Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nhận biếtvà phân loại nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 47)

5. Bố cục của Luận văn

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nhận biếtvà phân loại nợ xấu

-Tổng số nợ quá hạn:Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối

của toàn bộ các khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Chỉ tiêu này chƣa cho biết trong tổng số nợ đó, nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu? Và nhƣ vậy có cũng chƣa phản ánh một cách chính xác nguy cơ rủi ro của ngân hàng. Ví dụ: hai ngân hàng cùng có tổng số nợ quá hạn nhƣng ngân hàng có nhiều nợ không có khả năng thu hồi hơn hoặc tiềm lực tài chính thấp hơn sẽ có nguy cơ rủi ro cao hơn.

-Số nợ không có khả năng thu hồi;

-Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi/ Tổng số nợ quá hạn;

-Tổng giá trị các khoản nợ xấu;

-Tổng giá trị các khoản nợ xấu/tổng dư nợ cho vay và cho thuê: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng: Cho thấy với 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng không thu hồi đƣợc đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Nếu nhƣ lớn hơn 7% thì ngân hàng bị coi là có chất lƣợng tín dụng yếu kém, còn nếu nhỏ hơn 5% thì đƣợc đánh giá là có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lƣợng cho vay cao. Tuy nhiên các con số đƣợc sử dụng để tính chỉ số này đƣợc đo tại một thời điểm nhất định nên chƣa phản ánh hoàn toàn chính xác chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ khó đòi/tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ khó đòi/nợ xấu: Các chỉ số

này phản ánh chỉ tiêu tƣơng đối của nợ khó đòi - một trong những bộ phận quan trọng của nợ xấu. Đây là những chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ nợ xấu cảu ngân hàng càng lớn. Chẳng hạn, hai ngân hàng có cùng lƣợng nợ xấu thì ngân hàng nào có tỷ lệ nợ khó đòi/nợ xấu cao hơn sẽ có chỉ tiêu tuyệt đối về nợ khó đòi hơn và tất nhiên là nguy cơ về nợ xấu cao hơn.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng đo lường nợ xấu

-Tỷ lệ vỡ nợ

-Tỷ lệ tổn thất do vỡ nợ

2.3.3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng ngăn ngừa nợ xấu

-Tỷ lệ dự án được thẩm định theo đúng quy trình/ Tổng số dự án vay được thẩm định;

- Số cán bộ ngân hàng có trình độ sau đại học tham gia công tác thẩm định;

- Số cán bộ thẩm định được cử đi đào tạo nâng cao trình độ;

- Thời gian tối đa cho các khoản vay trên 2 tỷ VND, trên 5 tỷ VND, trên 10 tỷ VND,…

- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng

rủi ro khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản mất vốn. Nếu tỷ lệ này cao, có nghĩa là quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguy cơ nợ xấu của ngân hàng giảm đi và ngƣợc lại.

Theo hệ thống PEARLS thì hiệp hội tín dụng thế giới về đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thì một ngân hàng đƣơc coi là hoạt động với độ an toàn cao nếu ngân hàng đó phân bổ đủ dự phòng cho 100% nợ quá hạn trên 12 tháng và 35% nợ quá hạn từ 1 - 12 tháng.

-Số tiền dự phòng phải trích:Theo TT 02/TT-NHNN năm 2013, số

tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng đƣợc tính theo công thức sau:

R = 𝑅𝑖

𝑛

𝑖=1

Trong đó:

- 𝑛𝑖=1𝑅𝑖: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

- Tỷ lệ dự trữ tổn thất cho vay/tổng dư nợ cho vay và cho thuê

Tỷ lệ này cho biết phần dƣ nợ cho vay, cho thuê đƣợc dự trữ cho tổn thất. Ngoài ra tùy theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng hoặc quốc gia trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chi tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ tồn đọng nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý.

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu đƣợc coi là nội dung trọng tâm trong hoạt động quản lý nợ xấu. Có thể sử dụng một sổ chỉ tiêu sau để phản ánh thực trạng xử lý nợ xấu tại các ngân hàng đƣợc nghiên cứu:

-Số nợ xấu bị xử lý theo hình thức dự phòng rủi ro

-Tỷ lệ nợ xấu bị xử lý theo hình thức dự phòng rủi ro/ Tổng số nợ xấu;

-Tỷ lệ nợ xấu chưa bị xử lý/ Tổng số nợ xấu;

-Tỷ lệ nợ xấu mất khả năng thu hồi hoàn toàn/ Tổng số nợ xấu

2.3.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý và môi trường nội bộ - Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ của khách hàng với ngân hàng

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng tới ngân hàng

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤUTẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về các đơn vị đƣợc nghiên cứu

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn chi nhánh Tỉnh vĩnh phúc, tên viết tắt NHNo & PTNT CN Tỉnh Vĩnh Phúc là chi nhánh ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số: 515/QĐ-NHNo-02 ngày 16/12/1996 của TGĐ NHNo & PTNT Viê ̣t Nam , với mục tiêu là một ngân hàng thƣơng mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trƣờng. NHNo & PTNT CN Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc huy động mọi nguồn vốn và đầu tƣ vào tất cả lĩnh vực tín dụng ngắn, trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tƣ vốn cho khu vƣ̣c nông nghiê ̣p nông thôn và nông dân . Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 01/1997 đến nay, NHNo & PTNT CN Tỉnh Vĩnh Phúc đã có tr ụ sở chính đặt tại TP Vĩnh Yên , Tỉnh Vĩnh Phúc và 1 hệ thống mạng lƣới bao gồm 09 chi nhánh huyê ̣n thi ̣, 14 phòng giao dịch tại khắp các xã, huyê ̣n thi ̣ trong tỉnh. Với biên chế có 250 CBNV, nguồn vốn 450 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay nền kinh tế 760 tỷ đồng. Tới năm 2015, Chi nhánh biên chế với 370 cán bộ công nhân viên. Tổng nguồn vốn huy động đạt 6.046 tỷ đồng, tăng 5.596 tỷ so với năm 1997. Tổng dƣ nợ cho vay là 5.649 tỷ tăng 4.889 tỷ so với năm 1997.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Phúc Yên đƣợc thành lập theo quyết định số 718/QĐ-NHNo ngày 21/3/2000 của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo tỉnh Vĩnh Phúc. NH có trụ sở chính tại Thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, với 04 phòng giao dịch là P. Xuân Hòa, Phúc Thắng - xã Tiền Châu. Đến thời điểm 31/12/2015, NH có 92 cán bộ công nhân viên, nguồn vốn 3.104 tỷ đồng, dƣ nợ 1.009 tỷ đồng.

Tuy là tỉnh mới tái lâ ̣ p và kinh tế chủ yếu thu ần nông, khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thƣơng mại dịch vụ còn nhỏ bé, lao động thiếu việc làm chiếm tỉ trọng lớn...song là một Tỉnh ổn định về an ninh - chính trị, có sự phát triển kinh tế với tốc độ khá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tích cực.

Trải qua quá trình hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánhTỉnh Vĩnh Phúc và Phúc Yên đã góp ph ần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Kinh tế phát triển và đa dạng thành phần đòi hỏi ngân hàng càng mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng tín dụng và phát triển thêm những dịch vụ mới. Qua nhiều năm hoạt động, NHNo&PTNT CN Tỉnh Vĩnh Phúc đ ạt đƣợc nhiều thành tựu, trong đó đón nhâ ̣n huân chƣơng lao đô ̣ng ha ̣ng nhất, nhì, nhiều năm liền đạt đƣợc danh hiệu tiên tiến, xếp loa ̣i AAA.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức bộ máy của các đơn vị được nghiên cứu được nghiên cứu

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Giám đốc chi nhánh

Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc và trƣớc pháp luật trong việc điều hành Chi nhánh. Mọi hoạt động của chi nhánh đều do Giám đốc chỉ đạo và điều hành. Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác kinh doanh và công tác tổ chức cán bộ.

Phó giám đốc

Phó giám đốc là ngƣời giúp đỡ Giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác do Giám đốc phân công. NHNo&PTNT CN Tỉnh Vĩnh Phúc có 03 Phó Giám Đốc: Phó giám đốc phụ trách: công tác kế toán - ngân quỹ, điện toán. Phó giám đốc phụ trách Phòng kinh doanh, quản lý rủi ro, nguồn vốn. Phó giám đốc phu ̣ trách phòng dịch vụ Marketing và kiểm tra kiểm soát.

Phòng Hành chính - Nhân sự

Phòng hành chính - nhân sự là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc và quy định của NHNo & PNTT Viê ̣t Nam . Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn tài sản Chi nhánh.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nƣớc và NHNo & PNTT Viê ̣t Nam . Thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

Quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc và NHNo & PNTT Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các phòng giao dịch và giao dịch viên phòng kế toán, thu chi tiền mặt cho các khách hàng có thu, chi tiền mặt lớn.

Phòng Dịch vụ marketing chăm sóc khách hàng

- Ngoài ra, Bộ phận Marketing chăm sóc khách hàng còn làm nhiệm vụ quản lý CBNV về thực hiện văn hóa NHNo & PNTT Việt Nam , tham mƣu Giám đốc xây dựng kế hoạch quảng bá thƣơng hiệu NHNo & PNTT đến khách hàng.

Phòng Kế hoạch kinh doanh

- Là phòng nghiệp vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của NHNo & PNTT Viê ̣t Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Tham mƣu cho Ban giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tƣ đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phƣơng án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng MHB. Chịu trách nhiệm về quản lý các khoản nợ có vấn đề, quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nƣớc nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn phù hợp với định hƣớng hoạt động của NHNo & PNTT Việt Nam.

- Theo dõi giám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh, tham mƣu cho Ban giám đốc thực hiện đúng các quy định về quản lý và điều hành nguồn vốn của NHNo & PNTT Viê ̣t Nam đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Xây dƣ̣ng đề án kinh doanh cho toàn chi nhánh tham mƣu với Ban giám đốc, chỉ tiêu kế hoạch đăng ký ngân hàng cấp trên và giao khoán cho chi nhánh trực thuộc

- Đầu mối tổ chức báo cáo tổng kết kinh doanh cuối năm, định kỳ. Phòng Điê ̣n toán

Thực hiện cung cấp các báo cáo theo yêu cầu của ban lãnh đạo chi nhánh, phụ trách quản lý công nghệ thông tin, sửa chữa các máy ATM trong chi nhánh.

Phòng Kiểm tra nội bộ

Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, các thể chế, chế độ của ngân hàng Nhà nƣớc và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của NHNo & PNTT Viê ̣t Nam. Kiểm tra mọi hoạt động phát sinh tại đơn vị nhƣ kiểm tra chứng từ kế toán, hồ sơ tín dụng…. Xem xét, xác minh và đề xuất cho Giám đốc các biện pháp giải quyết, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị theo đúng quy định của pháp luật.

Chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc

Chi nhánh, Phòng giao dịch có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay các tổ chức kinh tế, dân cƣ trên địa bàn theo đúng chế độ, thể lệ và quy định hiện hành của ngân hàng Nhà nƣớc, NHNo & PNTT Viê ̣t Nam và ch ỉ đạo của Giám đốc NHNo & PTNT CN Tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu trình độ nhân sự tại NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Vĩnh Phúc và Phúc Yên

(Nguồn:Báo cáo thường niên các chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc)

3.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015

Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu tính đến thời điểm 31/12/2015 của các chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc trình bày trong bảng sau:

GIÁM ĐỐC Phó giám đốc phụ trách kế toán Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phòng hành chánh nhân sự Phòng kế toán ngân quỹ Phòng Kinh doanh Phòng Nguồn vốn & bộ phận Maketing Phòng quản lý rủi ro Phòng kiểm tra nội bộ Các Phòng giao dịch trực thuộc

- Tổng nguồn vốn huy động của 2 chi nhánh là 9.150 tỷ đồng trong đóNHNo & PTNT chi nhánh Vĩnh phúc là 6.046 tỷ đồng, NHNo & PTNT Phúc Yên là 3.104 tỷ đồng.

- Dƣ nợ cho vay là 6.657 tỷ đồng trong đó NHNo Vĩnh phúc chiếm 5.648 tỷ đồng, NHNo Phúc Yên chiếm 1.009 tỷ đồng.

- Nợ xấu chiếm 1,24% Chiếm 406,5 tỷ đồng

Chênh lệch tổng Thu nhập - Chi phí của các chi nhánh từ năm 2011- 2015 đƣợc thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Chênh lệch Thu nhập - Chi Phícủa các chi nhánh NHNo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)