MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TIẾP CẬN THEO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 35 - 36)

HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CỦA LÃNH ĐẠO VÀ SỰ THỎA MÃN CÔNG

VIỆC

Các học giả đã phát biểu khá nhiều về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự thỏa mãn công việc. Một số phát biểu như sau:

Theo Cummings và Schawab (1973): khi so sánh tất cả các nhân tố của tổ

chức có ảnh hưởng đến nhân viên thì phong cách lãnh đạo là nhân tố phải được quan tâm đầu tiên. Điều đó xuất phát từ việc lãnh đạo là người có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên trong công việc hàng ngày.

Bass & Avolio (1994) cho rằng: khi nhà lãnh đạo sở hữu phong cách lãnh đạo khác biệt là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên để giúp cho tổ chức thành công.

Lashbrook (1997) cho rằng: phong cách lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên.

Với tiếp cận phong cách lãnhđạo theo hướng chuyển đổi của lãnhđạo, phát biểu của các học giả về mối quan hệ này như sau:

2.3.1. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo mới về chất với sự thỏa mãn công việc

Bass (1985) cho rằng: phong cách lãnh đạo mới về chất có thể giúp gia tăng sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Những nhà lãnh đạo mới về chất có xu hướng khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên để họ tự giác và trách nhiệm hơn với công việc. Từ đó thành tích trong công tác của nhân viên tăng lên và họ cũng thỏa mãn nhiều hơn với công việc.

Theo Bushra và cộng sự (2011): lãnh đạo mới về chất có xu hướng tạo ra mức độ thỏa mãn công việc cao hơn so với lãnhđạo nghiệp vụ

Theo Miles và Mangold (2002): khả năng chuyển đổi của người lãnhđạo để xác định và giải quyết các xung đột của nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định

sự thỏa mãn của công việc của nhân viên.

Nghiên cứu của Fedex, Robbins (được trích dẫn trong Chang & Lee, 2007: 161) cho thấy phong cách lãnh đạo mới về chất ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên cao hơn so với phong cách lãnhđạo nghiệp vụ.

2.3.2. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo nghiệp vụ với sự thỏa mãn công việc

Theo Felfe & Schyns, (2006); Bycio, Hackett & Allen, (1995) và Niehoff, Enz & Grover, (1990): Phong cách lãnh đạo mới về chất và phong cách lãnh đạo nghiệp vụ được cho là có mối tương quan tích cực với quan niệm về công việc, lãnh đạo và sự thỏa mãn với tổ chức

Castaneda and Nahavandi (1991) đã chỉ ra rằng: người lao động hầu hết được thỏa mãn khi họ hiểu được cách ứng xử và hành vi định hướng công việc của cấp trên.

Gharoieahangar và Alijanirooshan (2004 ) kết luận từ một nghiên cứu kiểm định mối quan hệ của phong cách lãnh đạo mới về chất và phong cách lãnh đạo nghiệp vụ với mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng:

phong cách lãnh đạo mới về chất và phong cách lãnh đạo nghiệp vụ lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)