Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo tự do với sự thỏa mãn công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 36 - 41)

Một nghiên cứu củaGhorbanian A và cộng sự tại trường Đại học Y khoa của Tehran năm 2011 về mối quan hệ của phong cách lãnh đạo với sự thỏa mãn công việc của nhân viên y tếcho kết quả rằng, phong cách lãnhđạo mới về chất và phong cách lãnh đạo nghiệp vụ có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo tự do được cho là không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến sự thỏa mãn công việc.

Như đặc điểm vốn có của phong cách lãnh đạo tự do, việc né tránh các quyết định, sự vắng mặt của người lãnh đạo rất khó để mang đến sự hài lòng cho nhân

viên. Do đó, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, lãnh đạo tự do được xem là phong cách lãnh đạo ít mang lại sự thỏa mãn cho nhân viên nhấtkhi không có mối quan hệ trao đổi giữa các nhà lãnhđạo và nhân viên trong quá trình traođổi, làm việc.

2.4. CÁCNGHIÊN CỨUCÓ LIÊN QUAN

Rifki (2012) với đề tài Phân tích ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo, môi trường làm việc và việc bồi thường đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên” tại công ty PT Nindya Karya ở Indonesia, cho thấy có sự tương quan giữa

phong cách lãnh đạo mức độ thoả mãn công việc của nhân viên. Rifki cho rằng một phong cách lãnh đạo tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc của nhân viên.

Parvin and Kabir (2011) với đề tài “Mức độ phổ biến và ảnh hưởng của

phong cách lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, nghiên cứu tại

Bệnh viện Đại học King Abdullah, Jordan” cũng cho rằng phong cách lãnh đạo

ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên bên cạnh nhiều nhân tố khác như tiền lương, chế độ khen thưởng.

Arzi & Leyla Farahbod (2014) nghiên cứu về“Ảnh hưởng của phong cách

lãnh đạo đến sự thỏa mãn công vic tại khách sạn Soureh Iran”. Theo nghiên cứu này, phong cách lãnhđạo mới về chất và phong cách lãnhđạo nghiệp vụ đều có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại khách sạn.

Hamidifar (2009 ) cũng đã tiến hành một nghiên cứu tại Đại học Hồi giáo Azad ở Tehran và khám phá rằng trong số các phong cách lãnhđạo thì phong cách lãnh đạo mới về chất có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên hơn với bất kỳ phong cách lãnhđạo khác.

Tại Việt Nam, một số đề tài cũng nghiên cứu về phong cách lãnh đạo mới về chất đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Trần Thị Thu Trang (2006)với đề tài “Ảnh hưởng của phong cách lãnhđạo mới về chất đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức” đã chỉ ra rằng các thành phần của phong cách lãnh đạo mới về chất đều có tác động tích cực đến sự thỏa mãn công

việc của nhân viên. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng thang đo MLQ của Bass & Avolio phiên bản năm1990 đo lường phong cách lãnh đạo mới về chất với 4 thành phần: ảnh hưởng lý tưởng, động viên tinh thần, quan tâm đến cá nhân, khuyến khích vận dụng trí tuệ nhân viên.

Trần Thị Cẩm Thúy (2011) với đề tài “Ảnh hưởng của lãnhđạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên với tổ chức” đã kết luận rằng lãnhđạo tạo sự thay đổi ảnh hưởng dương đến sự thỏa mãn của nhân viên. Yếu tố truyền cảm hứng là chưa có ý nghĩa thống kê trong kiểm định ảnh hưởng dương đến sự thỏa mãn. Tác giả cũng nhận định hạn chế đầu tiên là nghiên cứu đã không sử dụng toàn bộ thang đo lãnh đạo đa phần MLQ của Bass mà chỉ sử dùng phần thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi (lãnh đạo mới về chất). Do đó, nghiên cứu không thể đánh giá được phong cách lãnh đạo thường xuyên của lãnh đạo và cũng không đánh giá được ảnh hưởng của thang đo lãnh đạo nghiệp vụ, lãnh đạo tự do đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo khá đa dạng, tại các nước, nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến các khu vực công và doanh nghiệp khá nhiều. Tại Việt Nam, các nghiên cứu tập trung vàoảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc, ý thức gắn kết của nhân viên với tổ chức. Theo các kết quả nghiên cứu từ các nước, phong cách lãnhđạo nghiệp vụ có thể có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc, phong cách lãnh đạo tự do thì gần như không có ảnh hưởng. Do đặc điểmnày của phong cách lãnh đạo nghiệp vụ và phong cách lãnh đạo tự do nên các học giả nghiên cứu về hai phong cách lãnh đạo này đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Việt Nam là chưa có.

Bảng2.2: Tổng hợp các nghiên cứu của nước ngoài có liên quan

STT Tác giả Bài nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng

1 ML Voon

& cộng sự

Ảnh hưởngcủa phong cách lãnhđạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên trong khu vực công tại Malaysia

1.Ảnh hưởng lý tưởng 2. Truyền cảm hứng 3. Kích thích trí tuệ 4. Quan tâm cá nhân 5. Thưởng theo thành tích 6. Quản lý bằng ngoại lệ chủ động 7. Quản lý bằng ngoại lệ- bị động 2 Saureh Arzi; Leyla Farabod

Ảnh hưởng của phong cách lãnhđạo đến mức độ thỏa mãn công việc, nghiên cứu tại Khách sạn Iran

1. Tầm nhìn

2. Giao tiếp truyền cảm hứng 3. Kích thích trí tuệ

4. Ghi nhận năng lực cá nhân 5. Lãnhđạo thamgia

6. Thưởng theo thành tích 7. Quản lý bằng sự mong đợi

3

Abd Rahmad & cộng sự

Ảnh hưởng của phong cách lãnhđạo đến sự thỏa mãn công việc của y tá, nghiên cứu tại Malaysia

1. Kích thích trí tuệ 2. Quan tâm cá nhân 3. Truyền cảm hứng 4.Ảnh hưởng hành vi 5.Ảnh hưởng phẩm chất 6. Thưởng theo thành tích 7. Quản lý bằng ngoại lệ-chủ động 8. Quản lý bằng ngoại lệ- bị động 4 Fatemeh Hamidifar

Mối quan hệ của phong cách lãnhđạo và mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại trường ĐH Islamic AzadởTehran, Iran

1. Kích thích trí tuệ 2. Quan tâm cá nhân 3. Truyền cảm hứng 4.Ảnh hưởng hành vi 5.Ảnh hưởng phẩm chất 6. Thưởng theo thành tích 7. Quản lý bằng ngoại lệ-chủ động 8. Quản lý bằng ngoại lệ- bị động 9. Lãnhđạo tự do

5 Colin J

Turkey

Phong cách lãnhđạo và sự thỏa mãn công việc- 1 nghiên cứu tại trường trung học ở Mỹ

1. Kích thích trí tuệ 2. Quan tâm cá nhân 3. Truyền cảm hứng 4.Ảnh hưởng hành vi 5.Ảnh hưởng phẩm chất 6. Thưởng theo thành tích 7. Quản lý bằng ngoại lệ-chủ động 8. Quản lýbằng ngoại lệ- bị động 9. Lãnhđạo tự do 6 Hsiu-Chin Chen

Mối quan hệ của phong cách lãnhđạo và mức độ thỏa mãn công việc, nghiên cứu tại Đài Loan

1. Kích thích trí tuệ 2. Quan tâm cá nhân 3. Truyền cảm hứng 4.Ảnh hưởng hành vi 5.Ảnh hưởng phẩm chất 6. Thưởng theo thành tích 7. Quản lý bằng ngoại lệ-chủ động 8. Quản lý bằng ngoại lệ- bị động 9. Lãnhđạo tự do

(Nguồn: tác giả tổng hợptừ các bài nghiên cứu có liên quan)

Bảng2.3: Tổng hợp các nghiên cứu trong nướccó liên quan STT Tác giả Bài nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng

1

Trần Thị Thu Trang

Ảnh hưởng của phong cách lãnhđạo mới về chất đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức

1. Uy tín lãnhđạo 2. Động viên tinh thần 3. Quan tâm đến cá nhân

4. Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ nhân viên

2

Trần Thị Cẩm Thúy

Ảnh hưởng của lãnhđạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên với tổ chức

1. Hấp dẫn bằng phẩm chất 2. Hấp dẫn bằng hành vi 3. Truyền cảm hứng

4. Kích thích sự thông minh 5. Quan tâm cá nhân

Các nghiên cứu trên đều nỗ lực xác định bao quát các nhân tố tác động đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên, song các kết quả không hoàn toàn thống nhất.

Tuy vậy, có một số nhân tố sau xuất hiện ở nhiều nghiên cứu, bao gồm:

1. Kích thích trí tuệ 2. Quan tâm cá nhân 3. Truyền cảm hứng 4.Ảnh hưởng hành vi 5.Ảnh hưởng phẩm chất 6. Thưởng theo thành tích 7. Quản lý bằng ngoại lệ-chủ động 8. Quản lý bằng ngoại lệ - bị động 9. Lãnhđạo tự do

Đây chính là cơ sở thựcnghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)