Cơ sở về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 50 - 54)

Pakman (2001) trong nghiên cứu về Mối quan hệ của phong cách lãnh

đạo mới về chất và sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại bệnh viện Jordan”

đã kết luận phong cách lãnhđạo nghiệp vụ và phong cách lãnh đạo tự do có quan hệ tiêu cực đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên. Trong đó, phong cách lãnh đạo mới về chất được nghiên cứu gồm 5 thành phần: Ảnh hưởng phẩm chất, Ảnh hưởng hành vi, Khả năng truyền cảm hứng, Kích thích trí tuệ, Quan tâm cá nhân.

Tất cả 5 yếu tố của lãnh đạo mới về chất đều có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc. Các đặc điểm này giúp tạo ra một môi trường làm việc tốt gia tăng sự thỏa mãn công việc trong bệnh viện tư nhân Jordan, kết quả này phù hợp với (Chen, 2005; Liu, 1997; Liu, 1984; Avolioand Bass, 1988; Bass và cộng sự, 1987; Congerand Kanungo; 1988) khi họ cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạomới về chấtvà sự hài lòng công việc.

Nghiên cứu của Chen (2004) vềMối quan hệ của phong cách lãnh đạo và mức độ thỏa mãn công việc, nghiên cứu tại Đài Loanchỉ ra rằng:nhân tố thưởng theo thành tích và quan tâm cá nhân ảnh hưởng cao nhất đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên. Nhân tố quản lý bằng ngoại lệ bị động ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc thấp hơn.

ML Voon & cộng sự (2011) “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến

mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên trong khu vực công tại Malaysia” Sự thỏa mãn công việc của nhân viên có liên quan mật thiết đến khả năng truyền cảm hứng, kích thích trí tuệ, quan tâm cá nhân, ảnh hưởng lý tưởng (ảnh hưởng hành vi – phẩm chất). Kết quả này trùng khớp với các kết quả nghiên cứu khác (Hinduan, Wilson-Evered, Moss, & Scannell, 2009; Clabaugh, Monrao &Sountar , 2000; Pattern ,1995). Phong cách lãnhđạo nghiệp vụ với 2 nhấn tố (quản lý bằng ngoại lệ - chủ động, quản lý bằng ngoại lệ- bị động) có ảnh hưởng tiêu cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên trong khu vực nhà nước. Riêng nhân tố thưởng theo thành tích có mối liên quan đến thỏa mãn công việc.

Theo nghiên cứu của Nebiat Negussie (2013) về “Mối quan hệ của phong

cách lãnh đạo với mức độ thỏa mãn công việc của quản lý và y tá tại bệnh viện

Jimma University Specialized”, tất cả 5 nhân tố thuộc phong cách lãnhđạo mới về chất có sự ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn công việc. Đối với phong cách lãnh đạo nghiệp vụ, ngoại trừ nhân tố thưởng theo thành tích thì các nhân tố khác có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ thỏa mãn công việc. Theo nghiên cứu của

Mubbsher Munawar Khan (2011) về phong cách lãnh đạo mới về chất, phong cách lãnh đạo nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo tự do tại Pakistan thì phong cách lãnhđạo tự do không có mối quan hệ đến sự thỏa mãn công việc.

Bảng 2.14: Tổng hợp cơ sở cho mối quan hệgiữabiến độc lập và biến

phụ thuộc

STT Mối quan hệcủa biến Tác giả nghiên cứu

1 Ảnh hưởng phẩm chất vàMĐTMCV

Pakman (2001), ML Voon & cộng sự (2011), Nebiat Negussie (2013)

2 Ảnh hưởng hành vi và MĐTMCV Pakman (2001), Nebiat

Negussie (2013),

3 Truyền cảm hứng và MĐTMCV

Pakman (2001), ML Voon & cộng sự (2011), Nebiat Negussie (2013),

4 Kích thích trí tuệ và MĐTMCV

Pakman (2001, Nebiat

Negussie (2013), ML Voon & cộng sự (2011)

5 Quan tâm cá nhân và MĐTMCV

Pakman (2001), Chen (2004), ML Voon & cộng sự (2011), Nebiat Negussie (2013)

6 Thưởng theo thành tích và MĐTMCV

Chen (2004), ML Voon & cộng sự (2011, Nebiat Negussie (2013) 7 Quản lý bằng ngoại lệ- chủ động và MĐTMCV ML Voon & cộng sự (2011), Nebiat Negussie (2013) 8 Quản lý bằng ngoại lệ- bị độngvà MĐTMCV ML Voon & cộng sự (2011), Nebiat Negussie (2013) 9 Quản lý bằng ngoại lệ- bị độngvà MĐTMCV Chen (2004)

10 Lãnhđạo tự do và MĐTMCV Mubbsher Munawar Khan

(2011)

(Nguồn: tácgiả tổng hợp)

TÓM TẮT CHƯƠNG 2:

Chương 1 đã trình bày khái quát về nghiên cứu, xác định được những mục tiêu nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Tại chương 2, tác giả giới thiệu tổng quan về các lý thuyết và nghiên cứu đãđược thực hiện về phong cách lãnh đạo, sự thỏa mãn của nhân viên, mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự thỏa mãn công việc của nhân viên.Đây chính là cơ sở để tác giảxây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu, hiểu rõ các biến để thiết kế thang đo.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)