Lý thuyết khuyếch tán công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 42)

7. Kết cấu đề tài

2.4.1 Lý thuyết khuyếch tán công nghệ

- Các lý thuyết về sự khuyếch tán của đổi mới (Roger, 1995) cung cấp một khuôn khổ khái niệm để phân tích việc áp dụng công nghệ (số hóa) thông tin của các doanh nghiệp. Theo lý thuyết này các yếu tố thuộc về đặc điểm bên ngoài như mức độ cạnh tranh, tính năng động của thị trường có những ảnh hưởng nhất định thúc đẩy công ty ứng dụng mô hình công nghệ mới như PMKT.

- Attawell, (1992) dựa trên lý thuyết khuyếch tán công nghệ cho rằng: Các tổ chức có tiềm năng, hoặc có mối quan hệ càng mật thiết với những người sử dụng công nghệ mới thì càng dễ dàng áp dụng công nghệ này. Ngược lại, các tổ chức ít kiến thức về công nghệ mới thì càng chậm và dè dặt hơn trong việc áp dụng công nghệ.

Shin và Edington (2007) khẳng định rằng hành vi của người sử dụng và phát triển cá nhân là cần thiết trong hệ thống. Điều này liên quan đến hiểu biết và quan điểm của người sử dụng hệ thống. Có thể kết luận rằng nhận thức của nhân viên (người) tham gia vào việc thực hiện hệ thống PMKT sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả hệ thống.

- Lấy từ thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen, 1975. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis et al (1989); lập luận rằng các khía cạnh

hành vi của người sử dụng ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống công nghệ thông tinlà nhận thức và thái độ chấp nhận sử dụng công nghệ của người sử dụng. Theo đó, sự chấp nhận sử dụng PMKT là sự kế thừa thành công lý thuyết khuyếch tán công nghệ.

Từ lý thuyết khuyếch tán công nghệ Attawell, (1992) và Roger, 1995Marriot vàMarriot (2000) lập luận rằng sự hiểu biết về kế toán, tài chính của nhà quản lý cung cấp kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện hệ thống thông tin kế toán, (với nghiên cứu này là PMKT) tại doanh nghiệp, Marriot vàMarriot (2000). Thong và cộng sự (1996), Yap và Thong (1997), Thong (2001) đã chứng minh rằng các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp như chuyên gia tư vấn, nhà cung cấp phần mềm, nhà quản lý đóng vai trò quan trọng vì họđem cơ hội cho doanh nghiệp lựa chọn, ứng dụng mô hình phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp mình.

2.4.2Lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp

Theo lý thuyết này, (Wernerfelt, 1995) dẫn chứng các doanh nghiệp đều là tập hợp các nguồn lực, mà giá trị của nguồn lực này là một phần phụ thuộc vào sự tồn tại của các nguồn lực khác.

Thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn thiếu hụt các nguồn lực như tài chính, nhân sự và mức độ chuyên nghiệp; nên hạn chế dành nguồn lực cho ứng dụng hệ thống thông tin kế toán.Trong cùng một ngành công nghiệp (hay nhóm) có thể không đồng nhất những nguồn lực chiến lược. Nên không thể bắt trước hoàn toàn trong việc tạo ra duy trì lợi thế cạnh tranh như DN khác. Ngụ ý rằng, các nhà quản lý bị giới hạn bởi năng lực của mình do thiếu kinh nghiệm, ít thông tin và chi phí ít là những trở ngại trong việc ứng dụng PMKT (Barney & Tyler, 1991)

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2

Chương này trình bày tổng quát lý thuyết về hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trong đó nêu rõ cơ sở xây dựng phần mềm bao gồm hệ thống kế toán và hệ thống thông tin kế toán. Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan mối quan hệ kế toán truyền thống với phần mềm kế toán mà HTTTKT đóng vai trò trung gian làm cầu nối cho ứng dụng PMKT để người đọc có thể nhìn tổng quát Tiếp đó, đề tài nêu ra những nội dung liên quan đến phần mềm kế toán như: định nghĩa phần mềm kế toán, các hình thức và đặc điểm của phần mềm kế toán, lợi ích cũng như hạn chế từ việc sử dụng phần mềm kế toán. Trong chương này tác giả cũng đã chỉ ra thế nào là hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán và đưa ra các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp.

CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung chính của chương này là thiết kế các thang đo của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán, xây dựng các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời ba câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng các nhóm phương pháp sau:

3.1.1 Phương pháp chung

Phương pháp xuyên suốt trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:

Phương pháp định tính

Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia và kế thừa các nghiên cứu khảo sát để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp bằng hình thức thảo luận nhóm theo nội dung chuẩn bị trước dựa theo thang đo có sẵn. Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến. Tác giả đã thảo luận nhóm 12 người. Sau khi tiến hành thảo luận nhóm thì có 6 nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng phần mềm được các thành viên đồng tình và được sử dụng chính thức. Trong quá trình này, tác giả cũng tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp hơn.

Phương pháp định lượng

- Thiết kế thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm. - Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân

tích nhân tố khám phá (EFA).

- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.

3.1.2 Phương pháp cụ thể

a/ Phương pháp suy diễn: Luận án dựa vào nghiên cứu trước đây có liên quan đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán để xây dựng lý thuyết nghiên cứu.

b/ Phương pháp điều tra: Tác giả gặp trực tiếp các chuyên gia, nhà quản trị, và các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp để xin ý kiến, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán và xây dựng thang đo.

c/ Phương pháp quy nạp: Thông qua khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp này nhằm rút ra những hạn chế làm giảm hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp và từ đó kiến nghị giải pháp phù hợp.

3.1.3 Khung nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 2 bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu Bước 1 Bước 2 Thảo luận nhóm Phỏng vấn bằng bẳng câu hỏi Xử lý, phân tích dữ liệu

Kết quả nghiên cứu

Phần mềm SPSS 22 N = 204

Nghiên cứu định lượng N = 12

Nghiên cứu định tính

3.1.4. Mô hình nghiên cứu

Như đã trình bày ở chương một, trong phần hướng phát triển nghiên cứu của đề tài. Mô hình nghiên cứu đề xuất chủ yếu của đề tài này là dựa trên một số các nghiên cứu trước nhưng họ quan tâm nhiều đến hiệu quả hệ thống thông tin kế toán. Trong nghiên cứu của Phan Đức Dũng & Phạm Anh Tuấn (2015); khảo sát của Phan Đức Dũng dựa trên năm biến với bốn biến độc lập là (1) phần cứng; (2) phần mềm; (3) thông tin đầu ra; (4) chất lượng của hệ thống. Để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trong các doanh nghiệp. Người viết ứng dụng ba biến 1- phần cứng; 2- phần mềm; 3- thông tin đầu ra. Kế thừa Võ văn Nhị và các cộng sự (2014) hai biến hiệu quả tư vấn từ nhà cung cấp phần mềm và tư vấn từ chuyên gia bên ngoài, bên trong doanh nghiệp sẽ được gộp thành một biến chung là: 4- hiệu quả tư vấn từ chuyên gia

Với Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) sẽ kế thừa yếu tố năng lực chuyên môn gồm (năng lực trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của các nhà quản lý doanh nghiệp và nhân lực kế toán). Vì rõ ràng năng lực kế toán và nhà quản lý có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện phần mềm kế toán tại doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng sự tham gia của nhà quản lý sẽ khuyến khích người dùng phát triển thái độ tích cực, điều này chỉ rõ sự khác biệt giữa thực hiện thành công và không thành công nếu như không có sự tham gia của nhà quản lý, gộp chung ở nghiên cứu này là: 5- năng lực chuyên môn. Thứ 6- thái độ chấp nhận sử dụng PMKT kế thừa từ nghiên cứu của Sriwidharmanely*& Vina syafrudin, một nghiên cứu thực nghiệm sự chấp nhận phần mềm kế toán của sinh viên thành phố Bengkulu Malaysia thông qua (1) tính hữu dụng và (2) hiệu quả.

Theo các phân tích vừa nêu trên về hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại doanh nghiệp tác giả lập mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: Chất lượng thông tin, chất lượng quản lý, chất lượng phần mềm, chất lượng phần cứng, hiệu quả tư vấn và thái độ chấp nhận phần mềm

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

3.2 Thiết kế nghiên cứu 3.2.1 Xây dựng thang đo 3.2.1 Xây dựng thang đo

3.2.1.1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ những kết quả thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu kết luận được 6 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: Chất lượng thông tin, chất lượng quản lý, chất lượng phần mềm, chất lượng phần cứng, hiệu quả tư vấn và thái độ chấp nhận phần mềm.

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi: 1 - hoàn toàn không đồng ý, 2 - không đồng ý, 3 – bình thường, 4 - đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý. Đối với các biến độc lập, dùng để đo lường mức độ tán thành của đối tượng khảo sát về tác động của từng nhân tố đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp. Đối với biến phụ thuộc, tùy vào đánh giá của từng doanh nghiệp khảo sát để lựa chọn mức độ phù hợp biểu thị cho tính hữu hiệu chung của hệ thống này thông qua việc chọn vào giá trị tương ứng trong thang đo. THÁI ĐỘ CHẤP NHẬN PHẦN MỀM

NĂNG LỰC QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM CHẤT LƯỢNG PHẦN CỨNG HIỆU QUẢ TƯ VẤN

CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

a) Thang đo nhân tố chất lượng thông tin

Chất lượng thông tin được ký hiệu là CLTT và được đo lường bằng 3 biến quan sát sau:

CLTT1: Phần mềm kế toán được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng có khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, và đặc thù.

CLTT2: Thông tin do phần mềm kế toán cung cấp có tính bảo mật. CLTT3: Sự hài lòng của các đối tượng sử dụng thông tin về những thông tin được cung cấp trên báo cáo kế toán, báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) về tính năng, có thể so sánh và độ tin cậy của thông tin.

b) Thang đo lường nhân tố năng lực quản lý

Nhân tố năng lực quản lý được ký hiệu là NLQL và được đo lường bằng 3 biến quan sát sau:

NLQL1: Năng lực thể hiện ở trình độ, sự linh hoạt, cập nhật chuyên môn. NLQL2: Ý thức thể hiện ở tuân thủ pháp luật của nhà quản lý và nhân lực kế toán.

NLQL3: Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp.

c) Thang đo lường nhân tố chất lượng phần mềm

Nhân tố chất lượng phần mềm được ký hiệu là CLPM và được đo lường bằng 7 biến quan sát sau:

CLPM1: Chức năng của phần mềm thể hiện ở tính chính xác, khả năng tích hợp, tự hoạt động, an ninh, sao lưu hệ thống, đáp ứng linh hoạt.

CLPM2: Khả năng duy trì phụ thuộc vào tần suất, số lượng người dùng, tính ổn định.

CLPM3: Khả năng tương thích dựa trên chuẩn hóa việc truyền thông, linh hoạt kết nối nền tảng máy tính, khả năng thích nghi, thay thế..

CLPM4: Tin cậy thể hiện ở sẵn sàng, phục hồi dữ liệu khi có sự cố lỗi phần mềm.

CLPM5: Khả dụng trong việc cài đặt vận hành đơn giản, phù hợp cho từng đối tượng người dùng, dễ thao tác thực tế và có tài liệu hướng dẫn.

CLPM6: Hiệu quả phần mềm thể hiện ở thời gian xử lý phù hợp.

CLPM7: Cá nhân hóa của phần mềm thể hiện trong việc thay đổi giao diện, nội dung các chức năng

d) Thang đo lường nhân tố chất lượng phần cứng

Nhân tố chất lượng phần cứng được ký hiệu là CLPC và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:

CLPC1: Cấu hình, chất lượng phần cứng mạnh, tốc độ xử lý nhanh

CLPC2: Sự tương thích phần cứng được kết nối, có khả năng chia sẻ dữ liệu, tránh sự cố khi vận hành. Những thông tin cần thiết đã được truyền đạt đến từng cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời.

CLPC3: Tính mở của phần cứng trong việc có thể nâng cấp trong tương lai, cập nhật tham số

CLPC4: Phần cứng có thể được bảo trì và nâng cấp thuận tiện, dễ dàng. CLPC5: Chi phí cho phần cứng phù hợp với cấu hình máy.

e) Thang đo lường nhân tố hiệu quả tư vấn

Nhân tố hiệu quả tư vấn được ký hiệu là HQTV và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:

HQTV1: Tư vấn giúp doanh nghiệp lựa chọn được mô hình phần mềm phù hợp nhu cầu sử dụng của đơn vị.

HQTV2: Các phân hệ trong chương trình có thể tương tác, hỗ trợ với nhau HQTV3: Tuân thủ các quy định về chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. HQTV4: Phần mềm kế toán được triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả.

HQTV5: Chi phí bỏ ra cho sử dụng phần mềm kế toán phù hợp. Đảm bảo sự cân đối trong chi phí bỏ ra và lợi ích từ việc sử dụng phần mềm mang lại.

f) Thang đo lường nhân tố thái độ chấp nhận phần mềm

Nhân tố hiệu quả tư vấn được ký hiệu là CNPM và được đo lường bằng biến quan sát sau:

CNPM1: Doanh nghiêp, các nhân viên trong đơn vị nhận thức một cách rõ ràng về lợi ích sử dụng phần mềm kế toán.

CNPM2: Nhận thức được rằng phần mềm kế toán có thể vận hành và dễ dàng sử dụng

CNPM3: Thái độ trong việc sử dụng phần mềm kế toán cho các công việc có liên quan

CNPM4:Chấp nhận phần mềm kế toán trong sử dụng thực tế

3.2.1.2 Thang đo nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán

Thang đo hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán được ký hiệu là HQSDPMKT và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:

HQSDPMKT 1: Viêc sử dụng phần mềm giúp các đối tượng sử dụng thông tin được cung cấp những thông tin đầy đủ. Tránh trường hợp bỏ xót thông tin gây tác động tiêu cực trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

HQSDPMKT 2: Sử dụng phần mềm kế toán đảm bảo tính chính xác thông tin, không làm thay đổi bản chất, hiện trạng của sự kiện cũng như nội dung và giá trị của nó.

HQSDPMKT 3: Phần mềm kế toán có thể cài đặt, vận hành và sử dụng một cách dễ dàng

HQSDPMKT 4: Hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán đảm bảo tính kịp thời. Đảm bảo khả năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan theo đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 42)