Các hình thức bảo đảm cho vay bằng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 26 - 28)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3 Các hình thức bảo đảm cho vay bằng tài sản

1.2.3.1 Bảo đảm cho vay bằng tài sản cầm cố của khách hàng vay

Bảo đảm cho vay bằng cầm cố tài sản là hình thức người đi vay phải chuyển quyền kiểm soát tài sản bảo đảm sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết (thường là thời hạn vay vốn) (Đoàn Văn Trường, 2007).

Hình thức này thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ hầu như không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ, ví dụ các chứng khoán, hợp đồng, sổ tiết kiệm, ngoại tệ mạnh, kim loại quý... Các tài sản này gọn nhẹ, dễ quản lý, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên. Đối với hàng hoá, ngân

hàng thường chấp nhận các loại ít chịu tác động của môi trường trong thời gian cầm cố.

Khi xét thấy việc khách hàng nắm giữ tài sản bảo đảm (có thể là nắm giữ tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản) là không an toàn thì ngân hàng sẽ yêu cầu cầm cố, thường đó là những tài sản dễ bán, dễ chuyển nhượng.

Khi cho vay dựa trên tài sản cầm cố của khách hàng, ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, an toàn của vật cầm cố như quyền sở hữu của khách hàng, khả năng chi trả của giấy tờ, giá trị thị trường khi phát mại... Ngân hàng cùng khách hàng định giá vật cầm cố, ký hợp đồng cầm cố, quy định nghĩa vụ của các bên trong quá trình cầm cố, quyền phát mại tài sản cầm cố.

1.2.3.2 Bảo đảm cho vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay

Bảo đảm cho vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay là hình thức theo đó người đi vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản bảo đảm sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết (Nguyễn Minh Hoàng, 2011).

Nhiều tài sản của khách hàng trở thành bảo đảm cho các khoản cho vay của ngân hàng song vẫn phải tham gia vào quá trình hoạt động, những tài sản này ngân hàng không thể cầm cố. Các tài sản này thường cồng kềnh, phân tán. Hơn nữa việc bán hoặc chuyển nhượng cũng không đơn giản. Trừ các ngân hàng, các công ty tài chính có thể nắm giữ nhiều chứng khoán, tài sản chủ yếu của doanh nghiệp là hàng hoá và tài sản cố định. Vì vậy, bảo đảm bằng thế chấp rất phổ biến, đặc biệt đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do giá trị của loại tài sản này thường cao nên doanh nghiệp có thể vay ngân hàng với quy mô lớn.

Bảo đảm cho vay bằng tài sản thế chấp cho phép người vay sử dụng tài sản bảo đảm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là một thuận lợi. Tuy nhiên, quá trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản, hơn nữa, do khả năng kiểm soát tài sản bảo đảm của ngân hàng bị hạn chế, khách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trị của tài sản, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Khi cho vay dựa trên bảo đảm bằng tài sản thế chấp của người vay, ngân hàng phải xem xét kỹ vật thế chấp. Trong hợp đồng thế chấp (ký cùng với hợp đồng vay

vốn), phải có phần mô tả vật thế chấp. Như vậy, ngân hàng cần phải có (hoặc thuê) các nhà chuyên môn đủ khả năng đánh giá tài sản bảo đảm. Nếu định giá quá cao, quy mô tài trợ có thể lớn, có thể gây rủi ro cho ngân hàng. Ngược lại, nếu định giá quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay của khách hàng. Sau khi định giá, ngân hàng và khách hàng phải thoả thuận về nội quy sử dụng bảo đảm, quyền của ngân hàng giám sát bảo đảm, phát mại bảo đảm khi khách hàng vi phạm hợp đồng tài trợ.

1.2.3.3 Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba

Hình thức bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba là hình thức người thứ ba cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện được (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2011).

Đối với những người bảo lãnh chưa có uy tín, ngân hàng đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm cho bảo lãnh đó. Thực chất, việc phân chia tài sản bảo đảm theo mức độ trực tiếp hay gián tiếp như trên chỉ có ý nghĩa đối với khách hàng, còn đối với ngân hàng thì dù đó là bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hay của người bảo lãnh, ngân hàng cũng có quyền như nhau đối với tài sản này trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

1.2.3.4 Bảo đảm cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Hiện nay việc bảo đảm bằng tài sản còn có hình thức mới đó là bảo đảm bằng tài sản được hình thành từ vốn vay, tức là khách hàng dùng chính tài sản có được do đi vay để bảo đảm cho khoản tiền vay. Đây là biện pháp cuối cùng để ngân hàng có thể hạn chế việc khách hàng bán tài sản được hình thành từ vốn vay (Trần Quang Hùng, 2003).

Tuy nhiên khi khách hàng không có khả năng trả nợ thì phần lớn các tài sản này cũng đều bị giảm giá, khó bán. Do đó tài sản này không bảo đảm cho ngân hàng thu đủ cả gốc lẫn lãi. Hình thức này được áp dụng cho khách hàng mà các tài sản khác dùng để bảo đảm có ít hoặc không thể trở thành tài sản bảo đảm cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)