Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 102 - 104)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Cần quy định rõ hơn về công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

Hiện nay chưa có cơ quan nào đăng kí giao dịch bảo đảm đối với những tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu. Chỉ có cơ quan đăng kí cầm cố thế chấp về tàu bay, tàu biển và quyền sử dụng đất. Còn nhiều tài sản khác mà pháp luật đã quy định từ lâu thuộc loại phải đăng kí giao dịch bảo đảm nhưng trên thực tế không biết đăng kí ở đâu, ví dụ như nhà ở và một số phương tiện vận tải khác. Thực chất việc đăng kí cầm cố, thế chấp và bảo lãnh cũng có ý nghĩa như một sự chứng thực về mặt pháp lý. Hơn nữa việc thực hiện cả hai việc công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm thì khách hàng vay phải chịu cả hai loại lệ phí. Hai loại lệ phí này hiện nay là khá cao. Vì vậy cần phải quy định cụ thể việc công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm cho từng loại tài sản cụ thể là việc cần làm ngay.

Hoàn thiện đồng bộ các giấy tờ về sở hữu đất

Hiện nay, các loại giấy tờ sở hữu đất đai còn nhiều bất cập. Đó là khe hở trong việc sử dụng chúng trong việc bảo đảm. Bên cạnh đó việc chưa có quy định cụ thể về giấy tờ sở hữu đất làm nảy sinh các tranh chấp về đất đai như vẫn xảy ra trước đến nay.

Chính phủ cần quy định rõ các loại tài sản bảo đảm phải mua bảo hiểm

Đối với những tài sản có độ rủi ro thấp như chúng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu trái phiếu của Nhà nước thì việc mua bảo hiểm tiền gửi là không cần thiết, tuy nhiên đối với các loại tài sản có độ an toàn thấp thì chính phủ cần quy định rõ loại tài sản nào thì bắt buộc phải mua bảo hiểm. Thông thường những tài sản phải mua bảo hiểm là những tài sản có độ rủi ro cao mà việc xử lý hiện giờ vẫn là vấn đề khó khăn cho các Ngân hàng thương mại. Đó là những tài sản như giá trị quyền sử dụng đất, dây chuyền máy móc thiết bị, kho hàng.

Phải quy định rõ mức phí áp dụng cho các loại tài sản phải mua bảo hiểm

Chính phủ cần quy định rõ mức phí áp dụng cho mỗi loại tài sản đảm bảo trên cơ sở những thông tin như : tốc độ khấu hao của tài sản, giá trị tài sản, thời hạn vay, quy mô khoản vay, tính ổn định đối với thị trường. Để tránh trường hợp không đồng bộ trong quy định mức phí giữa các công ty bảo hiểm gây khó khăn cho hoạt động của cả Ngân hàng lẫn khách hàng.

Tạo điều kiện cho các công ty mua bán tài sản thế chấp hoạt động

Việc các công ty mua bán tài sản thế chấp ra đời đã góp phần giải quyết nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại.

Quy chế mua bán nợ đã được Thống đốc NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN, ngày 19/4/1999 nhưng đến nay hoạt động vẫn chưa có hiệu quả, trong khi đó các Ngân hàng đang có nhu cầu giải quyết vấn đề này một cách bức bách. Do vậy việc mở rộng hoạt động một cách có hiệu quả của Công ty mua bán nợ là một đòi hỏi cấp thiết. Công ty mua bán nợ có đủ năng lực pháp lý về tài chính để xử lý dứt điểm nợ quá hạn, nợ khó đòi của các Ngân hàng Thương mại, từng bước lành mạnh hoá hệ thống tài chính Ngân hàng. Nhờ Công ty này mà các Ngân hàng có thể thu hồi nợ cũ, giảm nợ quá hạn xuống giới hạn cho phép, phần vốn bị động trong tài sản thế chấp, cầm cố được giải phóng. Tuy nhiên hiện nay hoạt động của hệ thống công ty này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, do vẫn còn tồn tại một số bất hợp lý như việc tiêu thụ tài sản thế chấp còn chậm. Nhất là đối với dây chuyền máy móc

thiết bị chuyên ngành còn khập khiễng thiếu đồng bộ nên khó bán, ngoài ra có một số tài sản đã khấu hao hết giá trị nên không biết định giá nh thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)