTV, CNPM đều< 5% và hệ số phóng đại phương sai VIF rất thấp (<2) điều này chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra với các biến độc lập. Điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi chất lượng PMKT 0,501 , tiếp đến là chất lượng phần cứng 0,167; tiếp theo là năng lực quản lý 0,164; hiệu quả tư vấn 0,135; chất lượng thông tin là 0,123; cuối cùng là thái độ chấp nhận phần mềm 0,01 .

Vậy chúng ta kết luận các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 được chấp nhận. và có ý nghĩa thống kê khi xem xét trong mối quan hệ của phương trình hồi quy.

4.6.4 Về kết quả thống kê thực tế các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trong các doanh nghiệp tại TP.HCM phần mềm kế toán trong các doanh nghiệp tại TP.HCM

Thống kê về sự nhận thức hiệu quả của từng yếu tố, cho thấy rằng có 58.3% đồng ý hiệu quả sử dụng PMKT của DN mình là cao, trong khi đó có 9.2% là không đồng ý và 32.4% là phân vân. Điều này cho thấy, chất lượng hệ thống của các DN được khảo sát là ở mức trên trung bình.

Với yếu tố chất lượng thông tin, có tới 79,7% cho rằng chất lượng thông tin là cao, có nghĩa là sử dụng phần mềm kế toán sẽ cho thông tin rõ ràng, đầy đủ, hữu dụng và chính xác.

Kết quả cũng cho thấy, có 51% đồng ý rằng mức độ sử dụng thông tin là cao khi sử dụng PMKT, còn lại 33.2% là phân vân và 15.8% là hoàn toàn đồng ý, điều này có thể được giải thích, vì khi sử dụng PMKT , sẽ cung cấp thông tin và cho phép người dùng sử dụng thông tin thường xuyên để ra các báo cáo cần thiết, phần mềm kế toán không hiệu quả, thì không thể cho DN những thông tin báo cáo mà DN yêu cầu.

Điều tra cho thấy, có tới 67.5% người dùng nhất trí cao với yếu tố chất lượng PMKT có tác động mạnh đến hiệu quả sử dụng phần mềm, 10.1% là có sự phân vân cho rằng người dùng không hài lòng và chỉ có 22,4% đồng ý có sự ảnh hưởng PMKT đến hiệu quả sử dụng. Và không có câu trả lời nào là hoàn toàn không đồng ý với vấn đề này.

Đối với vấn đề chất lượng phần cứng, 14% cho biết họ hoàng toàn không quan tâm, 64% cho biết hài lòng về chất lượng phần cứng, 22% là chưa hài lòng với phần cứng máy tính tại doanh nghiệp mình.

Nhân tố hiệu quả tư vấn chọn phần mềm, 50,6% người trả lời cho biết họ có tham gia trong việc tư vấn lựa chọn phần mềm, 49.4% còn lại là hoàn toàn tham gia vào quyết định về vấn đề lựa chọn phần mềm. Điều này cũng dễ giải thích, vì nhà quản lý nắm rõ quy trình hoạt động kinh doanh sản xuất, nhu cầu thông tin nên sẽ biết được phần mềm nào là phù hợp cho DN mình. Có 44% nhà quản lý hài lòng về vấn đề tư vấn về nghiệp vụ kinh tế của nhà tư vấn, và 43% tỏ ra phân vân về hiệu quả tư vấn trong lĩnh vực này. Trong khi đó, vấn đề tư vấn về việc thực hiện hệ thống phần mềm kế toán thì có tới 61,5% trả lời rằng hài lòng. Đây cũng là một điều lưu ý cho các công ty cung cấp phần mềm, cần nâng cao kinh nghiệm hơn trong việc tư vấn các nghiệp vụ kinh tế cũng như quy trình thực hiện sử dụng phần mềm để giúp DN hài lòng hơn.

Nhân tố năng lực của nhà quản lý, nhìn chung các nhà quản lý đều cho biết họ tham gia hầu như toàn bộ vào quá trình theo dõi, sử dụng phần mềm kế toán, chỉ riêng vấn đề lựa chọn phần cứng thì đa số là tham gia ở mức trung bình. Kết quả thống kê có 78.5% cho rằng họ tham gia cao trong việc giải quyết vấn đề kể từ khi lập kế hoạch thực hiện triển khai sử dụng phần mềm kế toán và 21.5% cho rằng họ

hoàn toàn tham gia trong việc này. Kết quả thống kê cũng cho thấy, các nhà quản lý đều tham gia cao trong việc lập kế hoạch cho hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán (61,3%), hoặc là hoàn toàn tham gia và quyết định cho sự phát triển này (38,7%) Về thái độ chấp nhận phần mềm toàn bộ kế toán viên đều có kiến thức về tin học (78.4%), trong khi đó, kiến thức về CSDL đa số ở mức trung bình (55%). Hơn 50% nhà quản lý trả lời rằng họ có am hiểu về các ứng dụng tin học kế toán vào quản lý sản xuất. Nhưng khi thực hiện sử dụng phần mềm kế toán, sẽ có thể làm xáo trộn quy trình làm việc hằng ngày của nhân viên, do phải thao tác nhập liệu nhiều hơn trên phần mềm, nếu phần mềm không có nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu người dùng, hoặc là ảnh hưởng đến các vấn đề lợi ích cá nhân, cá nhân bị kiểm soát chặt chẽ hơn… sẽ ảnh hưởng thái độ đón nhận PMKT Cho nên, các nhà quản lý, khi thực hiên phần mềm kế toán, cần chú ý đến vấn đề về sự hài lòng của người dùng, từ đó có thể lựa chọn phần mềm phù hợp, có những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4

Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu có được và đưa ra một số bàn luận từ việc xử lý và phân tích số liệu.

Việc kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cho ta sáu nhóm nhân tố có ý nghĩa gồm: Nhân nhân tố chất lượng phần mềm, chất lượng phần cứng, chất lượng thông tin, hiệu quả tư vấn từ chuyên gia, năng lực quản lý của nhà quản lý và thái độ chấp nhận phần mềm của người sử dụng.

Phân tích hồi quy tuyến tính giúp ta có được phương trình hồi quy tuyến tính cũng như cường độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có nhân tố chất lượng phần mềm kế toán có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất 0,501 đến hiệu quả sử dụng tiếp đến là chất lượng phần cứng 0,167; năng lực quản lý 0,164; hiệu quả tư vấn 0,135; chất lượng thông tin là 0,123; cuối cùng là thái độ chấp nhận phần mềm 0,01

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Dựa trên những kết quả từ dữ liệu khảo sát và thực tiễn hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trong các DN tại TP Hồ Chí Minh, người viết đưa ra kết luận về nghiên cứu và xin đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PMKT tại TP Hồ Chí Minh.

Trong đó nhấn mạnh đến công tác khảo sát để xây dựng hệ thống thông PMKT tại đơn vị trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin. Đề xuất quy trình lựa chọn PMKT thích hợp với quy mô đặc điểm của doanh nghiệp.

5.1 Kết luận

Kết luận khảo sát cho thấy, mức độ hiệu quả quả sử dụng phần mềm kế toán tại TP. HCM chưa cao. Điều này đóng góp một ý nghĩa quan trong đối với các DN nước ta hiện nay, đó là cần phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trong DN của mình

Phân tích nhân tố và hồi quy cũng chỉ ra rằng, hiệu quả của sử dụng phần mềm kế toán chịu ảnh hưởng nhiều nhất của chất lượng phần mềm với Beta = 0,501, tiếp đến là chất lượng phần cứng 0.167 , năng lực quản lý 0.164 , hiệu quả tư vấn 0.135 , chất lượng thông tin 0.123 và cuối cùng là Thái độ chấp nhận sử dụng PMKT của kế toán viên Beta = 0,1.

5.2 Một số giải pháp

Luận văn đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán từ các yếu tố tác động đến chất lượng sử dụng phần mềm kế toán theo thứ tự ưu tiên như đã nêu ở trên.

5.2.1 Đối với chất lượng phần mềm

Đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến nâng cao chất lượng phần mềm với beta 0,501 vì vậy:

- Việc lựa chọn một phần mềm kế toán được xem như là một dự án quan trọng đối với đơn vị nên cần phải khoa học trong việc lựa chọn thông qua xác định động cơ tại sao doanh nghiệp phải làm việc này ?

Và đầu tư với khoản chi phí bao nhiêu? Cho phần mềm đã cài đặt? chi phí phần cứng, máy tính, máy in, mạng internet; chi phí triển khai đào tạo, bảo trì…

Những lợi ích mà đơn vị mong muốn từ hệ thống phần mềm kế toán mới là gì? - Để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trước tiên cần lựa chọn

phần mềm phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp và nhà cung cấp đáng tin cậy, đủ khả năng triển khai và xử lý khi gặp sự cố phần mềm.

- Cần thành lập tổ dự án phát triển hệ thống thông tin kế toán: gồm đại diện bộ phận lãnh đạo quản lý, bộ phận kế toán, bộ phận CNTT.

- Tính toán chi phí đầu tư cho hệ thống bao gồm cả phần mềm và phần cứng. - Khảo sát và đánh giá khả năng hỗ trợ nhà cung cấp phần mềm qua các tiêu

chí:

 Nhà cung cấp có tìm hiểu hiện trạng của doanh nghiệp không?

 Nhà cung cấp có cam kết tổ chức huấn luyện sử dụng phần mềm cho doanh nghiệp không?

 Mức độ truyền thông của nhà cung cấp phần mềm với doanh nghiệp?  Cam kết hướng dẫn sử dụng và xử lý sự cố trong quá trình vận hành?  Có hỗ trợ về mặt kỹ thuật?

 Có hỗ trợ bảo trì và nâng cấp phiên bản mới không? - Khảo sát và đánh giá tính khả dụng của phần mềm:  Phần mềm có hỗ trợ các thao tác khi sử dụng không?  Giao diện phần mềm có dễ khi sử dụng không?

 Phần mềm có đáp ứng các tiêu chuẩn kế toán hiện hành không?  Có công cụ theo dõi lưu viết và sao lưu, phục hồi dữ liệu không?

 Phần mềm có cho phép truy xuất số liệu theo nhiều tiêu chí khác nhau để thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá, đối chiếu giữa các báo cáo với số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)