Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Mục đích của phƣơng pháp này nhằm tìm ra những câu hỏi cần giữ lại và những câu hỏi nào cần bỏ đi trong các mục đƣa vào kiểm tra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) hay nói cách khác là giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt.
Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha tính đƣợc từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach‟s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach‟s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm thang đo lƣờng là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”.
Việc kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach‟s Alpha nhằm xác định mối tƣơng quan biến - tổng. Nếu các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến - tổng (Corrected Item - Total Correlation) < 0,3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn để chọn thang đo trong nghiên cứu này là khi giá trị Cronbach‟s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 vì thang đo lƣờng này chƣa từng đƣợc thực hiện phỏng vấn đối với bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ đƣợc sử dụng để xác định các nhân tố và biến quan sát giải thích cho nhân tố, biến quan sát đƣợc chọn là biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0,5.
Theo Hair (1998), hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
• Factor loading > 0,3 đƣợc xem là đạt mức tối thiểu. • Factor loading > 0,4 đƣợc xem là quan trọng.
• Factor loading ≥ 0,5 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn.
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: • Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) ≥ 0,5
• 0,5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO là chỉ số đƣợc dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.
Phần trăm phƣơng sai toàn bộ (percentage of variance) ≥ 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích đƣợc bao nhiêu % biến thiên của các biến quan sát (hay của dữ liệu). Thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích ≥ 50%.
Sau khi phân tích nhân tố, các thang đo đƣợc đánh giá độ tin cậy dựa trên hệ số Cronbach‟s Alpha, từ đó các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại và thang đo sẽ đƣợc chấp nhận nếu hệ số Cronbach‟s Alpha ≥ 0,6.