Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 49)

7. Kết cấu đề tài

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Xây dựng thang đo

3.2.1.1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ những kết quả thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu kết luận được 6 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: Chất lượng thông tin, chất lượng quản lý, chất lượng phần mềm, chất lượng phần cứng, hiệu quả tư vấn và thái độ chấp nhận phần mềm.

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi: 1 - hoàn toàn không đồng ý, 2 - không đồng ý, 3 – bình thường, 4 - đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý. Đối với các biến độc lập, dùng để đo lường mức độ tán thành của đối tượng khảo sát về tác động của từng nhân tố đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp. Đối với biến phụ thuộc, tùy vào đánh giá của từng doanh nghiệp khảo sát để lựa chọn mức độ phù hợp biểu thị cho tính hữu hiệu chung của hệ thống này thông qua việc chọn vào giá trị tương ứng trong thang đo. THÁI ĐỘ CHẤP NHẬN PHẦN MỀM

NĂNG LỰC QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM CHẤT LƯỢNG PHẦN CỨNG HIỆU QUẢ TƯ VẤN

CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

a) Thang đo nhân tố chất lượng thông tin

Chất lượng thông tin được ký hiệu là CLTT và được đo lường bằng 3 biến quan sát sau:

CLTT1: Phần mềm kế toán được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng có khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, và đặc thù.

CLTT2: Thông tin do phần mềm kế toán cung cấp có tính bảo mật. CLTT3: Sự hài lòng của các đối tượng sử dụng thông tin về những thông tin được cung cấp trên báo cáo kế toán, báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) về tính năng, có thể so sánh và độ tin cậy của thông tin.

b) Thang đo lường nhân tố năng lực quản lý

Nhân tố năng lực quản lý được ký hiệu là NLQL và được đo lường bằng 3 biến quan sát sau:

NLQL1: Năng lực thể hiện ở trình độ, sự linh hoạt, cập nhật chuyên môn. NLQL2: Ý thức thể hiện ở tuân thủ pháp luật của nhà quản lý và nhân lực kế toán.

NLQL3: Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp.

c) Thang đo lường nhân tố chất lượng phần mềm

Nhân tố chất lượng phần mềm được ký hiệu là CLPM và được đo lường bằng 7 biến quan sát sau:

CLPM1: Chức năng của phần mềm thể hiện ở tính chính xác, khả năng tích hợp, tự hoạt động, an ninh, sao lưu hệ thống, đáp ứng linh hoạt.

CLPM2: Khả năng duy trì phụ thuộc vào tần suất, số lượng người dùng, tính ổn định.

CLPM3: Khả năng tương thích dựa trên chuẩn hóa việc truyền thông, linh hoạt kết nối nền tảng máy tính, khả năng thích nghi, thay thế..

CLPM4: Tin cậy thể hiện ở sẵn sàng, phục hồi dữ liệu khi có sự cố lỗi phần mềm.

CLPM5: Khả dụng trong việc cài đặt vận hành đơn giản, phù hợp cho từng đối tượng người dùng, dễ thao tác thực tế và có tài liệu hướng dẫn.

CLPM6: Hiệu quả phần mềm thể hiện ở thời gian xử lý phù hợp.

CLPM7: Cá nhân hóa của phần mềm thể hiện trong việc thay đổi giao diện, nội dung các chức năng

d) Thang đo lường nhân tố chất lượng phần cứng

Nhân tố chất lượng phần cứng được ký hiệu là CLPC và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:

CLPC1: Cấu hình, chất lượng phần cứng mạnh, tốc độ xử lý nhanh

CLPC2: Sự tương thích phần cứng được kết nối, có khả năng chia sẻ dữ liệu, tránh sự cố khi vận hành. Những thông tin cần thiết đã được truyền đạt đến từng cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời.

CLPC3: Tính mở của phần cứng trong việc có thể nâng cấp trong tương lai, cập nhật tham số

CLPC4: Phần cứng có thể được bảo trì và nâng cấp thuận tiện, dễ dàng. CLPC5: Chi phí cho phần cứng phù hợp với cấu hình máy.

e) Thang đo lường nhân tố hiệu quả tư vấn

Nhân tố hiệu quả tư vấn được ký hiệu là HQTV và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:

HQTV1: Tư vấn giúp doanh nghiệp lựa chọn được mô hình phần mềm phù hợp nhu cầu sử dụng của đơn vị.

HQTV2: Các phân hệ trong chương trình có thể tương tác, hỗ trợ với nhau HQTV3: Tuân thủ các quy định về chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. HQTV4: Phần mềm kế toán được triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả.

HQTV5: Chi phí bỏ ra cho sử dụng phần mềm kế toán phù hợp. Đảm bảo sự cân đối trong chi phí bỏ ra và lợi ích từ việc sử dụng phần mềm mang lại.

f) Thang đo lường nhân tố thái độ chấp nhận phần mềm

Nhân tố hiệu quả tư vấn được ký hiệu là CNPM và được đo lường bằng biến quan sát sau:

CNPM1: Doanh nghiêp, các nhân viên trong đơn vị nhận thức một cách rõ ràng về lợi ích sử dụng phần mềm kế toán.

CNPM2: Nhận thức được rằng phần mềm kế toán có thể vận hành và dễ dàng sử dụng

CNPM3: Thái độ trong việc sử dụng phần mềm kế toán cho các công việc có liên quan

CNPM4:Chấp nhận phần mềm kế toán trong sử dụng thực tế

3.2.1.2 Thang đo nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán

Thang đo hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán được ký hiệu là HQSDPMKT và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:

HQSDPMKT 1: Viêc sử dụng phần mềm giúp các đối tượng sử dụng thông tin được cung cấp những thông tin đầy đủ. Tránh trường hợp bỏ xót thông tin gây tác động tiêu cực trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

HQSDPMKT 2: Sử dụng phần mềm kế toán đảm bảo tính chính xác thông tin, không làm thay đổi bản chất, hiện trạng của sự kiện cũng như nội dung và giá trị của nó.

HQSDPMKT 3: Phần mềm kế toán có thể cài đặt, vận hành và sử dụng một cách dễ dàng

HQSDPMKT 4: Hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán đảm bảo tính kịp thời. Đảm bảo khả năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan theo đúng thời gian quy định.

3.2.2 Xây dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.2.2.1 Chất lượng thông tin

Đây là nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp. Phần mềm kế toán là công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin, căn cứ vào những thông tin này đối tượng sẽ đưa ra các quyết định kinh tế cần thiết. Như vậy để cung cấp được những thông tin có chất lượng đòi hỏi cần xử lý thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, đồng thời đảm bảo được tính bảo mật của thông tin. Thực tế cho thấy độ chính xác của thông tin do phần mềm kế toán cung cấp là rất cao. Vì dữ liệu được cung cấp bằng phần mềm kế

toán mang tính nhất quán cao. Trong khi với công tác kế toán thủ công, thông tin trên một chứng từ có thể do nhiều kế toán viên ghi chép trên nhiều sổ sách theo bản chất nghiệp vụ phụ trách, dễ dẫn đến trình trạng sai lệch dữ liệu trên các sổ sách khi tổng hợp lại, kéo theo công tác kế toán tổng hợp sai lệch gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp.

Giả thuyết H1 được đưa ra là: Chất lượng thông tin tốt có làm tăng hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2.2 Năng lực quản lý

Phần mềm kế toán được xem là công cụ thiết yếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Việc sử dụng công cụ này như thế nào, tốt hay không tốt phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Con người có ý trình độ chuyên môn, có năng lực và đạo đức nghề nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhằm đáp ứng mục tiêu của đơn vị.

Do đó giả thuyết H2 được đưa ra: Năng lực quản lý tốt có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2.3 Chất lượng phần mềm

Mọi nỗ lực đầu tư cho phần mềm kế toán được xem như sự kỳ vọng về chất lượng phần mềm được đặt ra đối với doanh nghiệp trong việc tìm kiếm hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán

Giả thuyết H3 được đưa ra: Chất lượng phần mềm càng cao thì hiệu quả sử dụng phần phần kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh càng cao.

3.2.2.4 Chất lượng phần cứng

Một số phần mềm kế toán đòi hỏi khi sử dụng cần có cấu hình máy tương đối cao, nếu máy yếu thì chương trình chạy rất chậm chạp. Cấu hình máy chính là đặc trưng về phần cứng của máy tính đó. Trong máy tính có rất nhiều phần cứng, nhưng chúng ta quan tâm nhất là: Ram, CPU, Win 32 hay Win 64.

Giả thuyết H4 được đưa ra: Việc nâng cao chất lượng phần cứng có góp phần làm tăng tính hiệu quả sử dụng phần phần kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2.5 Hiệu quả tư vấn

Giả thuyết H5: Hiệu quả tư vấn có tác động đến hiệu quả sử dụng phần phần kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2.6 Thái độ chấp nhận phần mềm

Giả thuyết H6 được đưa ra: Thái độ chấp nhận phần mềm có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả sử dụng phần phần kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.3 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Dựa trên nền tảng các nghiên cứu nước ngoài, trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời thông qua quá trình phân tích, nhận xét những nghiên cứu nêu trên, tác giả đã đề xuất mô hình “Nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” bao gồm các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp: Chất lượng thông tin, chất lượng quản lý, chất lượng phần mềm, chất lượng phần cứng, hiệu quả tư vấn và thái độ chấp nhận phần mềm.

Mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết trên có dạng như sau:

HQSDPM = 0 + 1CLTT + 2NLQL + 3CLPM + 4CLPC + 5HQTV +

6

CMPM+ ε

Trong đó,

Biến CLTT: Chất lượng thông tin Biến NLQL: Năng lực quản lý Biến CLPM: Chất lượng phần mềm Biến CLPC: Chất lượng phần cứng Biến HQTV: Hiệu quả tư vấn

Biến CMPM: Thái độ chấp nhận phần mềm

Biến HQSDPMKT: hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán ε : hệ số nhiễu.

0

 : trọng số hồi quy.

3.2.4 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế với 6 nhân tố, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu này khá phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông (Trần Tiến Khai, 2012 trang 207 và 208).

3.2.4.2 Kích thước mẫu khảo sát

Để sử dụng EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Theo Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví dụ như mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập. Theo Green (1991) và Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, trang 46) thì quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình.

Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 5 với 28 biến quan sát. Như vậy số biến tối thiếu của luận văn phải là n = 50 + 8*6 = 98. Ở đây

tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n = 204> 98 phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3

Trong chương 3 luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận văn với các nội dung chính như sau:

- Phương pháp định lượng: Luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó biến phụ thuộc là hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán, biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại doanh nghiệp như: Chất lượng thông tin, năng lực quản lý, chất lượng phần mềm, chất lượng phần cứng, hiệu quả tư vấn và thái độ chấp nhận phần mềm bao gồm 27 thang đo.

- Phương pháp định tính: Thông qua các câu hỏi tới nhóm thảo luận có liên quan và nhiều đối tượng khác nhằm khẳng định sự cần thiết của thang đo các nhân tố hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán đồng thời giải thích các kết quả trong phương pháp định lượng.

Từ hai phương pháp trên sẽ làm nền tảng để phân tích giá trị, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết được thực hiện ở các chương 4

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo:

Như đã trình bày ở chương 2, đề tài có 7 thang đo cho 7 khái niệm nghiên cứu, các thang đo này được đánh giá thông qua phương pháp độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha và phân tích dữ liệu theo phương pháp EFA để thang đo tốt nhất cho nghiên cứu này với dữ liệu thu thập từ nghiên cứu chính thức.

Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước để loại bỏ các biến rác. Theo đó, các biến quan sát có hệ số tương quan biến- tổng (item-total corelation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo khi Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên.

Sau khi đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA để tìm thang đo tốt nhất cho nghiên cứu và nhân tố mới (nếu có) với các tiêu chuẩn:

- Hệ số KMO (Kaiser- Mayer- Olkin) phải có giá trị trong khoảng 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố mới thích hợp. Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett là Sig phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc) - Hệ số tải nhân tố(factor loading)phải lớn hơn hoặc bằng 0.5(Hair và cộng sự) - Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 0,5,

ngoài ra đạt độ giá trị và ý nghĩa nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 49)