Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 70 - 74)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Nhóm nhân tố bên trong

Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định tài sản đảm bảo

Như đã nêu ở trên, hiện tại Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác thẩm định tài sản đảm bảo cho khách hàng vay vốn. Phần lớn công tác thẩm định tài sản đều được thuê công ty dịch vụ bên ngoài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác đảm bảo cho vay bằng tài sản của Chi nhánh do chi nhánh không kiểm soát được giá trị thẩm định của tài sản cũng như giá trị còn lại của tài sản. Bên cạnh đó, do thuê ngoài thẩm định nên BIDV chi nhánh Thái Nguyên cũng không chủ động được nhân lực cũng như thời gian hẹn lịch thẩm định tài sản với khách hàng.

Thông tin

Hiện tại các thông tin về tài sản đảm bảo trong cho vay với khách hàng được thu thập chủ yếu từ hồ sơ tài sản đảm bảo do khách hàng cung cấp, ngoài ra cũng được thu thập thông qua công tác điều tra hiện trường, Việc bố trí cán bộ thu thập thông tin tại Chi nhánh được thực hiện như sau:

Bảng 3.11: Số lượng cán bộ tiến hành thu thập thông tin về TSĐB tại Chi nhánh

Đơn vị: cán bộ

Hình thức thu thập

thông tin về TSĐB 2015 2016 2017

Chênh lệch 16/15 Chênh lệch 17/16

+/-∆ +/-% +/-∆ +/-%

Thu thập qua HSKH gửi 1 1 2 0 0 1 100%

Thu thập qua điều tra hiện trường (chụp ảnh, đánh giá....)

2 3 3 1 50% 0 0

Thu thập qua so sánh

với giá TSĐB hiện tại 1 1 2 0 0 1 100%

Tổng số cán bộ thực

hiện thu thập TT 2 3 3 0 50% 0 0

Như vậy, công tác thu thập thông tin về tài sản đảm bảo đã được chú trọng hơn khi số lượng cán bộ bố trị thực hiện nhiệm vụ đã tăng lên và hình thức thu thập cũng đã có sự đa dạng. Điều này đảm bảo các thông tin được thu thập mang tính khách quan hơn. Tuy nhiên, do số lượng nhân sự không đủ nên không có sự bố trí cán bộ thực hiện độc lập từng hình thức thu thập thông tin. Cán bộ vừa thực hiện thu thập thông tin qua hồ sơ vừa thực hiện thu thập từ điều tra hiện trường nên không có sự đối chiếu, so sánh thông tin giữa các hình thức thu thập thông tin. Đồng thời, đôi khi khối lượng công việc lớn, cán bộ thường lấy luôn thông tin trong hồ sơ TSĐB của khách hàng làm thông tin chuẩn nên không đảm bảo tính chính xác của nguồn thông tin thu thập. Từ đây, phản ánh những bất cập trong công tác cho vay bằng tài sản đảm bảo của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

Đạo đức của cán bộ ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đạo đức của cán bộ ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng quyết định chất lượng hoạt động cho vay và đảm bảo an toàn nguồn vốn vay cho ngân hàng. Do cán bộ là ngân hàng là đối tượng trực tiếp kiểm định hồ sơ, đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng là nhân tố quyết định quy mô tín dụng cho từng khách hàng. Nhận thức được vấn đề này, BIDV chi nhánh Thái Nguyên luôn coi nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho nhân viên ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh cũng như đảm bảo chất lượng trong cho vay có tài sản đảm bảo. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Chi nhánh đã tổ chức nhiều buổi thảo luận, đóng góp ý kiến, quán triệt hành vi đạo đức của cán bộ nhân viên ngân hàng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng.

Hoạt động triển khai Thời gian thực hiện SL cán bộ tham gia (cán bộ) Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, của BIDV về hoạt động tín dụng, về kinh doanh Ngân hàng đến cán bộ, nhân viên.

15/08/2017 đến 17/08/2017

45 35

Tổ chức lớp đào tạo nâng cao ý thức trách nhiệm, tư tưởng chính trị và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ phòng tín dụng 14/10/2017 đến 07/11/2017 24 65

Xây dựng kênh tiếp nhận, xử lý thông tin trực tuyến để khách hàng phản ánh thông tin vi phạm pháp luật của cán bộ tín dụng.

Từ 01/04/2017

Toàn bộ cán bộ, nhân viên

chi nhánh Tiến hành đánh giá đạo đức của dội

ngũ cán bộ thông qua bỏ phiếu kín, bình bầu đánh giá của nhân viên.

Định kỳ hàng tháng

Toàn bộ CBNV chi

nhánh

(Nguồn: Phòng tín dụng tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên)

Nhận thấy, các hình thức nâng cao đạo đức của cán bộ nhân viên BIDV chi nhánh BIDV chưa phong phú, nguồn kinh phí thực hiện không cao. Điều này khiến cho đạo đức cán bộ mặc dù được cải thiện song chưa đàm bảo 100% cán bộ không mắc sai phạm. Tình trạng cán bộ cố ý làm sai hồ sơ, cung cấp thông tin sai lệch để khách hàng vay vốn vẫn tồn tại.

Đối với những trường hợp, khi bị phát hiện, ban lãnh đạo chi nhánh sẽ căn cứ vào mức độ sai phạm và tình hình tổn thất thực tế để đưa ra các hình thức kỷ luật, xử phạt thích hợp. Nhìn chung, thời gian qua tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên chưa có tổn thất nào nghiêm trọng liên quan đến hành vi sai phạm của cán bộ phòng tín dụng, song những lỗi sai phạm nhỏ phải đưa ra hình thức kỷ luật vẫn còn, cụ thể như sau:

Bảng 3.13: Kết quả kỷ luật đối với cán bộ có hành vi gian lận trong cho vay có tài sản đảm bảo Đơn vị: cán bộ Các hình thức kỷ luật Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc tộ tăng trưởng (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Khiển trách 4 2 5 -50,00 150,00 50,00 Cảnh cáo 2 3 3 50,00 0 25,00 Chấm dứt hợp đồng 0 0 0 0 0 0 Tổng số 6 5 8 -16,67 60,00 21,67

(Nguồn: Phòng tín dụng tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên)

Qua số liệu bảng trên cho thấy, từ năm 2015 đến 7 qua kiểm tra, đánh giá đạo đức của cán bộ nhân viên BIDV chi nhánh Thái Nguyên thông qua những tổn thất phát sinh, phát hiện tổng số 19 cán bộ chi nhánh có dấu hiệu sai phạm trong đánh giá hồ sơ vay vốn, hồ sơ TSĐB của khách hàng, trong đó chủ yếu vi phạm về thẩm định năng lực tài chính của khách hàng và vi phạm về đánh giá hồ sơ TSĐB của khách hàng.

Với những lỗi vi phạm đã phát triển, Ban lãnh đạo chi nhánh đã thi hành kỷ luật, sau 3 năm cộng dồn với các hình thức: khiển trách: 11 cán bộ; cảnh cáo 8 cán bộ; không có nhân viên nào bị chấm dứt hợp đồng làm việc. Như vậy, nhờ những hoạt động đánh giá, xử phạt vi phạm nghiêm minh như trên đã khiến cán bộ tuân thủ nghiêm ngặt hơn các quy định ban hành trong cho vay có tài sản đảm bảo. Từ đó, đạo đức cán bộ được nâng cao hơn, giúp hoạt động cho vay ngày càng hoàn thiện và chất lượng tín dụng cũng được nâng cao.

Chiến lược định hướng kinh doanh trong thời kỳ

Hiện tại, với chủ trưởng, chiến lược phát triển tín dụng song phải đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đã thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản đảm bảo của khách hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Hội sở cũng như quy định của Nhà nước về đánh giá, kiểm tra các giấy tờ, hồ sơ pháp lý về tài sản. Đảm bảo tài sản

cầm cố, thế chấp vay vốn tại Chi nhánh có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định và còn đủ giá trị đảm bảo cho khoản vay.

Như vậy, với mục tiêu theo đuổi chiến lược kinh doanh thận trọng, hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên khá chú trọng công tác đánh giá, thẩm định tài sản đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng. Điều này giúp công tác đảm bảo cho vay bằng tài sản của Chi nhánh đạt chất lượng tốt, giảm thiểu được tổn thất do xác suất phát sinh rủi ro thấp. Tuy nhiên, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tài sản đảm bảo đôi khi khiến khách hàng không hài lòng do thủ tục rườm ra, thời gian giải quyết cho vay lâu, khách hàng không tiếp cận nguồn vốn kịp thời. Vì vậy, thời gian tới với chủ trường, chiến lược kinh doanh thận trọng, Chi nhánh nên linh hoạt hơn trong việc giải quyết các thủ tục về TSĐB cho khách hàng nhằm rút ngắn thời gian phê duyệt tín dụng để khách hàng bổ sung vốn kịp thời phục vụ nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)