Phƣơng pháp phân tích nhân tố đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu để đánh giá sơ bộ các thang đo lƣờng và rút gọn tập hợp các biến độc lập thành 01 tập nhỏ hơn là các biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố mà không làm mất đi ý nghĩa giải thích và thông tin của nhóm nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Khi phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu này cần đạt một số tiêu chí:
- Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) là 01 chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp, còn nếu trị số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Kiểm định Bartlett (Bartlett‟s test of sphericity) dùng để xem xét ma trận tƣơng quan có phải là ma trận đơn vị, là ma trận có các thành phần (hệ số tƣơng quan giữa các biến) bằng 0 và đƣờng chéo (hệ số tƣơng quan với chính nó) bằng 1. Nếu kiểm định Bartlett có Sig. < 0,05, có thể từ chối giả thuyết H0 (ma trận tƣơng quan là ma trận đơn vị), nghĩa là các biến có quan hệ với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Hệ số tải nhân tố (factor loadings) là những hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này lớn cho biết nhân tố và biến có liên hệ chặt chẽ với
nhau. Các hệ số này đƣợc dùng để giải thích các nhân tố. Nếu biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Tổng phƣơng sai trích TVE (Total Variance Explained) thể hiện các nhân tố trích đƣợc bao nhiêu phần trăm của các biến đo lƣờng. Tổng này phải đạt từ 50% trở lên và tiêu chí Eigenvalue tối thiểu phải bằng 1 thì mô hình EFA phù hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phƣơng pháp sử dụng là phƣơng pháp rút trích các thành phần chính - Principal component với phép quay nhân tố là Varimax. Việc phân tích nhân tố sẽ đƣợc tiến hành với toàn bộ các biến quan sát, sau đó sẽ loại bỏ từng biến có hệ số tải nhân tố thấp.
Lần 1, có 31 biến quan sát đƣợc đƣa vào phân tích theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 thì có 6 nhân tố đƣợc rút ra. Hệ số KMO = 0,920 (> 0,5) đƣợc trình bày ở Phụ lục 7. Phân tích nhân tố lần 1 có 3 biến quan sát bị loại do có hệ số tải nhân tố thấp là: ĐĐCV2, ĐĐCV4, TN2.
Lần 2, 28 biến quan sát còn lại tiếp tục đƣợc đƣa vào phân tích, kết quả có 6 nhân tố đƣợc rút ra với tổng phƣơng sai trích là 71,583%, cho biết 6 nhân tố này giải thích đƣợc 71,583% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0,918 (> 0,5) đạt yêu cầu. Hệ số tải nhân tố của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5.
Nghiên cứu đề xuất kết quả phân tích nhân tố lần thứ 2 cho phân tích hồi quy. Kết quả kiểm định KMO và kết quả phân tích nhân tố đƣợc trình bày ở
Bảng 4.4 và Bảng 4.5.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,918
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 4732,958
df 378
Sig. 0,000
Bảng 4.4 cho thấy kết quả KMO và Bartlett có trị số KMO = 0,918 (> 0,5) và bác bỏ giả thuyết H0 với mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000 (< 0,05) nên ở độ tin cậy 95% các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể. Vì vậy, kết quả phân tích nhân tố là phù hợp.
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố
Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6 LĐ2 0,829 LĐ3 0,823 LĐ5 0,798 LĐ4 0,696 LĐ1 0,666 ĐĐCV1 0,534 ĐTTT5 0,765 ĐTTT1 0,763 ĐTTT4 0,719 ĐTTT3 0,683 ĐTTT2 0,660 TN4 0,808 TN3 0,771 TN5 0,673 TN1 0,665 MTLV1 0,826 MTLV2 0,822 MTLV3 0,684 MTLV4 0,556 ĐN3 0,804 ĐN1 0,789 ĐN2 0,780 ĐN4 0,519 ĐGCV3 0,648 ĐGCV2 0,645 ĐGCV5 0,585 ĐGCV4 0,557 ĐGCV1 0,552 (Nguồn: Trích từ kết xuất SPSS)
Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá ở Bảng 4.5, 6 nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc của viên chức bệnh viện YHCT Tp.HCM với 28 biến quan sát đƣợc điều chỉnh lại nhƣ sau:
Nhân tố thứ nhất là nhân tố Lãnh đạo gồm 6 biến quan sát:
LĐ1 Lãnh đạo lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của nhân viên LĐ2 Lãnh đạo coi trọng năng lực và sự đóng góp của nhân viên LĐ3 Lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành
LĐ4 Lãnh đạo quan tâm, tôn trọng, đối xử bình đẳng với nhân viên LĐ5 Lãnh đạo quan tâm, hỗ trợ nhân viên
LĐ6 Công việc phù hợp với năng lực và sở trƣờng
Nhân tố thứ hai là nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến gồm 5 biến quan sát: ĐTTT1 Anh/chị đƣợc tham gia đề bạt
ĐTTT2 Có nhiều cơ hội đào tạo và thăng tiến ĐTTT3 Có nhiều cơ hội để phát triển cá nhân
ĐTTT4 Anh/chị đƣợc đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ ĐTTT5 Chính sách thăng tiến công bằng
Nhân tố thứ ba là nhân tố Thu nhập gồm 4 biến quan sát:
TN1 Chính sách lƣơng, thƣởng, trợ cấp công bằng, hợp lý, thỏa đáng TN2 Các khoản thu nhập của nhân viên đƣợc trả công bằng
TN3 Thu nhập tăng thêm công bằng, khuyến khích nhân viên làm việc tích cực
Nhân tố thứ tƣ là nhân tố Môi trƣờng làm việc gồm 4 biến quan sát: MTLV1 Nơi làm việc sạch sẽ, an toàn và thoải mái
MTLV2 Trang thiết bị nơi làm việc an toàn, sạch sẽ
MTLV3 Có đủ phƣơng tiện, thiết bị cần thiết để thực hiện công việc MTLV4 Áp lực làm việc không quá cao
Nhân tố thứ năm là nhân tố Đồng nghiệp gồm 4 biến quan sát: ĐN1 Đồng nghiệp thân thiện
ĐN2 Đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau ĐN3 Đồng nghiệp có ý thức hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ chung ĐN4 Khoa, phòng có sự đoàn kết nhất trí cao
Nhân tố thứ sáu là nhân tố Đánh giá thực hiện công việc gồm 5 biến quan sát:
ĐGCV1 Kết quả đánh giá phản ánh đầy đủ, chính xác ĐGCV2 Đánh giá công việc công bằng giữa các nhân viên
ĐGCV3 Đánh giá công việc giúp cải thiện và nâng cao năng lực làm việc ĐGCV4 Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng để xét nâng lƣơng trƣớc hạn,
thƣởng, đề bạt
ĐGCV5 Việc đánh giá thực hiện theo định kỳ