Kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 81 - 87)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2 Kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng

3.4.2.1 Đặc điểm đối tượng khảo sát

Bảng 3.18: Đặc điểm đối tượng nhân viên khảo sát

Đặc điểm Số lượng Tỷ trọng Đặc điểm Số lượng Tỷ trọng

Về giới tính Về trình độ -

Nam 67 57,26 Trung cấp 9 7,69

Nữ 50 42,74 Cao Đẳng 24 20,51

Về độ tuổi - Đại học 76 64,96

Dưới 30 tuổi 21 17,95 Trên đại học 8 6,84

Từ 30-40 tuổi 56 47,86 Thu nhập

Từ 40-50 tuổi 31 26,50 Dưới 7 triệu 24 20,51

Trên 50 tuổi 9 7,69 Từ 7-10 triệu 76 64,96

Kinh nghiệm - Trên 10 triệu 17 14,53

Dưới 2 năm 19 16,24 Vị trí làm việc -

Từ 2-4 năm 42 35,90 NV cho vay 71 60,68

Từ 4-6 năm 34 29,06 NV quản trị 39 33,33

Trên 6 năm 22 18,80 Lãnh đạo 7 5,98

Tổng cộng 117 100,00 117 100,00

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát

Theo số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát cho thấy, đối tượng tham gia khảo sát có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới (nam giới chiếm 57,26%). Đồng thời, phần lớn đối tượng khảo sát trong độ tuổi từ 30-40 tuổi, chiếm 47,86% trong tổng số và có kinh nghiệm làm việc chủ yếu từ 2-4 năm (35,9% đối tượng khảo sát) Xét theo trình độ học vấn, đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu có trình độ đại học với 76 cán bộ, chiếm 64,96% với mức thu nhập phổ biến từ 7-10 triệu (76 cán bộ tương ứng 64,96%) và làm việc tại vị trí nhân viên cho vay.

Như vậy, cán bộ nhân viên tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên có trình độ khá cao và ở nhiều độ tuổi khác nhau, có các mức thu nhập khác nhau. Từ đây làm tăng độ tin cậy của kết quả khảo sát.

3.4.2.2 Khảo sát về công tác tiếp nhận hồ sơ

Khảo sát nhân viên ngân hàng về công tác tiếp nhận hồ sơ tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên, tác giả thu được kết quả ở bảng 3.19

Bảng 3.19: Đánh giá của nhân viên về công tác tiếp nhận hồ sơ tài sản đảm bảo của ngân hàng

ĐVT: %

Câu hỏi khảo sát 1 Rất kém 2 Kém 3 TB 4 Tốt 5 Rất tốt

Quy trình tiếp nhận hồ sơ tại ngân

hàng là hợp lý 9,40 14,53 19,66 23,93 32,48

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đảm bảo cả số

lượng và chất lượng 15,38 19,66 23,08 23,93 17,95

Chi nhánh có những hướng dẫn cụ thể để cán bộ tín dụng có cơ sở thực hiện

tốt công tác tiếp nhận hồ sơ TSĐB 16,24 18,80 23,93 24,79 16,24

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Kết quả khảo sát cho thấy, quy trình tiếp nhận hồ sơ tài sản đảm bảo của ngân hàng khá hợp lý, nội dung nhận được 56,41% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt của nhân viên Chi nhánh. Tuy nhiên, hạn chế trong công tác tiếp nhận hồ sơ tại Chi nhánh là cán bộ tín dụng không đảm bảo về số lượng và chất lượng, đồng thời Chi nhánh cũng không có những hướng dẫn cụ thể để định hướng cán bộ thực hiện các nhiệm vụ trong công tác tiếp nhận hồ sơ (những điều này thể hiện khi nội dung khảo sát chỉ được nhân viên Chi nhánh đánh giá ở mức trung bình, kém và rất kém). Từ đó khiến công tác tiếp nhận hồ sơ không đạt hiệu quả và ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo tiền vay bằng tài sản của Chi nhánh.

3.4.2.3 Khảo sát về công tác sử dụng các hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản

Hiện tại, các hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản mà BIDV chi nhánh Thái Nguyên áp dụng gồm: cầm cố, thế chấp; đảm bảo bằng tài sản của bên thứ 3; đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Việc xác định các hình thức bảo đảm được Chi nhánh căn cứ vào quyền sở hữu tài sản của khách hàng.

Bảng 3.20: Đánh giá của nhân viên về sử dụng các hình thức đảm bảo của ngân hàng

ĐVT: %

Câu hỏi khảo sát

1 Rất kém 2 Kém 3 TB 4 Tốt 5 Rất tốt

Nhân viên ngân hàng luôn căn cứ vào quyền sở hữu tài sản của khách hàng để xác định hình thức bảo đảm tài sản cho khoản vay

7,69 11,11 19,66 23,08 38,46

Các hình thức bảo đảm tài sản mà chi nhánh áp dụng tuân thủ theo hướng dẫn của hội sở

9,40 16,24 17,95 18,80 37,61

Tùy thuộc vào hình thức đảm bảo tiền vay mà ngân hàng áp dụng các phương thức quản lý tài sản phù hợp

16,24 19,66 23,93 24,79 15,38

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Hiện tại, các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản của BIDV chi nhánh Thái Nguyên khá linh hoạt và căn cứ vào quyền sử hữu tài sản của khách hàng để xác định hình thức bảo đảm phù hợp (nội dung nhận được 61,54% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt từ phía khách hàng). Điều này là nhờ Chi nhánh luôn tuân thủ các hướng dẫn, quy định về cho vay bằng tài sản đảm bảo của Hội sở.

Tuy nhiên, phương pháp quản lý tài sản đảm bảo tại Chi nhánh lại chưa tốt, Chi nhánh chưa có phương pháp quản lý riêng đối với từng hình thức đảm bảo tài sản. Điều này khiến tài sản bị mất giá trị thị trường và không đủ để bù đắp khoản vay của khách hàng. Từ đây làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đảm bảo bằng tài sản của Chi nhánh.

3.4.2.4 Khảo sát về công tác xác nhận giấy tờ chứng minh TSĐB

Trong cho vay đảm bảo bằng tài sản, ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản. Những giấy tờ này có giá trị pháp lý và đảm bảo cho ngân hàng khỏi tổn thất khi khách hàng không có khả năng hoàn

trả vốn vay. Khảo sát nhân viên về việc tiếp nhận các giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo của BIDV chi nhánh Thái Nguyên, tác giả thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.21: Đánh giá của nhân viên về công tác xác nhận giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo của ngân hàng

ĐVT: %

Câu hỏi khảo sát 1 Rất kém 2 Kém 3 TB 4 Tốt 5 Rất tốt Các giấy tờ chứng mình quyền sở

hữu TSĐB theo quy định khá đầy đủ 10,26 14,53 17,95 23,93 33,33

Công tác kiểm tra giấy tờ chứng

minh TSĐB được thực hiện chặt chẽ 9,40 15,38 16,24 23,08 35,90

Đối với mỗi loại TSĐB chi nhánh có những quy định riêng về từng loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu

7,69 12,82 21,37 24,79 33,33

Quy định về giấy từ chứng minh TSĐB tuân thủ theo hướng dẫn của hội sở

6,84 11,97 21,37 27,35 32,47

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Theo kết quả khảo sát nhân viên nhận thấy, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu TSĐB mà ngân hàng yêu cầu tương đối đầy đủ (có đến 57,26% nhân viên đánh giá tốt và rất tốt). Đối với mỗi loại TSĐB, chi nhánh có những quy định riêng về từng loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và tuân thủ nghiêm chỉnh theo hướng dẫn của Hội sở và ngân hàng Nhà nước (58,12% nhân viên đánh giá tốt và rất tốt).

Bên cạnh đó, sau khi tiếp nhận các giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo, nhân viên ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra các giấy tờ pháp lý để đảm bào tính hợp pháp của TSĐB cũng như quyền sở hữu của tài sản. Đồng thời, phát hiện những sai sót về giấy tờ để hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong cho vay. Từ đây giúp nâng cao hiệu quả công tác cho vay đảm bảo bằng tài sản của Chi nhánh.

Công tác thẩm định tài sản được thực hiện để xác định giá trị tài sản làm căn cứ cho vay của ngân hàng. Thông thường BIDV chi nhánh Thái Nguyên sẽ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo.

Bảng 3.22: Đánh giá của nhân viên về công tác thẩm định tài sản đảm bảo của ngân hàng

ĐVT: %

Câu hỏi khảo sát 1 Rất kém 2 Kém 3 TB 4 Tốt 5 Rất tốt

Quy trình thẩm định tài sản tại

ngân hàng nhanh chóng 15,38 19,66 21,37 34,19 9,40

Giá trị tài sản được thẩm định khá

sát với giá thị trường 6,84 16,24 19,66 26,50 30,76

Ngân hàng có đội ngũ chuyên gia

thẩm định giàu kinh nghiệm 19,66 22,22 24,79 27,35 5,98

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Hiện tại, BIDV chi nhánh Thái Nguyên chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhận công tác thẩm định tài sản do đó, chi nhánh phải thuê công ty thứ 3 thực hiện thẩm định. Vì là công ty thẩm định chuyên nghiệp nên giá trị TSĐB được thẩm định luôn sát với giá trị thị trường của tài sản, từ đó nội dung khảo sát “Giá trị tài sản được thẩm định khá sát với giá thị trường” nhận được ý kiến đánh giá cao với 57,26% cán bộ đồng tình.

Tuy nhiên, do công tác thẩm định phải thuê ngoài nên đôi khi ngân hàng không chủ động được thời gian thẩm định dẫn đến mất nhiều thời gian của khách hàng và nội dung Quy trình thẩm định tài sản tại ngân hàng nhanh chóng chỉ nhận được ý kiến đánh giá tốt từ hơn 40% nhân viên Chi nhánh.

Như vậy, công tác thẩm định tài sản của BIDV chi nhánh Thái Nguyên còn hạn chế khi chi nhánh không có đội ngũ chuyên gia làm công tác thẩm định (66,67% nhân viên không đánh giá tốt nội dụng này). Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cho vay bằng tài sản của Chi nhánh.

Công tác giảm sát, kiểm tra tài sản đảm bảo được thực hiện khi chi nhánh đã giải ngân tiền vay cho khách hàng. Do đó, ngân hàng phải thực hiện tốt công tác này để đảm bảo giá trị TSĐB luôn bù đắp được khoản vay của khách hàng.

Bảng 3.23: Đánh giá của nhân viên về công tác kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo của ngân hàng

ĐVT: %

Câu hỏi khảo sát 1 Rất kém 2 Kém 3 TB 4 Tốt 5 Rất tốt

TSĐB được ngân hàng kiểm tra,

giám sát chặt chẽ 12,82 23,93 26,50 19,66 17,09

Ngân hàng có cán bộ chuyên trách đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra, giám

sát TSĐB 15,38 19,66 29,06 17,95 17,95

Công tác giám sát, kiểm tra TSĐB có tác động khá tốt đến giảm thiểu

RR trong cho vay của ngân hàng 9,40 16,24 17,95 24,79 31,62

Công tác giám sát, kiểm tra TSĐB

được thực hiện thường xuyên 14,53 21,37 26,50 23,08 14,52

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Nhận thấy, công tác kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên đạt hiệu quả không cao, hầu hết các nội dung khảo sát không nhận được sự đánh giá cao từ phía nhân viên Chi nhánh. Từ kết quả khảo sát cho thấy mặc dù công tác giám sát, kiểm tra tài sản đảm bảo của Chi nhánh có đóng góp khá lớn trong việc giảm thiểu rủi ro. Song hiệu quả công tác không cao do công tác kiểm tra, giám sát không được thực hiện chặt chẽ và thường xuyên (Chỉ có 37,61% nhân viên đánh giá tốt nội dung này). Đồng thời, Chi nhánh không có bộ phận chuyên trách đảm nhận nhiệm vụ giám sát TSĐB nên không có sự độc lập về lợi ích của cán bộ giám sát, kiểm tra với cán bộ cấp tín dụng (64,1% nhân viên Chi nhánh đánh giá trung bình, kém và rất kém). Từ đó, công

tác kiểm tra, giám sát TSĐB không có tính khách quan và ảnh hưởng đến hoạt động cho vay bằng tài sản của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)