5. Bố cục của Luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu từ các NHTM nước ngoài
Hơn 10 năm về trƣớc, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đã đẩy nhiều công ty, tập đoàn và hệ thống ngân hàng rơi vào tình cảnh nguy khốn về tài chính, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển nhƣ Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Cũng từ đó, khủng hoảng tài chính 1997 cũng tạo ra một thị trƣờng mua bán nợ khó đòi khổng lồ với nhiều tiềm năng lớn cho các tổ chức kinh doanh nợ. Theo nhận định của các nhà phân tích kinh tế, cuộc khủng hoảng này có phần bắt nguồn từ khủng hoảng nợ của khu vực tƣ đƣợc chính phủ đứng ra bảo lãnh.
Sau hơn 10 năm, kể từ khủng hoảng tài chính 1997, bƣớc sang năm 2008 cả thế giới lại tiếp tục phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt trong hệ thống ngân hàng, xuất hiện tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ với quy mô lớn ở nhiều nƣớc trên thế giới mà có nguồn gốc sâu xa khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.
Và cho đến tận ngày nay, sự kiện nhiều NHTM trên thế giới liên tiếp công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ của mình cũng đang là hồi chuông cảnh báo cho hoạt động quản lý nợ xấu của các NTHM trên toàn thế giới. Trƣớc tình hình đó, các Ngân hàng lớn, có tầm ảnh hƣởng toàn cầu đang tiến hành nhiều biện pháp để sẵn sang đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới.
1.2.1.1. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc giai đoạn khủng hoảng 1997
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
- Sự yếu kém về cấu trúc trong các khu vực kinh tế. Khu vực các công ty Hàn Quốc nổi bật với các đặc điểm chính là: Lợi nhuận thấp với tỷ lệ Nợ/Tổng vốn vô cùng cao, năng lực quản trị yếu kém, thiếu hệ thống giám sát nhằm duy trì tính trách nhiệm và minh bạch.
- Sự can thiệp quá đà theo lối mòn của chính phủ trong cách thức quản lý nội bộ các định chế tài chính. Gần nhƣ ở đây không có khái niệm về “phá sản”, vì các định chế tài chính luôn đƣợc Chính phủ đứng ra bảo lãnh. Do vậy hoạt động của các định chế tài chính Hàn Quốc ngày càng trở lên yếu kém và tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên mạnh mẽ khiến nhiều công tỷơi vào tình trạng phá sản từ đầu năm 1997.
Các phương pháp quản lý nợ xấu sau khủng hoảng:
Cơ cấu lại khu vực tài chính - ngân hàng Phân loại các khoản vay
Thành lập hệ thống thanh tra giám sát Thành lập Công ty Quản lý tài sản
1.2.1.2. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại tại Trung Quốc
Nguyên nhân gây ra nợ xấu
- Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng của các NHTM Trung Quốc quá cao, trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chƣa đạt tiêu chuẩn. Các NHTM Trung Quốc luôn sẵn lòng “tài trợ” cho “cuộc chạy đua phát triển cơ sở hạ tầng” của các chính quyền địa phƣơng Trung Quốc nhƣ Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Quảng Châu và Vũ Hán… Tốc độ tăng trƣởng tín dụng này đã đƣợc IMF và WB khuyến cáo là tăng trƣởng “quá nóng”, không có lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô và chiến lƣợc phát triển dài hạn của hệ thống ngân hàng.
- Các NHTM Trung Quốc luôn sẵn sang cho vay những lĩnh vực ngoài thị trƣờng truyền thống nhƣ cho vay bất động sản, cho vay đối với các dự án xây dựng phát triển đô thị. Các khoản cho vay này luôn có nhiều tiềm ẩn rủi ro. Thậm chí, giá trị của các dự án cơ sở hạ tầng này hiện chiếm tới 70% GDP Trung Quốc, đó là con số mà không một quốc gia lớn nào chạm đến trong lịch sử hiện đại. Có những dấu hiệu ngày càng rõ rệt cho thấy nền kinh tế tăng trƣởng nhanh nhiều năm qua của Trung Quốc đang gặp nguy cơ từ chính những dự án này, bởi nguồn tài chính bơm vào chúng là tiền đi vay, trong đó
con nợ chủ yếu là các chính quyền địa phƣơng, và quy mô của các khoản nợ đƣợc những bàn tay kế toán khéo léo tô vẽ để trông có vẻ nhỏ hơn thực tế.
- Tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB quá cao thể hiện sự dễ dãi trong chính sách tín dụng của các NHTM Trung Quốc. Ngoài ra, các ngân hàng này cũng cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao. Tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng tại các thành phố lớn ở Trung Quốc trong năm vừa qua đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thé chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh toán kém, nguy cơ không trả đƣợc nợ là rất lớn.
- Công tác giám sát sau giải ngân kém; các NHTM Trung Quốc đã không giám sát thỏa đáng đối với các khoản cho vay xây dựng nhƣ trực tiếp tiến hành đi thực địa, theo dõi tiến độ rút vốn vay, thanh tra tại chỗ... Ngoài ra, các NHTM Trung Quốc cũng không tích cực thƣờng xuyên thu thập, xác minh tính chính xác của thông tin và phân tích các báo cáo tài chính của ngƣời vay trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay, từ đó, không nhận biết đƣợc các dấu hiệu cảnh báo rủi ro sớm.
Các biện pháp quản lý nợ xấu
Hoàn thiện quy trình quản lý tín dụng tại các NHTM
Thực hiện phân loại các nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro Tăng cƣờng hoạt động của các công ty quản lý tài sản (AMC)
1.2.1.3. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại tại Mỹ
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Từ việc tái hiện cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ năm 2008 ta có thể nhận thấy nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại các NHTM Mỹ là do:
Chính sách tín dụng của các NHTM Mỹ dễ dãi, lỏng lẻo và kém hiệu quả.
Năng lực giám sát và quản trị rủi ro của các NHTM Mỹ không theo kịp sự phát triển của thị trƣờng tài chính
Các NHTM Mỹ quá lạm dụng đòn bẩy tài chính
Thiếu sự giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý Các biện pháp quản lý nợ xấu
- Cùng với các nƣớc khác, Mỹ đã sửa đổi các quy định hiện hành để bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền nhằm ngăn chặn nguy cơ rút tiền hàng loạt của dân chúng trong thời gian ngắn
- Tiến hành quốc hữu hóa các NHTM trên diện rộng, nhà nƣớc mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, mua lại cổ phần chi phối và nắm quyền điều hành. Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp mua lại các tổ chức đổ vỡ và phá sản.
- NHTW tiến hành cơ cấu lại các ngân hàng và hệ thống tài chính trong nƣớc; cơ cấu lại hệ thống quản trị các ngân hàng, đặc biệt là tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, giám sát. Các NHTM quy định lại các hệ số bảo đảm an toàn, cơ cấu lại các khoản vay, cắt giảm nhân viên, tiết chi phí, chấn chỉnh lại các quy định nội bộ…
1.2.2. Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, cần sớm thiết lập hệ thống phân loại tín dụng trong quá trình
hƣớng tới lƣợng hóa RRTD, nhằm nâng cao khả năng quản lý RRTD, tập trung xủ lý có hiệu quả các khoản nợ xấu đồng thời với việc tập trung ngăn chặn và phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai. Việc xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra.
Thứ hai, thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo các đề án đã
đƣợc chính phủ phê duyệt, phù hợp cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả, và có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. Cụ thể:
- Cơ cấu lại tổ chức: Tách hoàn toàn các hoạt động cho vay theo chính sách hoặc dƣới dạng chỉ đinh ra khỏi hoạt động kinh doanh thƣơng mại của các ngân hàng để các ngân hàng thực hiện tốt chức năng kinh doanh theo nguyên tác thị trƣờng.
- Cơ cấu lại tài chính: Tăng dần quy mô vốn chủ sở hữu và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các ngân hàng nhằm lành mạnh hóa tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh và khả năng chống chịu rủi ro. Đối với các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Namcần tiếp tục bổ sung quy mô vốn chủ sở hữu nhằm đặt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
- Từng ngân hàng phải xây dựng và thực hiện chiến lƣợc kinh doanh mới, nhất là chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. Ngoài ra các ngân hàng cũng cần chú trọng tới hoạt động Marketing, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm. Cung ứngdịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tƣ duy kinh doanh mới.
- Qua kinh nghiệm của một số quốc gia, có thể thấy giải pháp xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng nói chung đều thông qua một tổ chức trung gian đó là các công ty quản lý khai thác tài sản thuộc ngân hàng, công ty mua bán nợ hoặc cơ quan xử lý nợ trực thuộc chính phủ. Tùy theo thực tế của mỗi nƣớc mà tổ chức mà tổ chức trung qian này có cách thức và quy mô hoạt động khác nhau, nhƣng tất cả đều có nhiệm vụ chung là mua các khoản nợ đang bị tồn đọng của ngân hàng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về… Và điều quan trọng nhất là phải làm sao để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, giảm thiểu tổn thất để đƣa các ngân hàng trở lại hoạt động bình thƣờng, có khả năng sinh lời, và hoạt động có hiệu quả nhất.
- Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhƣ quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có,trích lập dự phòng,
quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực quốc tế; Xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên ngân hàng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại; tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đám phán, ký kết hợp dồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng và tài chính trên lãnh thổ Việt Nam, gây sức ép phải đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động lên các ngân hàng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ, giảm chi phí. Đồng thời phải đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống NHNN nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của NHNN, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.
- Đối với mỗimột quốc gia trong công tác quản lý nợ xấu thì sự hỗ trợ của chính phủ và các ban ngành chức năng là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo và định hƣớng thống nhất cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện quản lý nợ xấu. Chính phủ có thể ban hành các vănbản, quy định tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cũng nhƣ hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khan vƣớng mắc nằm ngoài tầm kiểm soát, điều tiết xử lý của NH.
- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chƣơng trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối lien kết kinh tế khu vực và quốc tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển mối quan hệ hợp tác song phƣơng, đa phƣơng, chú trọng công tác hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ở địa bàn nghiên cứu?
3. Giải pháp nào cần thực thi để khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý nợ xấu, góp phần giảm nợ xấu tại các chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ở tỉnh Vĩnh Phúc?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin thƣ́ cấp đƣợc thu thập phục vụ cho quá trình nghiên cứu bao gồm nhiều loại từ các nguồn khác nhau nhƣ:
- Báo cáo đã công bố của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trên đi ̣a bàn Tỉnh Vĩnh Phúc (UBND Tỉnh, Sở Tài chính- Kế hoạch, Cục Thống kê Tỉnh, Kho Bạc Nhà nƣớc Tỉnh, …).
- Các giáo trình, tài liệu tham khảo trong lĩnh vực quản lý kinh tế và tài chính - ngân hàng, các website chuyên ngành.
-Các văn bản quy định của Nhà nƣớc về lĩnh vực quản lý nợ của các Ngân hàng thƣơng mại.
- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết năm của các chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả sử dụng phƣơng pháp khảo sát: sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếptác giả khảo sát tại địa bàn tỉnhVĩnh Phúc.
Đối tƣợng, nội dung, mục đích và dung lƣợng mẫu khảo sát đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây:
Bảng 2.1: Bảng khảo sát Đối tƣợng khảo sát Nội dung khảo sát Mục đích Dung lƣợng mẫu
Lãnh đạo Ngân hàng Năng lực phục vụ
Khảo sát tình hình thu hút vốn, để nhận biết rủi ro tín dụng 19 Cán bộ phụ trách tín dụng của ngân hàng Chất lƣợng sản phẩm, hài lòng.
Khảo khả năng cho
vay, khả năng trả nợ 27
Cán bộ thẩm định Yếu tố hữu hình, tài sản
đảm bảo
Khảo sát tài sản thế chấp có phù hợp với
món vay
36
Ngƣời vay Hài lòng của khách
hàng.
Khảo sát thái độ phục vụ, chất lƣợng sản phẩm,độ tin cậy
36
Ngƣời gửi tiết kiệm Hài lòng của khách
hàng. Khảo sát thái độ phục vụ, chất lƣợng sản phẩm,độ tin cậy 27 Khách hàng giao dịch Hài lòng của khách hàng. Khảo sát thái độ phục vụ, chất lƣợng sản phẩm,độ tin cậy 36
Dung lƣợng mẫu đƣợc xác định bằng công thức sau (Fely David, 2005): 𝑛 = 𝑁𝑍
2𝑝 1 − 𝑝 𝑁𝑑2+𝑍2𝑝(1 − 𝑝)
Trong đó:
n= Quy mô mẫu mong muốn
Z= Độ lệch tiêu chuẩn, mức 1.96, tƣơng ứng với mức 95% độ tin cậy