Nội dung công tác quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 28)

5. Bố cục của Luận văn

1.1.2.3. Nội dung công tác quản lý nợ xấu

Nhận biết và phân loại nợ xấu

Nhận biết nợ xấu là bƣớc đầu tiên trong quá trình quản lý nợ xấu ngân hàng, mà trong đó NHTM sẽ căn cứ vào một số tiêu thức nhất định để nhận diện hoặc xác định khoản nợ đó có phải là nợ xấu hay không.

Để nhận biết các khoản nợ xấu, mỗi quốc gia với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và thị trƣờng tài chính khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau.

Tại Việt Nam, Ngày 21 tháng 01 năm 2013 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định về “Phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng” thay thế cho quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005.

Đo lường nợ xấu

Sau khi nhận biết đƣợc nợ xấu, các NHTM sẽ tiến hành đo lƣờng, ƣớc lƣợng xác xuất vỡ nợ và tổn thất mà khoản nợ xấu đó gây ra. Nếu các NHTM có thể ƣớc lƣợng xác suất vỡ nợ tức là ngân hàng đã đo lƣờng đƣợc nợ xấu theo phƣơng pháp định lƣợng. Còn nếu chỉ dự đoán, nhƣng không ƣớc lƣợng xác suất xảy ra tổn thất thì ngân hàng mới chỉ đo lƣờng theo phƣơng pháp định tính.

Ngăn ngừa nợ xấu

Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng là xây dựng cách thức quản lý rủi ro tín dụng tổng thể của một ngân hàng, trong đó thể hiện đƣợc cách thức tổ chức quản lý, thực hiện quy trình tín dụng, nhận biết, đo lƣờng, kiểm soát rủi ro tín dụng nhận biết, đo lƣờng, kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm khống chế rủi ro trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lựoi nhuận.

Việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng giúp cho ngân hàng có sự nhìn nhận chính xác hơn về triển vọng kinh doanh của ngân hàng trong tƣơng lai, từ đó có khả năng hoạch định chính sách knh doanh phù hợp. So với các chỉ tiêu phản ánh thực tế kinh doanh nhƣ doanh thu, mức sinh lời, các khoản lãi và phí … thì “rủi ro” lại mang tính ”dự đoán”. Nói đến rủi ro tức là nói đến những biến cố xảy ra không chắc chắn.Và trên thực tế thì ngƣời ta có thể bỏ qua những kết quả xảy ra trong tƣơng lai để chú trọng hơn vào những mục tiêu trƣớc mắt.Việc xem nhẹ rủi ro nhƣ vậy có nghĩa là ngân hàng có thể sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề xảy đến trong tƣơng lai. Chính bởi vậy, quan tâm đến việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro có nghĩa là các ngân hàng đã đƣa rủi ro vào thành một vấn đề cấp thiết trong hoạt động kinh doanh bên cạnh mục tiêu “lợi nhuận” ngay cả khi rủi ro chƣa xảy ra.

Xây dựng chiến lƣợc quản lý rủi ro

Cần có chiến lƣợc quản lý rủi ro phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ và có thể đƣợc điều chỉnh một cách linh hoạt tùy theo diễn biến thị trƣờng tín dụng. Chiến lƣợc quản lý rủi ro nói chung nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh phải chỉ rõ điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng, các cơ hội cũng nhƣ các mối đe dọa từ môi trƣờng kinh doanh… Chiến lƣợc phải đƣợc hoạch định một cách nhất quán về các thứ tự ƣu tiên cho đến các mực tiêu có sự xung đột trong hoạt động kinh doanh. Chiến lƣợc phòng ngừa, hạn chế rủi ro phải đặc biệt chú trọng đến việc đa dạng hóa danh mục tín dụng trên cơ sở phân bổ hợp lý các nguồn vốn cũng nhƣ chi phí quản

lý rủi ro sẽ đƣợc hình thành trên cơ sở là một bộ phận hữu cơ phù hợp và gắn chặt với chiến lƣợc kinh doanh tổng thể của ngân hàng.

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh Khi những khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì các ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với những khoản nợ này.

Đối với những khoản nợ,ngay từ những khoản nợ thuộc nhóm 2 đã cần phải sớm phân tích nguyên nhân và có biện pháp tín dụng, không để kéo dài thời gian quá hạn, dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu.

Với ý nghĩa là nợ cần chú ý,nợ nhóm 2 đƣợc coi nhƣ chiếc nhiệt kế đo lƣờng và cảnh báo sớm mức độ rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Cho dù là món vay lớn hay món vay nhỏ, cho vay doanh ngiệp nhà nƣớc hay kinh tế dân doanh, cho vay có hay không có tài sản đảm bảo thì khả năng phát sinh nợ nhóm 2, nguy cơ chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ xấu là hết sức tiềm ẩn ở mọi ngân hàng cho vay.

Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng

Bản thân hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, chính vì vậy, các ngân hàng khi xem xét cho vay đều phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng: từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra trƣớc và sau khi cho vay… Việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng tránh đƣợc rủi ro các khoản nợ xâu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và các thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng

Kiểm tra, giám sát để đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng vay không làm những việc rủi ro bằng món tiền của ngân hàng cho vay. Ngân hàng thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng theo định kỳ. Đây là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình tín dụng của bất cứ một NHTM nào.

Xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu đƣợc coi là phần trung tâm trong hoạt động quản lý nợ xấu. Các ngân hàng có thể sử dụng những cách sau để xử lý nợ xấu

Quy trách nhiệm đòi nợ đối với nhân viên tín dụng Tổ chức đòi nợ từ khách hàng Xử lý tài sản đảm bảo Bán các khoản nợ Bù đắp bằng quỹ dự phòng Sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ Sự trợ giúp của Chính phủ

1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu

Nợ xấu luôn là vấn đề đáng lo ngại với các ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy việc quản lý nợ xấu luôn đƣợc các ngân hàng quan tâm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nợ xấu: nguyên nhân từ phía khách hàng, từ phía ngân hàng, hoặc do những yếu tố bất ngờ xảy ra trong nền kinh tế, những biến động của thiên nhiên…Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại bao gồm:

a) Yếu tố chủ quan

Sự quản lý yếu kém của ngân hàng

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ lớn nhất của mỗi ngân hàng đồng thời cũng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Mỗi ngân hàng luôn phải thiết lập cho mình một hệ thống quản lý nợ phù hợp với điều kiện mà mục tiêu kinh doanh hƣớng tới của ngân hàng, Bất cứ sai xót nào trong khâu quản lý cũng nhƣ triển khai đều có thể gây ra rủi ro. Ngƣợc lại sự quản lý hợp lý, đồng bộ trong các khây sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa đáng kể tình trạng nợ xấu phát sinh.

Sự quản lý điều hành của ngân hàng luôn đi đôi với tình trạng nợ quá hạn cao. Điều này có thể xảy ra do sơ hở của nhân viên tín dụng hoặc do

chính sự sai xót của nhà quản lý. Một sự nhầm lẫn trong khâu thẩm định, khâu lập hồ sơ, hay trong khâu phân tích tín dụng đều dẫn đến những quyết định sai lầm khi cho vay dù hiệu quả xảy ra là nhỏ hay lớn, rủi ro tín dụng xảy ra là điều tất yếu. Một số nguyên nhân thƣờng gặp nhƣ:

- Sự tập trung tín dụng vào một khu vực khách hàng, một lĩnh vực ngành nghề mà không đa dạng hóa danh mục tín dụng cũng là một nguyên nhân làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao.

- Không có sự điều chỉnh danh mục tín dụng trƣớc những biến động bất lợi của nền kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn năm 2008 là năm mà tỷ lệ dƣ nợ bất động sản tăng cao, nợ xấu bất động sản luôn là bài toán khó giải đối với hầu hết các ngân hàng thƣơng mại. Đứng trƣớc tình hình đó, nhiều ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.

- Thiếu hệ thống chấm điểm tín dụng, đánh giá khách hàng hoặc hệ thống này xây dựng còn nhiều thiếu xót. Hiện nay, Việt Nam trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đƣợc thành lập và có vai trò quan trọng với việc định hƣớng hoạt động, tổ chức, hƣớng dẫn triển khai nghiệp vụ thông tin tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời CIC có nhiệm vụ triển khai xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và xử lý các thông tin đó và lại tiếp tục cung cấp lại cho các ngân hàng thƣơng mại. Điều đó giúp cho các ngân hàng thƣơng mại hạn chế đƣợc rủi ro có thể xảy ra.

- Rủi ro đạo đức: Khi nói tới rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng chúng ta thƣờng đề cập tới rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng mà ít nhắc tới rủi ro xuất phát từ phía ngƣời quản lý. Một ngƣời quản lý làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì phòng ngừa đƣợc phát sinh của nợ xấu. Những trên thực tế vì lợi ích cá nhân hay một nhóm tập thể cán bộ quản lý trong công tác điều hành đã vô tình hoặc cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho các loại rủi ro này phát sinh. Ví dụ nhƣ khi nhà quản lý có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù khách hàng đã đƣợc thẩm định là không đủ điều kiện nhƣng vì

một lý do nào đó nhà quản lý giúp đỡ khách hàng hợp thức hóa hồ sơ vay vốn hoặc trong một số trƣờng hợp còn yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo.Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức cũng có thể xảy ra do cán bộ tín dụng sơ hở hoặc câu kết với khách hàng, hay do khách hàng vay vốn nhƣng không thức hiện vốn đúng nhƣ cam kết…Tất cả những yếu tố đó là nguyên nhân đẩy ngân hàng vào nguy cơ nợ xấu ngày càng cao.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân nhƣ sự bất ổn định của chủ trƣơng chính sách từ chính phủ, hay do quy mô một số ngân hàng nhỏ nên không có điều kiện về vốn, mạng lƣới để cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thể theo tiêu chuẩn quốc tế và quản lý nợ xấu nên xác xuất rủi ro cũng cao hơn.

Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ

Vì có sự thiếu chặt chẽ trong quy trình nghiệp vụ dẫn đến việc khách hàng lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng biệt phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của họ. Tuy nhiên nhếu duy trì chính sách tín dụng một cách cứng nhắc, chậm chễ trong việc sửa đổi chính sách, hoặc áp dụng thiếu linh hoạt giữa các bộ phận khách hàng khác nhau có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh đó sự ra đời ngày càng nhiều các ngân hàng thƣơng mại khiến môi trƣờng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, việc các ngân hàng tìm mọi biện pháp mở rộng chiếm lĩnh thị phần bằng cách đơn giản hóa các thủ tục cho vay (ví dụ nhƣ cho vay tín chấp), hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng cũng là nguyên nhân làm cho nợ xấu cảu ngân hàng gia tăng.

Cơ chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro chưa hợp lý

Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn quan trọng của ngân hàng nhằm phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Quỹ dự phòng phải đƣợc sử dụng để xử lý rõ ràng ngay khi khoản nợ đƣợc xếp vào nhóm 5, và phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể cho từng khoản vay, sau đó phát mại tài sản để thu hồi khoản nợ, nếu không đủ bù đắp những tổn thất mới sử dụng đến dự phòng chung.

Cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm

Một số cán bộ tín dụng mới bắt đầu với công việc còn thiếu kinh nghiệm. Việc thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của các đối tƣợng khách hàng không chỉ đơn thuần dựa trên các con số mà phải dựa trên cả kinh nghiệm thực tiễn. Một cán bộ tín dụng lâu năm có thể dễ dàng nhận thấy những điểm bất lợi của khách hàng nhƣ môi trƣờng kinh doanh, bộ máy quản lý, chiến lƣợc phát triển…cho dù số liệu thẩm định là tốt, những điều đó cũng có thể là yếu tố cản trở quyết định cho vay của ngân hàng, Tuy nhiên đó là điều mà nhân viên tín dụng mới vào ngành khó có thể nắm bắt đƣợc ngay.

Cán bộ tín dụng phải có đầu óc phán đoán nhanh nhạy, dự báo đƣợc triển vọng trong tƣơng lai, có hội cũng nhƣ thách thức mà khách hàng có thể gặp phải, nếu đánh giá không đúng có thể sẽ dẫn tới những quyết định cho vay sai lầm.

Việt Nam gia nhập WTO, các điều kiện về thƣơng mại quốc tế vẫn còn nhiều mới mẻ đối với cán bộ ngân hàng vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ năng động, có trình độ để có thể tiếp cận với chuẩn quốc tế là vấn đề đang đƣợc chú trọng.

Cơ cấu cho vay không hợp lý

Tín dụng của ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung ở tín dụng ngắn hạn (chiếm gần 70% trong tổng dƣ nợ) và phần lớn là cho vay đất nƣớc vừa và nhỏ. Việc tập trung chủ yếu thị phần tín dụng vào các đất nƣớc vủa và nhỏ, không đa dạng hóa danh mục tín dụng trong điều kiện nền kinh tế chịu nhiều biến động bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến hco ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn. Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trong khối NHTM nhà nƣớc hiện nay vẫn cao nhất, điều này một phần lý do do cơ cấu cho vay không hợp lý cũng có thể có nguyên nhân từ các khoản cho vay theo chỉ định từ chính phủ.

b) Yếu tố khách quan

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ

Hệ thống Luật là cơ sơ pháp lý vững chắc cho hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Một môi trƣờng pháp lý rõ ràng, đồng bộ là cơ sở cho các NHTM lựa chọn và đánh giá khách hàng chính xác hơn và đƣa ra những quyết định đúng đắn hơn. Sự thiếu chặt chẽ trong các bộ Luật sẽ tạo điều kiện cho khách hàng lách luật, tìm cách lừa đảo, chiếm dụng vốn gây khó khăn cho ngân hàng.

Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng, gia nhập ngày càng sâu rộng vào nền kính tế thế giới nền nhiều ngành nghề lĩnh vực mới mà luật còn chƣa đề cập đến hay vẫn đang còn trong dự thảo đã gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thi hành luật.

Khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh

Khách hàng có thể gặp rủi ro từ những nguyên nhân bất khả kháng nhƣ thiên tai, địch họa, bệnh dịch. Chẳng hạn nhƣ trận lũ năm vừa qua ở miền Trung đã cuốn sạch của cải của các doanh nghiệp…Những nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và ngay cả bản thân khách hàng. Vì vậy, những tổn thất này doanh nghiệp cần đƣợc sự chia sẻ của nhà nƣớc và toàn xã hội.

Ngoài ra từ những biến động bất ngờ nằm ngoài dự đoán của thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)