Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 40 - 43)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1 Phương pháp chuyên gia, khảo sát

* Phương pháp chuyên gia: Để có cái nhìn tổng quát hơn về công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên, tác giả tiến hành xin ý kiến đội ngũ chuyên gia của ngân hàng. Mục đích của phỏng vấn chuyên gia là lắng nghe nhận định của chuyên gia và tham khảo ý kiến chuyên gia về từng nội dung của công tác đảm bảo tiền vay bằng tại sản tại

Ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng. Kết quả phỏng vân chuyên gia là cơ sở để tác giả tham khảo đề xuất các giải pháp.

Tổng số chuyên gia mà tác giả tiến hành phỏng vấn là 15 chuyên gia, đây là cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo của BIDV chi nhánh Thái Nguyên giữ chức vụ từ phó phòng trở lên. Để thực hiện cuộc phỏng vấn này, trước tiên tác giả trực tiếp hỏi chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản của Chi nhánh. Sau đó, tác giả đưa ra các nhân tố đã nghiên cứu để gợi ý các chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với tác giả. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của tác giả:

Bảng 2.1: Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia

STT Tên nhân tố Số phương

án lựa chọn Số người phỏng vấn Tỷ lệ (%) 1

Năng lực của ngân hàng trong thẩm

định TSĐB 15 15 100,0

2 Thông tin 13 15 86,7

3 Đạo đức của cán bộ NH 13 15 86,7

4 Chiến lược định hướng kinh doanh 14 15 93,3

5 Chính sách pháp luật 15 15 100,0

6 Môi trường kinh tế 15 15 100,0

7 Khách hàng 14 15 93,3

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 2.1 cho thấy các hầu hết các chuyên gia đều đồng tình cho rằng các nhân tố trên đều ảnh hưởng đến công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản của BIDV chi nhánh Thái Nguyên. Tỷ lệ lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đều đạt trên 86%. Như vậy, tác giả sẽ lựa chọn các nhân tố này để thực hiện nghiên cứu của mình.

- Chọn mẫu điều tra: Đối tượng điều tra gồm khách hàng vay vốn bằng tài sản đảm bảo và nhân viên ngân hàng.

- Xác định quy mô mẫu điều tra

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định mẫu điều tra khảo sát, Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo Slovin với công thức chọn mẫu như sau:

n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.

Quy mô mẫu khách hàng

Số lượng khách hàng đang vay vốn bằng tài sản đảm bảo tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên là 4313 khách hàng, tính đến thời điểm ngày 31/12/2017

Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là: N = 4.313/(1+ 4.313 x 0,052) = 366 mẫu.

Để hạn chế sai số, tăng độ tin cậy của mẫu điều tra và loại trừ các mẫu không thu được thông tin tác giả chọn 400 khách hàng để khảo sát. Nội dung khảo sát bao gồm: đội ngũ nhân viên; quy trình cho vay đảm bảo bằng tài sản của Chi nhánh và sự linh hoạt trong các hình thức đảm bảo của Chi nhánh.

Quy mô mẫu nhân viên

Hiện tại, số lượng nhân viên của ngân hàng là 158 nhân viên. Do thời gian và nhân lực có hạn công với nhân viên Chi nhánh không thường tập trung tại 1 trụ sở, các phòng giao dịch phân tán cách xa nhau nên tác giả khảo sát 120 cán bộ nhân viên ngân hàng. Nội dung khảo sát là các nội dung của công tác đảm bảo cho vay bằng tài sản của Chi nhánh bao gồm: Tiếp nhận hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng, xác định hình thức bảo đảm tài sản, xác nhận các giấy tờ chứng minh cho tài sản đảm bảo, thẩm định cho tài sản đảm bảo và giám sát, kiểm tra tài sản đảm bảo.

Trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và các quy ước như sau: 1. Rất yếu; 2. Yếu; 3. Trung bình; 4. Tốt; 5. Rất tốt.

+ Phương pháp thống kê mô tả: nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua việc tính toán các mức độ tuyệt đối tương đối và bình quân để mô tả thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mô tả thực trạng hoạt động đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng và mô tả các ý kiến đánh giá của nhân viên ngân hàng, khách hàng về hoạt động đảm bảo tiền vay bằng tài sản.

2.2.3.3 Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu, qua đó thấy được những thay đổi trong công tác đảm bảo đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)