Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 71 - 74)

5. Bố cục của Luận văn

3.3.1. Các yếu tố chủ quan

3.3.1.1. Sự quản lý yếu kém của ngân hàng

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ lớn nhất của mỗi ngân hàng đồng thời cũng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Mỗi ngân hàng luôn phải thiết lập cho mình một hệ thống quản lý nợ phù hợp với điều kiện mà mục tiêu kinh doanh hƣớng tới của ngân hàng, Bất cứ sai xót nào trong khâu quản lý cũng nhƣ triển khai đều có thể gây ra rủi ro. Ngƣợc lại sự quản

lý hợp lý, đồng bộ trong các khâu sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa đáng kể tình trạng nợ xấu phát sinh.

3.3.1.2. Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ

Vì có sự thiếu chặt chẽ trong quy trình nghiệp vụ dẫn đến việc khách hàng lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng biệt phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của họ. Tuy nhiên nhếu duy trì chính sách tín dụng một cách cứng nhắc, chậm chễ trong việc sửa đổi chính sách, hoặc áp dụng thiếu linh hoạt giữa các bộ phận khách hàng khác nhau có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng.

3.3.1.3. Cơ chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro chưa hợp lý

Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn quan trọng của ngân hàng nhằm phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Quỹ dự phòng phải đƣợc sử dụng để xử lý rõ ràng ngay khi khoản nợ đƣợc xếp vào nhóm 5, và phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể cho từng khoản vay, sau đó phát mại tài sản để thu hồi khoản nợ, nếu không đủ bù đắp những tổn thất mới sử dụng đến dự phòng chung.

Bảng 3.9:Dự phòng rủi ro 2014 – 2015

Chỉ tiêu ĐVT NHNo Vĩnh Phúc NHNo Phúc Yên

2014 2015 2014 2015 Tổng dƣ nợ Tỷ VNĐ 4.458 5.649 900 1.009 Tổng dƣ nợ trích lập DPRR Tỷ VNĐ 4.458 5.649 900 1.009 Nợ xấu Tỷ VNĐ 69,2 66,1 3,6 13,2 Dự phòng rủi ro Tỷ VNĐ 85,3 51,4 21,2 6,5 Tỷ lệ trích lập DPRR/Tổng dƣ nợ % 1,91 0,91 2,36 0,64 Tỷ lệ DPRR/Dƣ nợ trích lập DPRR % 1,91 0,91 2,36 0,64

3.3.1.4. Cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm

Một số cán bộ tín dụng mới bắt đầu với công việc còn thiếu kinh nghiệm. Việc thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của các đối tƣợng khách hàng không chỉ đơn thuần dựa trên các con số mà phải dựa trên cả kinh nghiệm thực tiễn. Một cán bộ tín dụng lâu năm có thể dễ dàng nhận thấy những điểm bất lợi của khách hàng nhƣ môi trƣờng kinh doanh, bộ máy quản lý, chiến lƣợc phát triển…cho dù số liệu thẩm định là tốt, những điều đó cũng có thể là yếu tố cản trở quyết định cho vay của ngân hàng, Tuy nhiên đó là điều mà nhân viên tín dụng mới vào ngành khó có thể nắm bắt đƣợc ngay.

3.3.1.5. Cơ cấu cho vay không hợp lý

Tín dụng của ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung ở tín dụng ngắn hạn (chiếm gần 70% trong tổng dƣ nợ) và phần lớn là cho vay đất nƣớc vừa và nhỏ. Việc tập trung chủ yếu thị phần tín dụng vào các đất nƣớc vủa và nhỏ, không đa dạng hóa danh mục tín dụng trong điều kiện nền kinh tế chịu nhiều biến động bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến hco ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn. Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trong khối NHTM nhà nƣớc hiện nay vẫn cao nhất, điều này một phần lý do do cơ cấu cho vay không hợp lý cũng có thể có nguyên nhân từ các khoản cho vay theo chỉ định từ chính phủ.

Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản của NHNo & PTNT chi nhánh VĨnh Phúc tăng dần từ 45% năm 2013 lên 65,1% năm 2014 và 70,5% năm 2015. Của NHNo & PTNT chi nhánh Phúc Yên tăng dần từ 41,5% năm 2013 lên 54,4% năm 2014 và 65,1% năm 2015. Tuy nhiên tỷ lệ này là vẫn còn thấp và cần phải tiến hành nâng cao hơn nữa trong các năm tới.

Bảng 3.10: Cơ cấu nợ tín dụng có tài sản đảm bảo

Chỉ tiêu NHNo Vĩnh Phúc NHNo Phúc Yên

2013 2014 2015 2013 2014 2015

Cho vay có đảm bảo bằng

tài sản

45 % 65,1% 70,5% 41,5% 54,4% 65,1%

Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản

55% 34,9% 29,5% 59% 45,6% 34,9%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013,2014, báo cáo tổng kết năm 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)