5. Bố cục của luận văn
3.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài
Chính sách pháp luật
Với đặc trưng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên cũng phải vận hành trong một môi trường pháp lý chặt chẽ do các cơ quan pháp quyền của Nhà nước đặt ra. Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam được hình thành từ khá lâu nhưng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản được ban hàng khá muộn. Điều này được lý giải bởi đòi hỏi của từng giai đoạn lịch sử. Trước tháng 7/1989, với đặc trưng của một nền kinh tế nặng về bao cấp, các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản chưa được quy định. Hai pháp lệnh ngân hàng ra đời sau đó đã tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng thu hồi nợ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên chính thức được thành lập theo Quyết định số 267/QĐ-TCCB ngày 20/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Giai đoạn này công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Thông tư số 06/TT- NHNN1 ngày 04/4/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị định
178/1999/NĐ-CP. Nghị định 178/1999/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/12/1999, gồm 7 chương, 39 điều về bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng. Đây là một văn bản pháp luật rất quan trọng nhằm thực hiện các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Bộ luật dân sự, Luật đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Sau một thời gian áp dụng luật, Nghị định đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp với thực tế nên Chính phủ đã bổ sung một số luật điều chính công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31/7/2000 trong đó quy định về thế chấp giá trị quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nghị định 178/1999/NĐ-CP và các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản được ban hành trong năm 2000, 2001, 2002 là bước đổi mới căn bản so với trước đây, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng. Theo đó các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản được quy định phù hợp với điều kiện thực tế đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống trong nước, tiếp cận thông lệ quốc tế; quyền chủ động của các tổ chức tín dụng và trách nhiệm của khách hàng vay trong giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm được quy định cụ thể, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên, một thực tế khi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên tuân thủ các luật điều chính về cho vay đảm bảo bằng tài sản thì nhận thấy. các văn bản luật sửa đổi chưa đồng bộ, chưa có sự trao quyền chủ động và sự tự chịu trách nhiệm cao cho chi nhánh, một số quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản chưa phù hợp với điều kiện thực tế.
Như vậy, có thể thấy mặc dù đã có những ưu điểm, là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động cho vay đảm bảo bằng tài sản của BIDV - chi nhánh Thái Nguyên song các luật điều chỉnh chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa trao quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng là nguyên nhân khiến cho công tác đảm bảo cho vay bằng tài sản của BIDV chi nhánh Thái Nguyên chưa đạt hiệu quả cao và còn nhiều tồn tại bất cập cần khắc phục trong thời gian tới.
Nhìn chung môi trường kinh tế của tỉnh Thái Nguyên hiện nay khá thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và với hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên cũng vậy. Năm 2016, tổng săn phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 15,2% so với năm 2015, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,7%; khu vực dịch vụ tăng 9,6%. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng./người/năm, tăng hơn 6,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 và vượt kế hoạch đề ra.
Như vậy, có thể thấy các chỉ số kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016 tăng trưởng khá tốt trong cả các ngành công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, sự tăng trưởng này báo hiệu nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế tăng do các doanh nghiệp muốn đầu tư mở rộng sản xuất và người dân tăng dần mức chi tiêu. Điều này đồng nghĩa, hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên có điều kiện được mở rộng, phát triển.
Khách hàng
Hiện tại, mỗi khách hàng đến BIDV chi nhánh Thái Nguyên vay vốn đều có mong muốn vay được số tiền lớn hơn số tiền thực sự cần ở thời điểm hiện tại để bù đắp các chi phí phát sinh. Để thực hiện được mục tiêu đó, khách hàng trên địa bàn Thái Nguyên thường không ngần ngại hợp thức hóa giấy tờ, cung cấp thông tin sai sự thật về tình hình tài chính, sửa chữa và làm khống hóa đơn sao cho giá trị cung cấp lớn hơn thực tế. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những kết luận thẩm định tài sản đảm bảo của Chi nhánh. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định tín dụng cũng như việc triền khai thực hiện các biện pháp bảo đảm.
Mặt khác, cũng có những khách hàng thực hiện vay vốn tại Chi nhánh có những hành vi cố tình lừa đảo, vay vốn để thực hiện những mục đích bất hợp pháp hoặc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, tìm mọi cách để trì hoãn không trả nợ…điều đó ảnh hưởng lớn đến công tác bảo đảm tiền vay của chi nhánh.