5. Bố cục của luận văn
1.3.1 Kinh nghiệm bảo đảm cho vay bằng tài sản của một số ngân hàng nước
Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan
Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) được thành lập năm 1966. Đây là một ngân hàng thương mại quốc doanh chíu sự quản lý trực tiếp của Bộ tài chính Thái Lan. BAAC có nhiệm vụ cho vay trực tiếp đến từng cá nhân hộ nông dân cũng như cho vay thông qua Hội nông dân, hỗ trợ tài chính để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. BAAC giúp các hộ nông dân gia tăng sản lượng và thu nhập. Bên cạnh đó, BAAC còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nông dân.
Để triển khai được sản phẩm cho vay một cách có hiệu quả, BAAC đã sử dụng các kênh phân phối là các hợp tác xã Marketing nông nghiệp tại các chi nhánh. Loại hợp tác xã này tạo ra kênh phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của người nông dân cũng như đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, trong hoạt động bảo đảm cho vay bằng tài sản, BAAC thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất: Phòng định giá tài sản hoạt động hoàn toàn độc lập với các phòng/ban, bộ phận khác nhau và chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị. Do vậy, làm tăng tính độc lập và tính rõ ràng, minh bạch trong hoạt động định giá, xác định giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng.
Thứ hai: Các phòng ban phục vụ hoạt động tín dụng được phân tách riêng biệt giữa phòng tín dụng doanh nghiệp và phòng tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó ngân hàng còn có Bộ phận quản lý tài sản. Cùng với chức năng quản lý và thực hiện cho vay, bộ phận này có chức năng chuyên theo dõi, đánh giá tình hình biến động tài sản đảm bảo của khách hàng. Thực hiện kiểm tra định kỳ để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
Thứ ba: Trong cơ cấu tổ chức còn có phòng chính sách và chiến lược thực hiện chức năng phân tích, nghiên cứu tình hình kinh tế-xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của tái sản đảm bảo như: thị trường bất động sản; giá cả thị trường. Từ đó, để xuất, tham mưu cho Ban lãnh đạo đưa ra chiến lược phát triển, đường lối chính sách phù hợp với từng thời kỳ.
Citibank được thành lập vào năm 1812 tại Mỹ với hơn nửa vốn thuộc về Citicorp, hiện nay đã có trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trên 100 nước. Citibank là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính lớn nhất cung cấp việc làm cho hơn 160.000 người trên toàn thế giới, đồng thời là hãng phát hành thẻ tín dụng ngân hàng lớn nhất thế giới. Citibank là ngân hàng của Mỹ đầu tiên hoạt động tại Châu Á vào năm 1902 và hiện nay đã phát triển rộng nhất trong khu vực Châu Á ở lĩnh vực tài chính với hơn 200 chi nhánh tại 21 nước. Các sản phẩm đơn lẻ của Citibank được thiết kế rất sáng tạo, linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với các nhu cầu cá nhân của khách hàng. Hoạt động cho vay của Citibank luôn đảm bảo tính an toàn cao nhờ quy trình quản lý tài sản bảo đảm chặt chẽ.
Nhân viên phụ trách mảng tín dụng nói riêng và nhân viên của Citibank nói chung tới từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau được đào tạo bài bản. Đặc biệt nhân viên được tham gia những khóa tập huấn chuyên sâu về công tác định giá tài sản, đánh giá hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với mức độ an toàn cao nhất có thể.
Citibank cũng là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay bảo đảm bằng tài sản nói riêng. Theo đó, toàn bộ hồ sơ tài sản được Citibank quản lý tự động bằng phần mềm chuyên biệt.
Trong công tác giám sát, theo dõi tài sản: Citibank thực hiện giám sát theo các tiêu chuẩn và chính sách trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Các hoạt động này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo lường, đánh giá tài sản được xác định kỹ lưỡng và cụ thể.
1.3.2 Kinh nghiệm đảm bảo tiền vay bằng tài sản ở một số chi nhánh ngân hàng thương mại tại Việt Nam
1.3.2.1 Kinh nghiệm của Agribank chi nhánh Thái Nguyên
Công tác tiếp nhận hồ sơ, xác nhận giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo
Trong quá trình giám định tính chất pháp lý của tài sản thế chấp phục vụ công tác bảo đảm cho vay bằng tài sản, cán bộ tín dụng của Agribank chi nhánh Thái Nguyên thường tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau bên cạnh việc xem xét các
giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Theo đó, cán bộ Chi nhánh thường tham khảo ý kiến của trung tâm phòng ngừa rủi ro, những người cư trú gắn với tài sản thế chấp, đối chiếu nơi tọa lạc của tài sản với bản đồ quy hoạch chi tiết.
Công tác thẩm định tài sản đảm bảo
Trong quá trình định giá tài sản để tối thiểu hoá rủi ro ở mức thấp nhất cán bộ tín dụng tại chi nhánh tiến hành thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến tài sản như giá thị trường của tài sản đảm bảo, khấu hao, xu hướng của thị trường với hàng hoá, có dễ bảo quản cất giữ, giá trị có biến động hay không, khi thanh lý dễ hay khó và bằng các hình thức nào. Điều này đảm bảo cho Agribank chi nhánh Thái Nguyên xác định chính xác giá trị thực tế của tài sản giảm thiểu thiệt hại khi có rủi ro phát sinh.
Công tác kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác cho vay bảo đảm bằng tài sản, chi nhánh Agribank Thái Nguyên còn thực hiện xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các tài sản đảm bảo về tính thanh khoản, tính thị trường, quy mô, thời hạn của khoản vay. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu này giúp Chi nhánh giảm nhẹ khó khăn khi tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay đối với mỗi cán bộ tín dụng mà còn tạo cơ sở cho Chi nhánh áp dụng linh hoạt các phương thức cho vay ứng với từng loại tài sản đảm bảo để vừa hạn chế rủi ro trong bảo đảm tiền vay vừa không ảnh hưởng đến mục tiêu mở rộng tín dụng của Agribank Thái Nguyên.
1.3.2.2 Kinh nghiệm của Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên
Công tác thẩm định tài sản đảm bảo
Nhằm tạo thuận lợi cho công việc của cán bộ tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh trong việc xử lý tài sản đảm bảo Chi nhánh Vietcombank Thái Nguyên đã nghiên cứu và đưa ra các quy định cụ thể về cơ sở cũng như biện pháp để định giá tài sản bảo đảm. Cơ sở để định giá tài sản tại Chi nhánh được xây dựng trên cơ sở những căn cứ thực tế, pháp lý, đặc điểm riêng của từng loại tài sản cũng như những nhân tố gây ra sự biến động giá cho chính những tài sản đó. Nhờ vậy, các biện pháp định giá tài sản đảm bảo của Chi nhánh được đánh giá khá chính xác khoa học, linh động có thể hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro bảo đảm tiền vay.
Để đảm bảo hiệu quả cho công tác bảo đảm cho vay bằng tài sản Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên còn triển khai, áp dụng các chính sách quản lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo đó:
- Chi nhánh ban hành quy định bắt buộc khách hàng phải cam kết sử dụng, bảo quản và bảo dưỡng tài sản nhằm duy trì công suất cũng như giá trị tài sản, tránh trường hợp khách hàng bán mất TSBĐ hoặc thay thế phụ tùng, thiết bị làm giảm giá trị TSBĐ.
- Chi nhánh tiến hành giám sát chặt chẽ công tác bảo quản, sử dụng TSBĐ cho vay của khách hàng. Để bảo đảm an toàn Chi nhánh thường xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ để thực hiện đánh giá lại tài sản thế chấp đồng thời kiểm tra xem tài sản có bị thay đổi, hỏng hóc không để tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời.
Công tác xử lý tài sản đảm bảo, kết thúc hợp đồng đảm bảo
Trong trường hợp khách hàng không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, Vietcombank sẽ tiến hành bán tài sản đảm bảo để bù đắp các khoản nợ vay còn lại của khách hàng. Theo đó, hình thức được Chi nhánh sử dụng là bán đấu giá hoặc bán riêng lẻ cho một hoặc một số người mua tài sản bảo đảm không trên cơ sở đấu giá. Việc xử lý kịp thời tài sản đảm bảo đã giúp Chi nhánh thu hồi được phần lớn giá trị nguồn vốn vay của khách hàng, đảm bảo an toàn tín dụng cho chi nhánh.