Đối với chất lượng thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu đề tài

5.2.5 Đối với chất lượng thông tin

dụng PMKT được đề xuất như sau:

- Chứng từ kế toán phát sinh trước khi nhập hệ thống PMKT phải được làm sạch, kiểm soát tính trung thực dữ liệu thông qua việc kiểm duyệt chặt chẽ các chứng từ kế toán; cụ thể: thông tin được cung cấp đúng thời điểm, trình bày dễ hiểu, khách quan, đầy đủ, kịp thời, có khả năng xác nhận, không sai sót và không bỏ sót các khía cạnh quan trọng.

- Phải đảm bảo được yêu cầu tính thích hợp được của thông tin để tạo ra sự khác biệt đối với các đối tượng sử dụng thông tin kế toán khác.

- Tính tin cậy của thông tin không bị ràng buộc từ tính thiên vị về bất kỳ một đối tượng sử dụng thông tin nào và phải được trình bày, công bố theo đúng yêu cầu đã đề ra.

- Thông tin kế toán cho phép các đối tượng sử dụng thông tin có thể xác định tính tương đồng và khác biệt giữa hai hoặc nhiều đối tượng cần so sánh. Đối tượng được

so sánh có thể là giữa kế hoạch và thực tế, giữa các kỳ thực tế của cùng một đơn vị kinh tế, giữa các đơn vị với các đơn vị khác trong cùng ngành.

- Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán:

Thứ nhất: Nhà nước ta cần hướng dẫn chi tiết về những quy định trong chuẩn mực (CM) đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán: Phải đảm bảo tính thống nhất giữa Nghị định của Chính phủ và CM đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai: Hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) và CM đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán phải phù hợp với thông lệ quốc tế về khái niệm, yêu cầu, điều kiện và cả những quan điểm chung về tính minh bạch của BCTC.

Thứ ba, Cần hoàn thiện hệ thống BCTC trên các phương diện: Trình bày thông tin tổng quát và chi tiết đảm bảo tính so sánh và phân tích được, vì hiện nay các BCTC có báo cáo thông tin tổng quát, có báo cáo thông tin chi tiết nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu so sánh, phân tích như thuyết minh BCTC, báo cáo kết quả HĐKD, nên bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu vì đây là thông tin cần thiết để đánh giá nguồn lực tự có của các đơn vị, các doanh nghiệp, thông tin mà các nhà đầu tư luôn quan tâm.

Thứ năm, Trong giảng dạy kế toán nói chung, cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc và CMKT đã được thừa nhận vì đây là cơ sở nền tảng để giải thích, phân tích và chứng minh các mối liên hệ trong quá trình thu thập, xử lý, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán. Từ đó, TTKT mới đạt được yêu cầu: Thích hợp, tin cậy và tính có thể so sánh được.

Tóm lại: Để đáp ứng TTKT thực sự được minh bạch, trung thực, khách quan và có chất lượng thông tin trong quá trình hội nhập thì nhất thiết phải tuân thủ theo hệ thống CMKT, CM kiểm toán đã ban hành và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tất cả thông tin định lượng và định tính của kế toán, kiểm toán đều do con người xử lý và cung cấp thông tin trong quá trình hành nghề. Do vậy, thông tin đó có khách quan, trung thực, minh bạch hay không, phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán, kiểm toán, phụ thuộc vào sức ép về lợi ích của chủ DN. Chính vì vậy, hoàn thiện và hướng dẫn chi tiết thực hiện chuẩn mực đạo đức

nghề nghiệp kế toán và kiểm toán là hết sức cần thiết trong ứng dụng phần mềm kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)