Các thuyết liên quan đến sự thỏa mãn công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 33 - 35)

Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943)

Maslow (1943) cho rằng nhu cầu của con người được sắp xếp và chia thành 5 bậc bao gồm: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng và nhu cầu tự thể hiện.

Những nhu cầu này của Maslow được liệt kê theo một trật tự phân cấp hình kim tự tháp. Tháp này thể hiện rằng nhu cầu cơ bản phải được đáp ứng trước các nhu cầu ở bậc cao hơn. Maslow đã chỉ ra rằng con người mong muốn và không bao giờ ngừng phấn đấu để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Những nhu cầu ở các cấp độ thấp hơn cần phải được đáp ứng một cách nhanh chóng. Do đó nếu các nhu cầu này không được thỏa mãn, chúng sẽ chi phối lại toàn bộ mục tiêu của con người.

Theo Maslow, một khi các nhu cầu cấp thấp đã được thỏa mãn, các nhu cầu cao cấp sẽ trở thành động lực cho mọi hành vi của con người. Những nhu cầu ở cấp thấp hơn không được đáp ứng thường sẽ tạo nên sự bất mãn ở các nhu cầu bậc cao hơn. Do đó, biết được vị trí của một người trên kim tự tháp sẽ giúp lãnh đạo xác định động lực của nhân viên một cách hiệu quả. Một người không ở một trạng thái cố định trên kim tự tháp Maslow trong khoảng thời gian dài. Mục tiêu của một nhà lãnh đạo là giúp nhân viên có được những kỹ năng, kiến thức và lợi ích nhằm thúc đẩy họ tiến lên những cấp bậc cao hơn trong tháp nhu cầu Maslow. Những người được đáp ứng các nhucầu cơ bản sẽ lao động hiệu quả hơn vì họ sẽ không bị vướng bận vào những nhu cầu này và tập trung vào hiện thực hóa các mục tiêu của bản thân và tổ chức.

Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom:

Là một lý thuyết bổ sung cho lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow.

Thuyết kỳ vọng do Victor Vroom cho rằng một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn

của kết quả đó với cá nhân. Thuyết kỳ vọng của V. Vroom được xây dựng theo công thức: Hấp lực x Mong đợi x Phương tiện = Sự động viên. Khi làm một việc thì nhân viên sẽ được những gì, họ có niềm tin rằng nếu thực hiện nhiệm vụ tốt sẽ đạt được phần thưởng đó và họ cố gắng nổ lực để thực hiện nhiệm vụ. Chu trình của Thuyết kỳ vọng có 3 bước: Nỗ lực => Hoàn thành => Kết quả. Mô hình của V. Vroom sau đó được các học giả Porter và Lawler (1968) bổ sung, sửa đổi thành Thuyết kỳ vọng là: có bốn yếu tố trong quá trình hình thành và thúc đẩy động lực làm việc, đó là: động viên, nổ lực, hiệu quả và khen thưởng.

Học thuyết hai nhân tố

Học thuyết hai nhân tố do nhà tâm lý học người Mỹ Frederick Herzberg nghiên cứu năm 1959 phân ra làm hai yếu tố có tác dụng tạo động lực:

Nhóm yếu tố thúc đẩy: Các yếu tố thúc đẩy là các yếu tố thuộc bên trong công việc. Đó là các nhân tố tạo nên sự thỏa mãn, sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân công việc của người lao động, trách nhiệm và chức năng lao động, sự thăng tiến. Đây chính là 5 nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia làm việc. Đặc điểm của nhóm này là nếu không được thỏa mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu được thỏa mãn thì sẽ có tác dụng tạo động lực.

Nhóm yếu tố duy trì: Đó là các yếu tố thuộc về môi trường làm việc của người lao động, các chính sách chế độ quản trị của Doanh nghiệp, tiền lương, sự hướng dẫn công việc, các quan hệ với con người, các điều kiện làm việc. Các yếu tố này khi được tổ chức tốt thì có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãnđối với công việc của người lao động.

Như vậy khi kết hợp hai học thuyết của Maslow và Herzberg có thể thấy rằng, trong mỗi người luôn tồn tại nhu cầu, khi một nhu cầu được thỏa mãn sẽ có một nhu cầu mới phát sinh mà vẫn phải duy trì nhu cầu cũ. Nếu nhu cầu thỏa mãn thì sẽ tạo động lực giúp người lao động làm việc tốt hơn. Cứ như thế, nếu nhu cầu trong công việc được thỏa mãn sẽtạo động lực làm việc cho nhân viên, góp phần vào kết quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)