Hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 99)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo đảm tiền vay

Thông tin là vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là thông tin về các loại tài sản như ôtô, đất, chứng khoán, kim loại quý… đó là các loại tài sản mà giá cả thay đổi liên tục, bất thường và không theo quy luật. Hiện nay tại chi nhánh, các cán bộ tín dụng là người trực tiếp thu thập thông tin, xử lí thông tin. Đó là một hạn chế, bởi vì cán bộ tín dụng không thể hiểu biết hết về các loại tài sản đảm bảo, trong khi đó yêu cầu của thông tin mà cán bộ tín dụng có được là phải đầy đủ, chính xác, kịp thời để đảm bảo

cho công tác bảo đảm tiền vay. Trong quá trình giám định tính chất pháp lý của tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác ngoài việc xem xét các giây tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì phải tham khảo ý kiến của trung tâm phòng ngừa rủi ro, những người cư trú gắn với tài sản thế chấp, đối chiếu nơi tọa lạc của tài sản với bản đồ quy hoạch chi tiết.

Trong quá trình định giá tài sản để tối thiểu hoá rủi ro ở mức thấp nhất cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến tài sản như giá thị trường của tài sản đảm bảo, khấu hao, xu hướng của thị trường với hàng hoá, có dễ bảo quản cất giữ, giá trị có biến động hay không, khi thanh lý dễ hay khó và bằng các hình thức nào. Chỉ có thu thập đầy đủ các thông tin liên quan thì việc định giá mới đảm bảo chính xác không gây thiệt hại cho Ngân hàng. Hiện nay nguồn thông tin để giúp định giá tài sản đảm bảo mà Chi nhánh nhận được chủ yếu tập trung từ khách hàng vay, một số mối quan hệ cá nhân của cán bộ tín dụng và từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhưng trung tâm này lại hoạt động không mấy hiệu quả. Vì vậy có thể nói những nguồn thông tin ở trên là không đáng tin cậy, độ rủi ro cao. Vì vậy Chi nhánh nên chủ động xây dựng một mạng lưới thông tin liên quan đến khách hàng vay, giá trị thị trường của tài sản đảm bảo.Trước mắt những thông tin này tập trung vào việc theo dõi những biến động giá bất động sản trên thị trường, khi cần có thể cập nhật giá trị thị trường của một số bất động sản khác. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể thực hiện các giải pháp như sau:

Thứ nhất, chi nhánh nên thành lập phòng nghiệp vụ chuyên môn chuyên có chức năng thu thập, tổng hợp, phân loại và xử lý thông tin, đồng thời tạo lập mối quan hệ chính thức với các tổ chức, cơ quan hữu quan như: TCTD khác, thuế vụ, hải quan, các tổ chức kiểm toán,.. để bảo đảm có được những thông tin cập nhật, chính xác. Làm tốt được điều này chẳng những giảm thiểu được rủi ro cho chi nhánh, mà còn thu hút được khách hàng, vì khâu thẩm định sẽ nhanh hơn, thậm chí có thể bỏ một vài bước. Như vậy giúp đơn giản hóa thủ tục, giúp khách hàng nhanh chóng có được nguồn vốn mình cần.

Thứ hai, bên cạnh việc xây dựng mạng lưới thông tin dày đặc bao quanh cần trang bị cho cán bộ thẩm định các phương pháp tiếp cận, khai thác nguồn thông tin từ nhiều nguồn: tích cực tiếp cận, cập nhật từ những thay đổi trong đường lối chính

sách của các cấp có thẩm quyền, về mọi lĩnh vực kinh tế trong nước và quốc tế, mua thông tin từ các tổ chức chuyên nghiệp.

Thứ ba, trang bị công nghệ thông tin hiện đại, lắp đặt những phần mềm tiện ích có khả năng tích hợp thông tin từ các phòng ban, từ nhiều nguồn khác…Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần đặc biệt chú ý đến việc bảo mật thông tin. Nếu hệ thống bị đột nhập, phá hoại làm mất thông tin sẽ là một tổn hại nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)