5. Bố cục của Luận văn
4.2. Một số giải pháp
4.2.1.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay của NHTM. Trên cơ sở chính sách tín dụng chung của NHNN&PTNT Việt Nam, SGD NHNN&PTNT cần cây dựng cho mình một chính sách tín dụng hợp lý nhằm đảm bảo mục tiêu: an toàn, lành mạnh, và đạt kết quả cao. Chính sách tín dụng của NHNN&PTNT Việt Nam về cơ bản phải xác định đƣợc:
Các đối tượng có thể vay vốn của Ngân hàng
Là các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ gia đình cá thể, thực hiện cho vay trực tiếp, gián tiếp thông qua tổ, nhóm, chiết khấu thƣơng phiếu, bảo lãnh, vay ngắn hạn trung hạn, dài hạn...
Ràng buộc về tài chính:
Khách hàng vay vốn phải có tài sản đảm bảo hay giấy tờ chứng minh mức thu nhập của mình, có khả năng hoàn trả đƣợc cho ngân hàng đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn.
Phương thức quản lý danh mục cho vay:
Các danh mục cho vay đƣợc phân loại và sắp xếp theo thời hạn, theo thành phần kinh tế hoặc theo loại tiền cho vay.
Nguồn vốn dung để tài trợ cho các hoạt động tín dụng:
Vốn huy động đƣợc từ dân cƣ và tổ chức kinh tế trên địa bàn Hà Nội, từ vốn tự có, từ lợi nhuận thu đƣợc qua các năm.
Cung cấp các loại sản phẩm tín dụng khác nhau của ngân hàng:
Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tƣ, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay lƣu vụ… trong đó thời hạn và điều kiện áp dụng cá loại sản phẩm tín dụng nhƣ sau:
Cho vay từng lần: áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên, vòng quay vốn lƣu động chậm, chƣa có tín nhiệm cao đối với ngân hàng, mỗi lần vay khách hàng phải lập thủ tục vay vốn theo quy định và kí hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng đối với khách hàng vay ngán hạn có nhu cầu vay trả phát sinh thƣờng xuyên, kinh doanh ổn định, có tín nhiệm cao với ngân hàng trong quan hệ tín dụng. Vòng quay vốn lƣu động nhanh ( ≥3 vòng/quý).
Cho vay lƣu vụ: áp dụng cho vay hộ gia đình, cá nhân ở vùng chuyên canh trồng lúa và ở các vùng xen canh trồng lúa với các cây trồng ngắn hạn
khác. Điều kiện: phải có 2 vụ liền kề, dự án, phƣơng án đang cho vay có hiệu quả, trả đủ số lãi còn đang nợ của hợp đồng tín dụng trƣớc, thời gian lƣu vụ không quá thời hạn của một vụ kế tiếp.
Ngoài ra, để hạn chế những khoản vay có thể dẫn tới rủi ro, là nguyên nhân của việc tăng tỷ lệ nợ xấu, SGD cần hạn chế cho vay trung dài hạn với những dự án có số vốn quá lớn hoặc thời hạn vay quá dài, hạn chế không cho khách vay không có tài sản đảm bảo, tỷ lệ giá trị đƣợc vay trên tài sản đảm bảo cần phải đƣợc tính toán kỹ để nếu có xảy ra rủi ro vẫn có thể thu hồi đƣợc nợ, nếu có cho vay tiêu dùng thì nên thực hiện cho vay qua thẻ tín dụng để có thể kiểm soát đƣợc tình hình tài chính của khách hàng.
Hoàn thành quy trình tín dụng:
Thực hiện tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình tín dụng. Gắn trách nhiệm với từng cá nhân bằng chế độ thƣởng phạt rõ rang.
Thực hiện phân tích tín dụng theo nguyên tắc:
-Thực hiện quy trình tín dụng nghiêm ngặt, đặc biệt là phƣơng pháp tiếp cận và phân tích khách thành phải đƣợc nghiên cứu và phân loại theo đối tƣợng khách hàng để có những quyết định phù hợp với từng đối tƣợng.
-Cán bộ tín dụng có trình độ, khả năng phân tích, tƣ vấn khách hàng. Đồng thời cán bộ tín dụng phải là ngƣời có phẩm chất nghề nghiệp, là ngƣời có trách với công việc,
-Thự hiện gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với các khoản vay hay với các loại tài sản bảo đảm. việc này giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với khoản vay cũng nhƣ đối với hoạt động của ngân hàng.
-Các thông tin thu nhập đƣợc về khách hàng phải chính xác, không chỉ đón nhận thông tin một chiều từ phía khách hàng mà phải có công tác thẩm định, khai thác thông tin chính xác. Ngoài việc thẩm định tƣ các pháp nhân, khả năng tài chính cũng nhƣ uy tín của khách hàng cán bộ tín dụng còn cần phán đoán khả năng diễn biến thị trƣờng trong tƣơng lai, sự biến động của các
yếu tố có ảnh hƣởng đến hoạt động của khách hàng trong tƣơng lai nhƣ: giá vàng, giá dầu, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát… Việc phán đoán chính xác tình hình biến động thị trƣờng giúp ngân hàng giảm đƣợc những rủi ro tín dụng và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro kịp thời
Hoàn thiện công tác thẩm định
Để chất lƣợng tín dụng của SGD ngày càng đƣợc nâng cao thì khâu phân tích, thẩm định về khách hàng, phƣơng án kinh doanh của khách hàng cần đƣợc cán bộ tín dụng thực hiện tốt. quy trình nghiệp vụ kỹ thuật phải đƣợc áp dụng nghiêm túc và thực thi có hiệu quả. Với những dự án, phƣơng án kinh doanh lớn. phức tạp về chuyên môn, kỹ thuật SGD cần tiến hành thuê các cơ quan chuyên môn, chuyên gia kỹ thuật về thẩm định góp phần đánh giá đúng, chính xác để đƣa ra các quyết định dung đắn.
Đánh giá tài sản của khách hàng: các thông tin về tài sản cho thấy quy mô, khả năng quản lý của khách hàng rất quan trọng đối với quyết định cho vay. Quan trọng hơn, tài sản của khách hàng thƣờng đƣợc coi là vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. việc đánh giá tài sản của khách hàng có thể dựa trên các yếu tố nhƣ: Ngân quỹ,chứng khoán có giá, hàng hóa trong kho, tài sản cố định…. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cũng cần lƣu ý tới danh mục vay của khách hàng, liệu khách hàng có khoản nợ quá hạn nào tại các ngân hàng khác không. Phối hợp với trung tâm đào tạo làm tốt nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và các cán bộ liên quan.
Phối hợp chặt chẽ các phòng ban có liên quan, tham mƣu cho lãnh đạo trong việc xác định chiến lƣợc đầu tƣ đối với các dự án, các tổng công ty, ngành kinh tế và nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra sau thẩm định.
Hoàn thiện công tác xây dựng và cung cấp thông tin tín dụng:
Thực hiện thu thập và xử lý thông tin báo chí chính xác: thông tin báo chí luôn là những thông tin nhanh nhạy nhất, tuy nhiên không phải lúc
nào những thông tin này đƣa ra cũng là thông tin chính xác, vì vậy khi tiếp nhận các nguồn thông tin, cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính xác thực của nó nhằm tránh những quyết định sai lầm.
Xây dựng hệ thống thông tin đồng nhất về nội dung, thiết lập mối quan hệ với báo chí để có thể nắm bắt kịp thời những thông tin hữu ích, tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc do việc chậm trễ nắm bắt thông tin.
Phỏng vấn trực tiếp là rất quan trọng, bao gồm việc gặp gỡ trực tiếp giữa ngân hàng với ngƣời vay vốn, tham quan nhà xƣởng văn phòng, trò chuyện với giám đốc và ngƣời lao động, xem xét tài sản thế chấp… Phỏng vấn trực tiếp giúp cán bộ ngân hàng loại trừ đƣợc các báo cáo “ ma”, không đúng với hồ sơ khách hàng cung cấp
Ứng dụng khoa học công nghệ vào ngân hàng nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả trong công việc thu thập thông tin.
4.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
Công tác đào tạo cán bộ tín dụng tuy đã đƣợc các chi nhánh chú trọng nhƣng vẫn mang tính tự phát, chƣa bài bản. Vì vậy, các chi nhánh cần thƣờng xuyên tổ chức đào tạo lại và cung cấp kiến thức mới giúp cán bộ nhân viên nắm bắt kịp thời quy chế chính sách, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên, giúp họ phát huy năng lực trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Công tác đào tạo phải chú ý tơi đào tạo chuyên sau và toàn diện về các mặt: pháp luật, tài chính, kế toán, marketing…nhằm giúp cán bộ tín dụng đạt đƣợc trình độ nghiệp vụ sâu sắc và toàn diện, tao điều kiện thuận lợi trong quá trình phân tích thẩm định dự án.
Khuyến khích cán bộ tích cực học hỏi trau dồi kiến thức, đồng thời có chế độ khen thƣởng, đãi ngộ nhân viên thích đáng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ đối với ngân hàng.Cụ thể:
Nâng cao năng lực điều hành của Ban lãnh đạo:
Ngƣời đứng đầu trong các chi nhánh Ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của một ngân hàng. Một ngƣời lãnh đạo giỏi phải nắm bắt đƣợc những nguy cơ thách thức và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, từ đó kết hợp sức mạnh nguồn nhân lực của mình để vƣợt qua những thách thức, hạn chế tốt nhấ đƣợc những rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Để làm đƣợc điều này, cần phải sàng lọc và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp của ngân hàng. Cán bộ ban lãnh đạo ngân hàng các cấp phải có một số tố chất cơ bản sau: TÀI - ĐỨC - NHÂN - TÍN. Đi kèm đó là các kỹ năng:
-Kỹ năng chuyên môn
-Kỹ năng phân tích phán đoán -Kỹ năng đối nhân xử thế
Ban lãnh đạo ngân hàng cần hoàn thiện ba kỹ năng của mình, tạo khả năng chủ động trong việc đề ra chiến lƣợc quản lý rủi ro nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng mình.
Nâng cao chất lƣợng tuyển dụng nhân lực:
Tuyển dụng nhân lực là cách bổ sung trực tiếp cho nguồn nhân lực. Do vậy, nếu chất lƣợng tuyển dụng đƣợc đảm bảo thì có tác dụng góp phần cải thiện nhanh chất luwọng nguồn nhân lực. Trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi các chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn Vĩnh Phúc phải có chính sách tuyển dụng khoa học, mang tính thực tiễn, tính chất đặc thù
Tổ chức đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro: Nguồn nhân lực có chất lƣợng cao là cơ sở quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, tăng cƣờng quản lý và đào tạo lại nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài đối với việc quản lý nợ xấu và sự phát triển của cả hệ thống ngân hàng.
Hàng năm, các ngân hàng cần xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung trƣớc hết vào các lĩnh vực chủ yếu nhƣ nghiệp vụ quản lý RRTD, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trƣờng, các hoạt động kế toán, kiểm
toán, tăng cƣờng đầu tƣ vào dịch vụ mới. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên, phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận.
Song song với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách thu hút và giữu cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng rất quan trọng. Hàng năm, các ngân hàng vẫn tuyển đƣợc một khối lƣợng không ít cán bộ bổ sung cho nhân lực tại các chi nhánh. Tuy nhiên, đặc biệt trong những năm gần đây có sự gia nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài đã khiến cho nhu cầu về lao động có trình đọ và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng ngày một ra tăng. Bên cạnh đó có hiện tƣợng chảy máu chất xám trong ngành ngân hàng. Chính
sách đãi ngộ và môi trƣờng kinh doanh tạ các chi nhánh NHNo & PTNT Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập, do vậy hàng năm một khối lƣợng lớn cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm đã chuyển sang các cơ quan, ngân hàng nƣớc ngoài để làm việc. Hiện tƣợng này đã dẫn đến thực trạng thừa lao động làm việc kém hiệu quả và thiếu lao động có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên tự học:
Cán bộ ngân hàng hoàn toàn có thể rự học hỏi, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình làm việc, tiếp xúc khách hàng, hoặc chủ động tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức tại các trung tâm dào tạo bên ngoài. Để khuyến khích cán bộ nhân viên tự học, đồng thời góp phần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ngân hàng cần xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên tự học.
4.2.3. Định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Định kỳ hàng tháng hàng quý, các chi nhánh phải thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng chỉ đƣợc sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp cho tổn thất do khoản vay nhóm 5 gây ra sau khi đã đàm phán với khách hàng và phát mãi tài sản mà không đủ. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng phải đƣợc thực hiện nghiêm túc và đúng theo quy định mới
tại Thông tƣ 02/2013/TT - NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lậpdự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng.
4.2.4. Mở rộng nghiệp vụ mua bán nợ và phát triển một thị trường nợ
Nghiệp vụ mua bán nợ đã bƣớc đầu đƣợc hình thành với sự ra đời của công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Mua bán nợ là biện pháp nhằm giải quyết tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp doanh nghiệp chủ nợ thu hồi vốn để hoạt động. Trên thế giới các công ty kinh doanh mua bán nợ đã hình thành từ khá lâu và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nợ khó đòi của doanh nghiệp, tạo ra một thị trƣờng nợ sôi động, mang lại nhiều lợi nhuận.
Một biện pháp nữa là việc thành lập các công ty quản lý tài sản trực thuộc các ngân hàng (AMC). Việc này giúp cho việc quản lý nợ đƣợc chuyên môn hóa hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Hiện nay đã có một vài ngân hàng triển khai hình thức này nhƣ: Techcombank, Vpbank…Tuy nhiên, tại các chi nhánh vẫn chƣa đƣợc triển khai áp dụng.
4.2.5. Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm toán nôi bộ
Hoạt động kiểm toán nội bộ luôn đƣợc các ngân hàng chú trọng. Những kết quả kiểm toán chính xác có thể giúp ngân hàng phát hiện ra những sai sót và có biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời. Cần thiết lập tổ kiểm toán độc lập, có trình độ để có thể có những kết quả đúng đắn nhất.
Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện cả định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, nhƣ vậy sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng. Việc giám sát rủi ro trong hoạt động tín dụng cần đƣợc phân ra thành: Giám sát từng khoản vay cụ thể và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Trong đó:
- Giám sát từng khoản vay một cách thƣờng xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động và giải pháp khắc phục kịp thời. Việc xây
dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng.