Nghiên cứu nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động sự thỏa mãn công việc của viên chức bệnh viện y học cổ truyền thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Foreman Facts (1946), sự thỏa mãn của nhân viên bao gồm sự thỏa mãn về 10 yếu tố: Kỷ luật khéo léo, Sự đồng cảm với các vấn đề cá nhân ngƣời lao động, Công việc thú vị, Đƣợc tƣơng tác và chia sẻ trong công việc, An toàn lao động,

Điều kiện làm viêc, Lƣơng, Đƣợc đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện, Trung thành cá nhân đối với cấp trên, Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Mô hình 10 yếu tố này cũng đƣợc Kovach (1980, 1994), Silverthorne (1992), Sheryl & Don Grimme GHR Training Solution (1997-2001), Cynthia D.Fisher & Anne Xue Ya Yuan (1998) sử dụng để nghiên cứu trên nhiều nƣớc nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Mỹ. Tại Việt Nam, Nguyễn Vũ Duy Nhất (2009) cũng đã sử dụng thang đo 10 yếu tố này khi đo lƣờng mức độ thỏa mãn của nhân viên trong ngành dịch vụ viễn thông.

Andrew (2002) đã nghiên cứu về sự thỏa mãn trong công việc tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã đƣa ra kết quả: có 49% ngƣời lao động tại Hoa Kỳ đƣợc khảo sát cho rằng rất hài lòng với công việc, một số rất nhỏ trả lời là không hài lòng. Tỷ lệ ngƣời lao động cho rằng rất hài lòng với công việc ở một số nƣớc khác nhƣ sau: Đan Mạch là 62%, Nhật Bản là 30%, Hungary là 23%. Nghiên cứu đã xác định đƣợc các yếu tố nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc bao gồm: Giới nữ, An toàn trong công việc, Nơi làm việc nhỏ, Thu nhập cao, Quan hệ đồng nghiệp, Thời gia đi lại ít, Vấn đề giám sát, Quan hệ với công chúng, Cơ hội đƣợc học tập nâng cao trình độ.

Keith & John (2002) nghiên cứu về sự thỏa mãn trong công việc của những ngƣời có trình độ cao, vai trò của giới tính, những ngƣời quản lý và so sánh với thu nhập đã cho kết quả nhƣ sau: (a) Yếu tố chủ yếu tác động đến thỏa mãn trong công việc của những ngƣời có trình độ cao là: việc kiếm tiền, điều kiện vật chất, sức khỏe và các loại phúc lợi khác; (b) Nữ có mức độ thỏa mãn trong trong việc hơn nam; (c) Có sự gia tăng mức độ thỏa mãn đối với những ngƣời quản lý; (d) Thu nhập có vai trò quan trọng đối với mức độ thỏa mãn trong công việc.

Luddy (2005) đã sử dụng chỉ số mô tả công việc (JDI - Job Descriptive Index) để tìm hiểu sự thỏa mãn công việc của ngƣời lao động ở Viện y tế công cộng ở Western Cape, Nam Phi. Luddy đã khảo sát sự thỏa mãn ở năm khía cạnh thỏa mãn trong công việc, đó là thu nhập, thăng tiến, sự giám sát của cấp trên, đồng nghiệp và bản chất công việc. Kết quả cho thấy rằng ngƣời lao động ở Viện y tế

công cộng ở Western Cape hài lòng với đồng nghiệp của họ hơn hết, kế đến là bản chất công việc và sự giám sát của cấp trên. Cơ hội thăng tiến và tiền lƣơng là hai nhân tố mà ngƣời lao động ở đây cảm thấy bất mãn. Ngoài ra, chủng loại nghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác, độ tuổi, thu nhập và vị trí công việc cũng có ảnh hƣởng đáng kể đến sự thỏa mãn công việc. Trong nghiên cứu này, Luddy đã cố gắng chia các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc thành hai nhóm nhân tố. Nhóm thứ nhất là các nhân tố cá nhân gồm chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác, tuổi tác và tình trạng hôn nhân. Nhóm nhân tố thứ hai ông gọi là nhân tố tổ chức gồm bản chất công việc, sự đãi ngộ/tiền lƣơng, sự giám sát của cấp trên, cơ hội thăng tiến và vị trí công việc.

Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trƣờng y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg và chỉ số mô tả công việc của Smith, Kendall & Hulin. Theo đó, nhân tố sự thỏa mãn công việc đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố nội tại gồm bản chất công việc và cơ hội phát triển thăng tiến và nhóm nhân tố bên ngoài gồm lƣơng, sự hỗ trợ của cấp trên và mối quan hệ với đồng nghiệp. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định tính đúng đắn của cả hai lý thuyết trên.

Tom (2007) đã nghiên cứu sự thỏa mãn công việc tại Hoa Kỳ và đƣa kết quả: ngƣời lao động làm việc trong nhiều lĩnhvực thì có 47,0% số ngƣời lao động rất hài lòng với công việc, trong đó nhóm lao động không có kỹ năng thì mức độ hài lòng thấp hơn nhiều (chỉ có 33,6% ngƣời đƣợc khảo sát hài lòng với công việc trong khi nhóm lao động có kỹ năng cao thì mức độ hài lòng là khá cao, chiếm 55,8% số ngƣời đƣợc khảo sát).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động sự thỏa mãn công việc của viên chức bệnh viện y học cổ truyền thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)