5. Bố cục của luận văn
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Thái Nguyên
Dựa vào những kinh nghiệm trong bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Thái Nguyên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài
- Thành lập phòng định giá tài sản hoạt động hoàn toàn độc lập với các phòng/ ban khác và chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị.
- Thiết lập bộ phận quản lý tài sản có chức năng chuyên theo dõi, đánh giá tình hình biến động tài sản đảm bảo của khách hàng. Thực hiện kiểm tra định kỳ để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng và nhân lực định giá tài sản. Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về công tác định giá tài sản, đánh giá hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Triển khai ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động cho vay bảo đảm bằng tài sản.
Bài học kinh nghiệm từ các chi nhánh ngân hàng trong nước
- Trong giám định tính chất pháp lý của tài sản, Chi nhánh cần tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, ý kiến của trung tâm phòng ngừa rủi ro và những người cư trú gắn với tài sản thế chấp là những thông tin tham khảo cần thiết nhất.
- Trong định giá tài sản, cán bộ tín dụng tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên cần tiến hành thu thập đầy đủ các thông tin gồm: giá thị trường của tài sản đảm bảo, khấu hao, xu hướng của thị trường với hàng hoá, có dễ bảo quản cất giữ, giá trị có biến động hay không, khi thanh lý dễ hay khó và bằng các hình thức nào...
- Chú trọng xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rủi ro của các tài sản đảm bảo về tính thanh khoản, tính thị trường, quy mô, thời hạn của khoản vay.
- Chi nhánh BIDV Thái Nguyên cần nghiên cứu và đưa ra quy định cụ thể về cơ sở cũng như biện pháp để định giá tài sản bảo đảm. Những quy định này cần căn cứ vào thực tế, pháp lý, đặc điểm riêng của từng loại tài sản...
- Quan tâm ban hành các quy định bắt buộc khách hàng bảo quản và bảo dưỡng tài sản, đảm bảo giữ nguyên giá trị tài sản khi thanh lý hợp đồng bảo đảm cho vay.
- Chú trọng hoạt động giám sát công tác bảo quản, sử dụng TSBĐ cho vay của khách hàng. Kiểm tra định kỳ giá trị của tài sản để giảm thiểu hỏng hóc và giảm thiểu giá trị của tài sản bảo đảm.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1. Thực trạng công tác đảm bảo tiền vay bằng tại sản tai ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên thời gian qua như thế nào?
2. Nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đảm bảo tiền vay bằng tại sản tai ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên?
3. Giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay bằng tại sản tai ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Nguồn thông tin thứ cấp: Nguồn thông tin thứ cấp được tác giả thu thập từ các báo cáo tại ngân hàng bao gồm: thông tin liên quan đến kết quả hoạt động của ngân hàng, thông tin liên quan đến nội dung của công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên đã được công bố. Nguồn dữ liệu được tác giả thu thập trong giai đoạn 2014-2016.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin
+ Đối với dữ liệu định tính: Tác giả tiến hành sắp xếp phân loại thông tin. + Đối với dữ liệu định lượng: Số liệu định lượng được xử lý, tổng hợp bằng phương pháp phân tích thông qua phần mềm Exel.
Các kết quả tổng hợp được trình bày bằng bảng thống kê và đồ thị thống kê
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1 Phương pháp chuyên gia, khảo sát
* Phương pháp chuyên gia: Để có cái nhìn tổng quát hơn về công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên, tác giả tiến hành xin ý kiến đội ngũ chuyên gia của ngân hàng. Mục đích của phỏng vấn chuyên gia là lắng nghe nhận định của chuyên gia và tham khảo ý kiến chuyên gia về từng nội dung của công tác đảm bảo tiền vay bằng tại sản tại
Ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng. Kết quả phỏng vân chuyên gia là cơ sở để tác giả tham khảo đề xuất các giải pháp.
Tổng số chuyên gia mà tác giả tiến hành phỏng vấn là 15 chuyên gia, đây là cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo của BIDV chi nhánh Thái Nguyên giữ chức vụ từ phó phòng trở lên. Để thực hiện cuộc phỏng vấn này, trước tiên tác giả trực tiếp hỏi chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản của Chi nhánh. Sau đó, tác giả đưa ra các nhân tố đã nghiên cứu để gợi ý các chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với tác giả. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của tác giả:
Bảng 2.1: Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia
STT Tên nhân tố Số phương
án lựa chọn Số người phỏng vấn Tỷ lệ (%) 1
Năng lực của ngân hàng trong thẩm
định TSĐB 15 15 100,0
2 Thông tin 13 15 86,7
3 Đạo đức của cán bộ NH 13 15 86,7
4 Chiến lược định hướng kinh doanh 14 15 93,3
5 Chính sách pháp luật 15 15 100,0
6 Môi trường kinh tế 15 15 100,0
7 Khách hàng 14 15 93,3
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 2.1 cho thấy các hầu hết các chuyên gia đều đồng tình cho rằng các nhân tố trên đều ảnh hưởng đến công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản của BIDV chi nhánh Thái Nguyên. Tỷ lệ lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đều đạt trên 86%. Như vậy, tác giả sẽ lựa chọn các nhân tố này để thực hiện nghiên cứu của mình.
- Chọn mẫu điều tra: Đối tượng điều tra gồm khách hàng vay vốn bằng tài sản đảm bảo và nhân viên ngân hàng.
- Xác định quy mô mẫu điều tra
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định mẫu điều tra khảo sát, Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo Slovin với công thức chọn mẫu như sau:
n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: N là tổng thể
e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.
Quy mô mẫu khách hàng
Số lượng khách hàng đang vay vốn bằng tài sản đảm bảo tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên là 4313 khách hàng, tính đến thời điểm ngày 31/12/2017
Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là: N = 4.313/(1+ 4.313 x 0,052) = 366 mẫu.
Để hạn chế sai số, tăng độ tin cậy của mẫu điều tra và loại trừ các mẫu không thu được thông tin tác giả chọn 400 khách hàng để khảo sát. Nội dung khảo sát bao gồm: đội ngũ nhân viên; quy trình cho vay đảm bảo bằng tài sản của Chi nhánh và sự linh hoạt trong các hình thức đảm bảo của Chi nhánh.
Quy mô mẫu nhân viên
Hiện tại, số lượng nhân viên của ngân hàng là 158 nhân viên. Do thời gian và nhân lực có hạn công với nhân viên Chi nhánh không thường tập trung tại 1 trụ sở, các phòng giao dịch phân tán cách xa nhau nên tác giả khảo sát 120 cán bộ nhân viên ngân hàng. Nội dung khảo sát là các nội dung của công tác đảm bảo cho vay bằng tài sản của Chi nhánh bao gồm: Tiếp nhận hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng, xác định hình thức bảo đảm tài sản, xác nhận các giấy tờ chứng minh cho tài sản đảm bảo, thẩm định cho tài sản đảm bảo và giám sát, kiểm tra tài sản đảm bảo.
Trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và các quy ước như sau: 1. Rất yếu; 2. Yếu; 3. Trung bình; 4. Tốt; 5. Rất tốt.
+ Phương pháp thống kê mô tả: nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua việc tính toán các mức độ tuyệt đối tương đối và bình quân để mô tả thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mô tả thực trạng hoạt động đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng và mô tả các ý kiến đánh giá của nhân viên ngân hàng, khách hàng về hoạt động đảm bảo tiền vay bằng tài sản.
2.2.3.3 Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu, qua đó thấy được những thay đổi trong công tác đảm bảo đảm bảo tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Thái Nguyên.
2.3 Tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu nghiên cứu
Tài sản đảm bảo được dùng để giảm thiểu những tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng phát sinh. Do đó, để đánh giá kết quả đảm bảo tiền vay bằng tài sản tác giả sẽ xem xét trên các yếu tố về tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro để đánh giá chất lượng tín dụng của những khoản vay có tài sản đảm bảo, từ đó đánh giá hiệu quả của việc đảm bảo tiền vay bằng tài sản.
2.3.1 Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí định tính
- Tuân thủ quy chế cho vay có tài sản đảm bảo của NHTM, hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay. Từ những đặc điểm riêng có của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa ra các quy chế cho vay phù hợp nhất. Cụ thể là các ngân hàng lập ra Sổ tay tín dụng, trong đó đưa ra các khái niệm, quy định, quy trình và các hướng dẫn cụ thể dành cho các cán bộ ngân hàng. Các quy định trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thực hiện việc cho vay có hiệu quả. Do vậy việc tuân thủ những quy trình là một điều kiện quan trọng, tiền đề của một khoản cho vay có hiệu quả.
- Tuân thủ hợp đồng về tài sản đảm bảo, khi tiến hành hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo, ngân hàng và khách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tài sản đảm bảo. Trong hợp đồng sẽ quy định chi tiết về các yếu tố quan trọng như giá trị tài sản, sử dụng tài sản, xử lý tài sản... và được thể hiện ở dạng những cam kết. Một khoản vay có tài sản đảm bảo được coi là có hiệu quả khi nó thực hiện đúng những cam kết đã kí trong hợp đồng.
Tiêu chí định lượng
- Kiểm soát rủi ro tín dụng: được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu, nợ các nhóm 2 - nhóm 5; tỷ lệ trích lập dự phòng.
- Năng lực tài trợ rủi ro: Được đánh giá thông qua tỷ lệ thu hồi nợ, tỷ lệ xóa nợ ròng.
2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng
- Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5
Tỷ lệ nợ nhóm 2 - nhóm 5 của khoản vay có TSĐB
=
Dự nợ nhóm 2 đến nhóm 5 (khoản vay có TSĐB Tổng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo
Chỉ tiêu này cho biết khoản nợ quá hạn có tài sản đảm bảo thuộc nhóm 2 đến nhóm 5 chiếm bao nhiêu phần trong dư nợ của khoản vay có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng kiểm soát RRTD có TSĐB càng thấp.
- Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu của khoản vay có TSĐB =
Dư nợ từ nhóm 3 trở lên (khoản dư nợ có TSĐB Tổng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo
Chỉ tiêu này cho biết khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo từ nhóm 3 trở lên chiếm bao nhiêu phần trong dư nợ của khoản vay có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh. Chỉ tiêu càng cao thể hiện kết quả công tác bảo đảm cho vay bằng tài sản càng không hiệu quả.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng
Tỷ lệ dự phòng của khoản vay có TSĐB =
Số tiền trích lập dự phòng của khoản vay có TSĐB Tổng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo
Chỉ tiêu này càng cao thể hiện tình hình cho vay của ngân hàng không lành mạnh và hiệu quả bảo đảm cho vay bằng tài sản thấp
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực tài trợ rủi ro cho vay từ tài sản bảo đảm
- Tỷ lệ thu hồi nợ
Tỷ lệ thu hồi nợ từ khoản vay có TSĐB
=
Giá trị vốn thu hồi được của những khoản vay có TSĐB Tổng khoản nợ đã xử lý
- Tỷ lệ xóa nợ ròng
Tỷ lệ xóa nợ ròng =
Dự nợ xấu - giá trị thu hồi (khoản vay có TSĐB) Tổng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo
Hai chỉ tiêu này là chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu thứ nhất nhằm đánh giá kết quả tài trợ rủi ro tín dụng từ xử lý tài sản bảo đảm.
2.3.3 Thang đo đánh giá công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản
+ Thang đo đánh giá của khách hàng
Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về công tác đảm bảo tiền vay bằng tài sản của BIDV chi nhánh Thái Nguyên theo các thang đo được kế thừa như sau:
Bảng 2.2: Thang đo đánh giá khách hàng Nhóm
nhân tố
Thang đo Nguồn kế thừa
Đội ngũ nhân viên ngân hàng
Nhân viên ngân hàng thể hiện kiến thức chuyên môn nghề nghiệp tốt
Trần Quang Hùng (2003) Nhân viên ngân hàng có thái độ ứng xử
nhẹ nhàng, lịch sự
Trần Thị Thu Hương (2016)
Nhân viên ngân hàng có đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ để tư vấn cho khách hàng một cách chính xác
Nhóm nhân tố
Thang đo Nguồn kế thừa
Nhân viên thực hiện dịch vụ một cách chính xác ngay từ lần đầu Bùi Thị Nga (2014) Các hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản của Chi nhánh
Các hình thức đảm bảo cho vay tại ngân hàng là linh hoạt
Trần Quang Hùng (2003)
Hình thức đảm bảo cho vay bằng tài sản ngân hàng áp dụng phù hợp với Anh/Chị
Nguyễn Thị Thanh Nga (2011)
Ngân hàng luôn tư vấn cho khách hàng lựa chọn hình thức đảm bảo hợp lý nhất Trần Quang Hùng (2003) Quy trình cho vay có tài sản đảm bảo của Chi nhánh
Thủ tục cho vay đối có TSĐB hiện nay là đơn giản, dễ hoàn thiện
Trần Thị Thu Hương (2016)
Quy trình cho vay có TSĐB là đơn giản, gọn nhẹ
Trần Thị Thu Hương (2016)
Khách hàng không phải chờ đợi quá lâu
để giải quyết hồ sơ vay vốn có TSĐB Trần Quang Hùng (2003) Các quy định trong hợp đồng là chặt chẽ,
phù hợp với mong muốn của cả khách hàng và NH
Bùi Thị Nga (2014)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp