Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động sự thỏa mãn công việc của viên chức bệnh viện y học cổ truyền thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 135)

Bên cạnh những đóng góp, nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế nhất định đó là:

- Các yếu tố đƣợc thực hiện nghiên cứu ở đề tài này là những yếu tố cơ bản, còn một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc của viên chức tại Bệnh viện YHCT Tp.HCM chƣa đƣợc đƣa vào khảo sát trong nghiên cứu này.

- Đề tài chỉ nghiên cứu tại 01 bệnh viện y học cổ truyền, do đó tính tổng quát hóa chƣa cao để có một cái nhìn toàn diện về sự thỏa mãn công việc của viên chức làm việc tại các bệnh viện Y học cổ truyền.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là đa dạng thêm đối tƣợng khảo sát, nghiên cứu thêm nhiều bệnh viện khác để có cái nhìn toàn diện hơn về sự thỏa mãn công việc của các viên chức làm việc tại bệnh viện Y học cổ truyền.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đào Hoàng Nam (2015). „Đánh giá sự hài lòng của cán bộ - nhân viên về môi trƣờng làm việc tại Navibank, khu vực Tây Nam Bộ‟. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, 5(1), 1-7.

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1 và tập 2. Nhà xuất bản Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Kim Ánh (2010). Đo lường mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar. Luận văn (thạc sĩ), Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Vũ Duy Nhất (2009). Ảnh hưởng của sự hài lòng đến nỗ lực và lòng

trung thành của nhân viên trong ngành dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Luận văn (thạc sĩ), khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

6. Trần Kim Dung (2005). „Đo lƣờng mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam‟. Tạp chí phát triển KH-CN, Đại học Quốc gia TP.HCM, 8(12).

7. Trần Xuân Thạnh (2015). „Nghiên cứu sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại Tổng công ty Pisico Bình Định‟. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, 5(1), 113-120.

8. Trần Kim Dung (2006). Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

1. Vroom, V.H. (1964). Work and motivation. New York: John Wiley and Sons 2. James, L.P. (1997). „Handbook of Organizational

3. Smith, P.C., Kendall, L.M., & Hulin, C.L. (1969). The measumnent of satisfaction in work and retirement. Chicago: Rand McNally.

4. Andrew Oswald (2002). Are you happy at work? Job satisfaction and work- life balance in the US and Europe [online], University of Warwick Coventry,

14/12/2015, from

<http://www2.warwick.ac.uk/fac/soc/economics/staff/ajoswald/finalnywarwi ckwbseventpapernov2002.pdf>.

5. Herzberg, F., Mausner, B., & Snyderman, B. B. (1959). The Motivation to Work (2nd ed). New York.

6. Locke, E.A. (1976). The nature of job satisfaction. In M.D. Dunnette (Ed.),

Hanbook of industrial and organizational psychology. Chicago, USA pp.1297-1349.

7. Luddy (2005). Job Satisfaction amongst Employees at a Public Health Institution in the Western Cape. University of Western Cape, South McGraw Hill Irwin. Africa.

8. Spector, P.E. (1997). Job satisfaction: Application, assessment, causes, and consequences, sage. London, .

9. Tom W. Smith (2007). Job satisfaction in the United States. NORC/University of Chicago, USA.

10.Weiss (1967). „Manual for the Minnesota Satisfaction Questionnaire‟. Vol. 22, Minnesota Studies in Vocational Rehabilitation, Minneapolis: University of Minnesota, Industrial Relations Center.

11.http://www.valuebasedmanagement.net/methods_herzberg_two_factor_theor y.html

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM 1. Chức năng của bệnh viện

Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dƣợc cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dƣợc cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dƣợc và các đơn vị có nhu cầu.

Theo Chu Quốc Trƣờng (2013): “Những hạn chế về công cụ chẩn đoán trong YHCT hay tình trạng lạm dụng thuốc trong YHHĐ sẽ đƣợc khắc phục tối đa với sự kế thừa và chắt lọc tinh hoa từ 02 nền y học. Đông - Tây y phối kết hợp chính là xu thế phát triển tự nhiên và tất yếu của các nền y học trên thế giới.”

“Đông y - Tây y như 02 bàn tay người thầy thuốc”

Không chỉ châu Á, nhiều nƣớc Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hƣớng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ hay các phƣơng pháp điều trị của YHCT để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe. Chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 15 triệu ngƣời thƣờng xuyên sử dụng các thuốc cây cỏ ở các mức độ khác nhau, với chi phí hàng năm lên tới 30 tỷ đô la.

Việt Nam có thể tự hào là một trong những quốc gia đi tiên phong xây dựng định hƣớng phát triển y học, y tế khoa học, đại chúng, kết hợp cổ truyền và hiện đại. YHCT Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa cộng đồng các dân tộc, gắn liền với kinh nghiệm phòng chữa bệnh có lịch sử lâu đời, có nguồn dƣợc liệu phong phú, phù hợp với điều kiện khí hậu, bệnh tật con ngƣời Việt Nam.

Từ cách đây hơn nửa thế kỷ (1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hƣớng phát triển ngành y tế Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, đại chúng, kết hợp chặt chẽ giữa hiện đại và cổ truyền. Chủ tịch nhấn mạnh, “Ông cha ta có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta không kém gì thuốc tây; ví dụ, thuốc ta có Sa nhân, Phụ tử chữa đƣợc nhiều bệnh, thuốc tây có aspirin, penixilin

cũng chữa đƣợc nhiều bệnh. Bên nào cũng có ƣu điểm, 02 ƣu điểm cộng lại thì chữa bệnh tốt cho đồng bào, nhân dân.”

Do đó, thầy thuốc Tây phải học đông y, thầy thuốc ta cũng phải học thuốc tây. Thầy thuốc ta, thầy thuốc tây đều phải phục vụ nhân dân, nhƣ ngƣời có 02 bàn tay cùng làm việc thì việc làm mới tốt.

Phát huy tinh hoa của 02 nền y học

Ƣu điểm của nền “y học thuốc ta” là vận dụng sáng tạo triết học cổ phƣơng đông vào chẩn trị. Vì thế, các thầy thuốc đông y luôn có cách nhìn ngƣời bệnh toàn diện, từ đó có sự điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm khắc phục bệnh tật; rất phù hợp với yêu cầu phòng trị nhiều bệnh lý mạn tính hiện nay.

Đặc biệt, thuốc và các biện pháp không dùng thuốc (dƣỡng sinh, châm cứu xoa bóp, ẩm thực trị liệu…) đều có nguồn gốc tự nhiên, vốn quen thuộc, thân thiện với con ngƣời và luôn có sẵn ở mọi lúc mọi nơi, phần lớn ít độc, ít tác dụng phụ.

Dĩ nhiên, YHCT cũng có những hạn chế, đó là phần lớn các công cụ chẩn đoán, điều trị còn thô sơ, chƣa đƣợc tiêu chuẩn hóa; phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và biến đổi của điều kiện thiên nhiên. Đó cũng là lý do vì sao cho đến nay YHCT vẫn chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu ứng dụng rộng rãi, hiệu quả và kịp thời trong phòng trị các bệnh lý cấp tính, cấp cứu, lây nhiễm rộng và nhanh.

YHHĐ nhờ ứng dụng những thành quả công nghệ khoa học tiên tiến của nhân loại với các trang thiết bị hiện đại, các hóa dƣợc mạnh, có thể chẩn đoán, can thiệp, điều trị kịp thời, có hiệu quả cao các bệnh lý cấp cứu, ngoại khoa, cấp tính, truyền nhiễm… thậm chí nếu cần thiết có thể cấy ghép, thay thế các bộ

phận bệnh lý.

Tuy nhiên, hạn chế của YHHĐ lại chính là việc ngƣời bệnh, thậm chí cả thầy thuốc dễ bị rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc. Các dƣợc chất bị lạm dụng vốn chƣa từng có trong tự nhiên, xa lạ với cơ thể con ngƣời, đã và đang gây nhiều tác hại cho sức khỏe nhân loại…

Ngoài ra, sự phát triển quá nhanh, quá sâu của các chuyên khoa hẹp cũng là điều kiện thuận lợi cho khuynh hƣớng chỉ quan tâm tới chữa bệnh đơn thuần, coi

nhẹ việc chăm sóc nhằm cải thiện khả năng tự điều chỉnh, tích cực, chủ động bảo vệ sức khỏe của ngƣời bệnh.

Chính vì thế, để đạt mục tiêu nâng cao sức khỏe, an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp cận trong khám chữa bệnh, xu hƣớng của các nƣớc là kết hợp 02 nền y học một cách toàn diện, chặt chẽ. Kết hợp 02 nền y học chính là một bƣớc nâng cao của quá trình kế thừa, trong quá trình kết hợp mỗi nền y học cần chọn lọc, giữ lại những phần tinh hoa, loại bỏ, hạn chế những phần độc hại, lạc hậu, để xây dựng một nền y học thực sự vì con ngƣời, cho con ngƣời.

Các hình thức kết hợp có thể vận dụng trong khám chữa bệnh

1. Khám, chẩn đoán, điều trị chủ yếu bằng YHCT, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết của YHHĐ, giúp nâng cao tính an toàn, hiệu quả của YHCT.

2. Khám chẩn đoán bằng cả YHCT và YHHĐ, tùy theo mức độ, giai đoạn bệnh, để chọn lựa cách điều trị phù hợp cho từng giai đoạn, chủ yếu bằng YHHĐ hay YHCT hoặc kết hợp cả 02.

3. Điều trị căn nguyên, theo cơ chế bệnh sinh bằng YHHĐ, kết hợp thuốc, các biện pháp không dùng thuốc YHCT (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…) nhằm hạn chế tác dụng phụ, độc hại của thuốc đặc trị, hồi phục chức năng, nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời bệnh (YHCT hỗ trợ điều trị ung thƣ, HIV/AIDS, hồi phục chức năng sau đột quỵ…)

4. Điều trị căn nguyên, cơ chế bệnh sinh chủ yếu bằng YHCT, kết hợp YHHĐ khi có kèm theo bệnh lý cấp tính, diễn biến phức tạp (nhiễm trùng nặng),…

Có thể nói, việc kết hợp hài hòa 02 nền y học trong khám chữa bệnh ngoài việc mang lại lợi ích cho ngƣời bệnh, còn góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn và khoa học để xây dựng các công nghệ cao, mới và đáp ứng nhu cầu thời đại. Việc này rất cần sự phối hợp đồng bộ, toàn diện giữa cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách, quản lý; lãnh đạo; các nhà đầu tƣ; các nhà thực hành y, dƣợc cả cổ truyền và hiện đại.

Theo Bệnh viện YHCT (2008), trƣớc năm 1975, tiền thân là bệnh viện sản khoa tƣ nhân của Bộ trƣởng Bộ Y tế chế độ cũ (Dƣỡng đƣờng Dung Anh) với 30 giƣờng nội trú.

Sau ngày miền Nam giải phóng, 05/5/1975 đƣợc tiếp quản và trở thành bệnh viện Nghiên cứu Đông Y thuộc Viện Nghiên cứu Đông y miền Nam do Bộ Y tế Thƣơng binh Xã hội quản lý, có 50 giƣờng nội trú và 01 phòng khám, tổng số CBVC là 30 ngƣời.

Năm 1979, Bộ Y tế chuyển giao cho Sở Y tế Tp.HCM quản lý và xây dựng thành Bệnh viện Y học dân tộc đầu ngành về YHCT của Tp.HCM.

Năm 1999, bệnh viện đƣợc đổi tên thành Bệnh viện YHCT Tp.HCM. Qua quá trình xây dựng phát triển nay là bệnh viện chuyên khoa hạng II đầu ngành chuyên sâu về YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ trong điều trị - nghiên cứu khoa học và đào tạo, với 650 giƣờng bệnh (gồm 150 giƣờng nội trú và 500 giƣờng ngoại trú).

Năm 2006, bệnh viện đƣợc Sở Y tế giao chỉ tiêu 200 giƣờng nội trú, 240.000 lần khám, 20.000 lƣợt ngƣời bệnh điều trị ngoại trú.

Năm 2008, tăng chỉ tiêu lên 250 giƣờng, 5.000 lƣợt bệnh nhân điều trị nội trú, 240.000 lần khám, 20.000 lƣợt ngƣời bệnh điều trị ngoại trú.

Năm 2014 thực hiện biên chế là 260 ngƣời/250 giƣờng bệnh. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện có:

- Ban Giám đốc - 05 phòng chức năng - 12 khoa chuyên môn

Tổng số công chức, viên chức 264 ngƣời trong đó có 55 bác sĩ, 48 y sĩ, 40 dƣợc sĩ, 42 điều dƣỡng, 21 kỹ thuật viên và 58 cán bộ khác. Trong đó có khoảng 110 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học. Với phƣơng châm: Nền y học Đông y phải góp phần xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng, bệnh viện đã không ngừng phát huy phát triển Y Dƣợc học cổ truyền, kết hợp Y dƣợc học cổ truyền với Y dƣợc học hiện đại trong chẩn đoán điều trị và

nghiên cứu khoa học. Trải qua bao bƣớc khó khăn thăng trầm đến nay, bệnh viện đã có nhiều uy tín trong nhân dân, lƣợng ngƣời bệnh đến với bệnh viện ngày càng tăng, bình quân có khoảng 1.000 lƣợt ngƣời 01 ngày. Nhiều phƣơng pháp điều trị đƣợc áp dụng, dạng bệnh phong phú, chất lƣợng và kết quả điều trị ngày càng cao. Công cụ máy móc sản xuất thuốc ngày một hiện đại. Trang bị hệ thống sắc thuốc thang tự động rất hiện đại đáp ứng nhu cầu của ngƣời bệnh. Các phƣơng tiện máy móc cận lâm sàng cũng đƣợc trang bị đầy đủ và hiện đại. Hệ thống máy vi tính đƣợc nối mạng nội bộ, internet và kết nối mạng với Medinet của Sở Y tế.

Diện tích bệnh viện là 6.461 m2, diện tích sử dụng 5.412 m2. Nhiều năm qua, bệnh viện đã từng bƣớc sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng mới khu khám bệnh ngoại trú và khu nội B.

Bệnh viện nhiều năm liền đạt danh hiệu “Bệnh viện Xuất sắc”. Không dừng ở những thành tích đã đạt đƣợc, Ban Giám đốc lãnh đạo không ngừng chủ động giao lƣu với Viện - Bệnh viện YHCT các tỉnh phía Nam và Bắc nhằm nâng cao chuyên sâu YHCT - nghiên cứu khoa học - giảng dạy.

Bệnh viện YHCT Tp.HCM đã và đang là một nơi đáng tin cậy, ngày càng đƣợc bệnh nhân tin yêu. Đáp lại tấm chân tình ấy, Ban lãnh đạo bệnh viện cùng toàn thể cán bộ, viên chức đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi trên mọi lĩnh vực vì mục tiêu góp phần xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.

Hƣớng tới bệnh viện tiếp tục xây dựng và phát triển thành bệnh viện chuyên khoa hạng I đầu ngành chuyên sâu về YHCT, không ngừng phấn đấu để đƣợc trao tặng Huân chƣơng lao động hạng nhất.

Phụ lục 2

Dàn bài thảo luận tay đôi I. Giới thiệu

Xin chào Anh/Chị. Tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về đánh giá các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM. Mong anh/chị dành chút thời gian tham gia đóng góp ý kiến của mình về các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của viên chức Bệnh viện mà anh/chị đang quan tâm. Xin lƣu ý rằng không có câu trả lời đúng hoặc sai, tất cả các ý kiến đóng góp chân thành của anh/chị đều có ích và góp phần rất nhiều vào kết quả nghiên cứu, chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và phân tích.

II. Nội dung thảo luận

2.1. Anh/Chị có cho rằng các yếu tố sau đây sẽ có tác động đến sự thỏa mãn công việc của viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM hay không? Mức độ quan trọng của từng yếu tố theo đánh giá của anh/chị là nhƣ thế nào? Vì sao? Vui lòng điền vào bảng bên dƣới:

1. Rất không quan trọng 2. Không quan trọng 3. Không ý kiến 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Tên yếu tố Có ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng Mức độ quan trọng 1 2 3 4 5

Đặc điểm công việc Môi trƣờng làm việc Thu nhập

Cơ hội đào tạo và thăng tiến Lãnh đạo

Đồng nghiệp

Đánh giá thực hiện công việc

2.3. Yếu tố “Môi trƣờng làm việc” đƣợc hiểu là đã bao hàm về cơ sở vật chất, quan hệ đồng nghiệp với nhau. Theo anh/chị, đối với ngành y tế có nên tách yếu tố “Đồng nghiệp” để đánh giá riêng việc tác động đến sự thỏa mãn công việc của viên chức bệnh viện không? Vì sao?

[Trả lời]

2.3. Theo anh/chị, ngoài các yếu tố trên còn có các yếu tố nào tác động đến sự thỏa mãn công việc của viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM? Mức độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động sự thỏa mãn công việc của viên chức bệnh viện y học cổ truyền thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)