5. Bố cục của luận văn
1.2.4 Nội dung bảo đảm cho vay bằng tài sản của ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Tiếp nhận hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng tại phòng tín dụng của ngân hàng, hoặc tại địa phương nơi ngân hàng có giao dịch với khách hàng.
Bộ phận tín dụng là đầu mối tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tài sản bảo đảm.
1.2.4.2 Xác định hình thức bảo đảm tài sản
Cán bộ tín dụng phải lấy được thông tin từ khách hàng, thông qua đó xác định phương thức đảm bảo của khách hàng là cầm cố,thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba hay hình thành từ nguồn vốn vay.
Trong trường hợp khách hàng vay vốn mà đảm bảo việc trả nợ là của người thứ ba thì đó được coi là bảo lãnh của bên thứ ba. Trong trường hợp này thì người thứ ba cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến hạn quy định người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp một cá nhân hoặc pháp nhân bảo lãnh cho một hoặc nhiều bên vay vốn cùng một lúc thì tổng số tiền cho vay bảo lãnh không vượt quá theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân và pháp nhân bảo lãnh cho một bên vay vốn thì mỗi bên bảo lãnh thực hiện một phần gốc, lãi, tiền phạt và ký một hợp đồng bảo lãnh độc lập. Trường hợp này, cán bộ tín dụng phải xác định được bên thứ ba có đủ điều kiện bảo lãnh hay không.
Trường hợp khách hàng dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo: Ngân hàng được quyền lựa chọn áp dụng việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện quy định của việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngoài ra, Ngân hàng được quyền cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay khi Chính Phủ chỉ định cho vay đối với khách hàng vay và đối tượng cho vay trong một số trường hợp cụ thể. Đối với đối tượng khách hàng này, cán bộ tín dụng phải xác định loại tài sản hình thành từ vốn vay có được phép làm tài sản đảm bảo không.
1.2.4.3 Xác nhận các giấy tờ chứng minh cho tài sản đảm bảo
Sau khi xác định được các hình thức bảo đảm cho vay của từng loại tài sản, cán bộ tín dụng tiến hành nhận các giấy tờ chứng minh cho tài sản dùng để làm tài sản đảm bảo. Đối với các tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn kèm theo giấy tờ chứng minh cho tài sản đó. Đối với tài sản cầm cố, cán bộ tín dụng cũng
cần có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp, kèm theo tài sản cầm cố đó. Khi nhận các giấy tờ này, cán bộ tín dụng phải làm biên nhận cho khách hàng. Các công việc được thực hiện gồm:
- Tư vấn:
Cán bộ tín dụng hướng dẫn, giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ các bên phải thực hiện, có thể thêm danh sách các giấy tờ cần thiết trong việc làm tài sản bảo đảm.
- Nhận và kiểm tra bộ hồ sơ tài sản bảo đảm:
Cán bộ tín dụng phải kiểm tra đầy đủ loại, số lượng các giấy tờ cần thiết chứng minh cho tài sản đảm bảo. Các chữ ký có trên các giấy tờ phải là chữ ký của người sở hữu đúng với chữ kí hiện tại. Phải phù hợp về nội dung giữa các tài liệu khác nhau.
1.2.4.4 Thẩm định tài sản đảm bảo
- Nguồn thông tin để thẩm định
Đó là các tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp. Đây là nguồn thông tin với số lượng lớn, đa dạng đầy đủ nhất về tài sản bảo đảm. Tuy nhiên nguồn thông tin này nhiều khi không chính xác do khách hàng cố tình cung cấp sai lệch nhằm qua mặt cán bộ tín dụng. Vì vậy một nguồn thông tin khác rất quan trọng đó là khảo sát thực tế. Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản cán bộ tín dụng đến trực tiếp nơi tài sản đó tồn tại để xác minh, kiểm tra, so sánh so với giấy tờ mà khách hàng cung cấp. Một nguồn thông tin khác không kém phần quan trọng là tại địa phương, công an, cơ quan khác, láng giềng… nguồn thông tin này tuy ít ỏi nhưng lại mang tính chính xác cao.
- Nội dung thẩm định:
Cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định các nội dung sau: quyền sở hữu tài sản đảm bảo của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh. Tài sản hiện không có tranh chấp hay đang tranh chấp. Tài sản được phép giao dịch hay không, nếu là loại tài sản hiếm thì cần có các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp hợp lệ của tài sản đó kèm theo các giấy tờ về bảo hiểm. Tài sản đảm bảo phải là tài sản dễ chuyển nhượng
- Viết báo cáo thẩm định:
Sau khi thẩm định các nội dung trên cán bộ tín dụng viết báo cáo thẩm định thông báo kết quả đạt được. Báo cáo thẩm định là căn cứ để xác định các thông tin về tài sản đảm bảo. Thông qua đó mà xác định mức cho vay hợp lí. Cũng như các thông tin khác về người vay, về độ tín nhiệm, về dự án.
1.2.4.5 Thiết lập hợp đồng bảo đảm
Sau khi thẩm định, hai bên đã thỏa thuận được các điều kiện về tín dụng, bộ phận tín dụng có nhiệm vụ soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay trình giám đốc hoặc người được ủy quyền ký.
1.2.4.6 Giám sát, kiểm tra, quản lý tài sản bảo đảm
Sau khi nhận tài sản đảm bảo, ngân hàng thường xuyên, định kì kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản đảm bảo của khách hàng.
Đối với các tài sản đảm bảo là các tài sản cầm cố, thì việc kiểm tra, giám sát là hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi vì, các tài sản cầm cố thì khách hàng vẫn tiếp tục sử dụng tài sản đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc kiểm tra, giám sat, sẽ tránh việc khách hàng sử dụng tài sản sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng cầm cố tài sản. Trong thời gian hợp đồng vay vốn, ngân hàng thường có các tổ kiểm tra xuống tận nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để kiểm tra tài sản cầm cố.
Đối với các tài sản đảm bảo là các tài sản hình thành từ vốn vay, việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện ngay từ khi tài sản được mua về. Xem xét xem tài sản mua về có đúng như trong hợp đồng vay vốn hay không. Sau đó là việc tài sản có được sử dụng như hợp đồng đã cam kết hay không. Giám sát trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, việc sử dụng tài sản phải đảm bảo phải tuân thủ đúng nguyên tắc đã cam kết giữa ngân hàng và khách hàng.
Đối với các tài sản đảm bảo, vì ngân hàng đã nắm giữ các giấy tờ chứng minh cho tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản cho nên ngân hàng phải liên hệ với các cơ quan quản lí nhà nước liên quan đến tài sản trong việc kiểm soát tài sản đó. Tránh việc khách hàng bán tài sản một cách bất hợp pháp khi chưa có sự đồng ý của ngân hàng, việc này xảy ra đối với các tài sản như nhà ở, đất đai.
Đối với việc cho vay theo đảm bảo của các tổ chức khác, ngân hàng cũng phải thường xuyên nắm tình hình của các tổ chức đó, khi có sự việc gì xảy ra thì ngay lập tức có biện pháp thu hồi nợ.
Khi người vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, ngân hàng sẽ trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tài sản bảo đảm cho người vay đồng thời lập giấy xác nhận giải tỏa tài sản bảo đảm để gửi tới các đơn vị có liên quan, tiến hành thanh lý hợp đồng bảo đảm, đồng thời tiến hành thông báo giải chấp tới các phòng ban: phòng công chứng, phòng tài nguyên môi trường, trung tâm đăng ký giao dịch động sản.
Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn thì ngân hàng có thể tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Trường hợp các bên không xử lý được tài sản bảo đảm theo phương thức đã thỏa thuận, các bên buộc phải xử lý tại tòa án.