5. Bố cục của luận văn
4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
Để phù hợp với đặc điểm, trình độ của các đối tượng vay vốn BIDV phải thường xuyên sửa đổi chế độ thể hiện về đảm bảo tiền vay cho phù hợp với diễn biến của cơ chế thị trường. Trước hết Ngân hàng cần tập trung vào một số các điểm sau đây:
- Đơn giản hoá giấy tờ thủ tục cho vay, việc đơn giản hoá giấy tờ thủ tục cho vay vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đầy đủ nội dung, chặt chẽ về pháp lý và phù hợp với trình độ của từng đối tượng ... Hiện nay các giấy tờ cho vay còn rườm rà trùng lặp chồng chéo.
- Trong điều kiện hiện nay thiết nghĩ có thể đơn giản bớt giấy tờ bằng cách lập các loại giấy tờ như: Đơn xin vay kiêm khế ước nhận nợ, hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tài sản: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, biên bản kiểm định kiêm phiếu kiểm định nhập kho. Đổi mới hoàn thiện cơ chế cho vay, đối với khách hàng vay vốn thường xuyên có thể cho phép lập kế hoạch cho một năm để vay nhiều lần hoặc làm thủ tục thế chấp đảm bảo tài sản một lần trong thời hạn nhiều năm cho nhiều lần vay vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên điều này phải được cụ thể hoá trong các văn bản thể hiện chế độ cho vay của Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng thương mại không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng khẳng định vị trí trụ cột của nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên bên cạnh những thành công gặt hái được còn rất nhiều trở ngại khó khăn cần khắc phục. Và một trong những khó khăn đó đã được đề cập trong đề tài là những vướng mắc còn tồn tại trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Do đó, việc hoàn thiện công tác này luôn là mục tiêu để các ngân hàng hướng tới. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện là một quá trình lâu dài, để thành công không những cần sự cố gắng của bản thân ngân hàng mà còn cần sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời thường xuyên của các bộ, ngành hữu quan.
Đối với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên cũng vậy, trong quá trình hoạt động, công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản đạt được nhiều kết quả khả quan song vẫn tồn tại nhiều hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Với việc thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên”, tác giả đã đạt được các kết quả như sau:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý thuyết về tài sản đảm bảo, công tác đảm bảo cho vay bằng tài sản tại ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng cho vay đảm bảo bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. Kết quả phân tích đánh giá cho thấy, hoạt động cho vay đảm bảo bằng tài sản tại Chi nhánh đạt nhiều kết quả khả quan như: Các bước tiếp nhận hồ sơ vay vốn có tài sản đảm bảo được thực hiện chuyên nghiệp tuân thủ đúng theo quy trình đã ban hành; Các hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản thực hiện linh hoạt, phong phú; Nguồn thông tin phục vụ thẩm định giá trị tài sản được Chi nhánh thu thập từ nhiều nguồn đảm bảo giá trị tài sản được thẩm định một cách khách quan và đáng tin cậy… Tuy nhiên, trong công tác triển khai cho vay bằng tài sản đảm bảo, chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cấp như: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; Số món vay sử dụng hình thành đảm bảo đang giảm dần; Các loại giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo của khách hàng thường phát sinh sai sót gây chậm trễ
quá trình xét duyệt hồ sơ cho vay của khách hàng; Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác thẩm định tài sản; Công tác kiểm tra tài sản đảm bảo không được triển khai thường xuyên, và theo dõi chặt chẽ...
Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng. Những giải pháp cụ thể như: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Hoàn thiện hệ thống thông tin về đảm bảo tiền vay; Áp dụng các hình thức đảm bảo tiền vay linh hoạt , an toàn; Thành lập bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BIDV Chi nhánh Thái nguyên (2017), Cơ cấu bộ máy tổ chức.
2. BIDV Chi nhánh Thái Nguyên (2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính giai đoạn 2014-2016.
3. Phan Thị Thu Hà (2008), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Chính trị - Quốc gia.
4. Nguyễn Minh Hoàng (2011), Nguyên lý chung định giá tài sản & giá trị doanh nghiệp, NXB Thống kê.
5. Trần Quang Hùng (2003), Bảo đảm tiền vay trong cho vay của ngân hàng thương mại, luận văn thạc sỹ đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Thị Thu Hương (2016), “Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ- Cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 170, tháng 7/2016.
7. Nguyễn Thị Mùi (2005), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, 2005.
8. Bùi Thị Nga (2014), Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam, luận văn thạc sĩ đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thanh Nga (2011), Hoàn thiện công tác định giá đất làm tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa, luận văn thạc sỹ đại học Ngoại thương.
10. Bùi Đại Nghĩa (2005), Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội, luận văn thạc sỹ đại học thương mại.
11. Trần Công Sinh (2014), Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hải Châu, luận văn thạc sỹ đại học Đà Nẵng.
12. Đoàn Văn Trường (2007), Tuyển tập các phương pháp thẩm định giá trị tài sản, NXB Khoa học & kỹ thuật.
13. Lê Thu Thủy (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, Nxb Tư pháp.
14. Nguyễn Ngọc Thúy (2012), Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy, luận văn thạc sỹ học viện ngân hàng.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:
Phiếu khảo sát khách hàng: “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên”
Xin chào Anh/chị!
Tôi là học viên cao học Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên”. Kính mong Anh/chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Mỗi ý kiến trả lời của Anh/chị thật sự có giá trị và ý nghĩa cho nghiên cứu của tôi. Rất mong nhận được sự cộng tác của Anh/chị.
Phần 1
THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên:
2. Giới tính người trả lời: Nam Nữ 3. Độ tuổi:
Dưới 30 tuổi Từ 30-40 tuổi Từ 40-50 tuổi Trên 50 tuổi 4. Thu nhập
Dưới 6 triệu Từ 6-9 triệu Trên 9 triệu 5. Trình độ
Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học
Phần 2
Đáng giá của anh/ chị về công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.
Các chỉ số được mô tả như sau:
1: Rất kém 2: Kém
3: Trung bình 4: Tốt 5: Rất tốt
Nhóm
nhân tố Câu hỏi 1 2 3 4 5
Đội ngũ nhân viên ngân hàng
Nhân viên ngân hàng thể hiện kiến thức chuyên môn nghề nghiệp tốt
Nhân viên ngân hàng có thái độ ứng xử nhẹ nhàng, lịch sự
Nhân viên ngân hàng có đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ để tư vấn cho khách hàng một cách chính xác
Nhân viên thực hiện dịch vụ một cách chính xác ngay từ lần đầu Các hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản của Chi nhánh
Các hình thức đảm bảo cho vay tại ngân hàng là linh hoạt
Hình thức đảm bảo cho vay bằng tài sản ngân hàng áp dụng phù hợp với Anh/Chị
Ngân hàng luôn tư vấn cho khách hàng lựa chọn hình thức đảm bảo hợp lý nhất
Quy trình cho vay có tài sản đảm bảo của Chi nhánh
Thủ tục cho vay đối có TSĐB hiện nay là đơn giản, dễ hoàn thiện
Quy trình cho vay có TSĐB là đơn giản, gọn nhẹ Khách hàng không phải chờ đợi quá lâu để giải quyết hồ sơ vay vốn có TSĐB
Các quy định trong hợp đồng là chặt chẽ, phù hợp với mong muốn của cả khách hàng và NH
PHỤ LỤC 2:
Phiếu khảo sát nhân viên: “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên”
Xin chào Anh/chị!
Tôi là học viên cao học Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên”. Kính mong Anh/chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây.Mỗi ý kiến trả lời của Anh/chị thật sự có giá trị và ý nghĩa cho nghiên cứu của tôi. Rất mong nhận được sự cộng tác của Anh/chị.
Phần 1: Thông tin cá nhân của Anh/chị:
1-Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
2-Độ tuổi: 1. Dưới 30 2. Từ 30-40 3. Từ 40-50
4. Trên 50
3-Thu nhập: 1. Trên 10 triệu 2. Từ 7-10 3. Dưới 7tr
4-Học vấn: 1. Trên Đại học 2. Đại học 3. Cao đẳng
4. Trung cấp
5-Kinh nghiệm: 1. Dưới 2 năm 2. Từ 2-4 3. Từ 4-6
4. Trên 6 năm
6-Vị trí: 1. Nhân viên cho vay
2. Nhân viên quản trị 3. Lãnh đạo
Phần 2
Đáng giá của anh/ chị về công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.
Các chỉ số được mô tả như sau:
1: Rất kém 2: Kém
3: Trung bình 4: Tốt 5: Rất tốt
Nhóm
nhân tố Câu hỏi 1 2 3 4 5
Công tác tiếp nhận hồ sơ
Quy trình tiếp nhận hồ sơ tại ngân hàng là hợp lý Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đảm bảo cả số lượng và chất lượng
Chi nhánh có những hướng dẫn cụ thể để cán bộ tín dụng có cơ sở thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ TSĐB
Xác định hình thức đảm bảo tiền
vay
Nhân viên ngân hàng luôn căn cứ vào quyền sở hữu tài sản của khách hàng để xác định hình thức bảo đảm tài sản cho khoản vay
Các hình thức bảo đảm tài sản mà chi nhánh áp dụng tuân thủ theo hướng dẫn của hội sở Tùy thuộc vào hình thức đảm bảo tiền vay mà ngân hàng áp dụng các phương thức quản lý tài sản phù hợp Xác định giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo
Các giấy tờ chứng mình quyền sở hữu TSĐB theo quy định khá đầy đủ
Công tác kiểm tra giấy tờ chứng minh TSĐB được thực hiện chặt chẽ
Đối với mỗi loại TSĐB chi nhánh có những quy định riêng về từng loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
Quy định về giấy từ chứng minh TSĐB tuân thủ theo hướng dẫn của hội sở
Nhóm
nhân tố Câu hỏi 1 2 3 4 5
Thẩm định tài sản đảm
bảo
Quy trình thẩm định tài sản tại ngân hàng nhanh chóng
Giá trị tài sản được thẩm định khá sát với giá thị trường
Ngân hàng có đội ngũ chuyên gia thẩm định giàu kinh nghiệm
Giảm sát, kiểm tra tài sản đảm bảo
TSĐB được ngân hàng kiểm tra, giám sát chặt chẽ
Ngân hàng có cán bộ chuyên trách đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra, giám sát TSĐB
Công tác giám sát, kiểm tra TSĐB có tác động khá tốt đến giảm thiểu RR trong cho vay của ngân hàng
Công tác giám sát, kiểm tra TSĐB được thực hiện thường xuyên