Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử với thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 102 - 121)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.4.5. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử với thiên nhiên

3.4.5.1. Cơ sở phân chia

Cáo tật thị chúng, Côn Sơn ca, Bạch Đằng giang phú là ba tác phẩm phản ánh khá sinh động nét đẹp văn hóa trong ứng xử với thiên nhiên của con người không chỉ ở thời trung đại mà còn đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại. Với thiên nhiên, con người luôn ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp, sự gần gũi, mối quan hệ giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Bên cạnh đó, qua thiên nhiên, con người thể hiện những chiêm nghiệm của mình về cuộc đời, gửi gắm tình cảm, tâm trạng trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Nội dung này đều được thể hiện ở ba tác phẩm. Chính vì thế, tích hợp dạy học ba tác phẩm này trong chương trình Ngữ văn lớp 10 là phù hợp.

Ở lứa tuổi 15, học sinh lớp 10 đã có năng lực cảm thụ vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống khá tinh tế. Bằng tư duy trực quan, trí tưởng tượng phong phú giao giữa lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên với lứa tuổi tò mò, ham học hỏi và cũng bắt đầu mơ mộng, học sinh lớp 10 có hứng thú khám phá thiên nhiên, phát hiện những nét riêng trong mỗi cảnh vật. [47, tr73]

Văn hóa ứng xử với thiên nhiên là nét đẹp truyền thống cần được giữ gìn và phát huy, biến đổi cho phù hợp trong từng giai đoạn nhưng cách ứng xử đặc sắc được các tác giả phản ánh trong tác phẩm văn học Việt Nam trung đại là điều không thể phủ nhận, nó là tiền đề để chúng ta giáo dục thế hệ trẻ có ý thức trước thiên nhiên, môi trường sống. Hơn nữa, thông qua việc học những tác phẩm này giúp học sinh thấy rằng văn học trung đại thực chất rất gần gũi, gắn với thực tiễn và có giá trị to lớn trong mọi thời đại.

3.4.5.2. Thời lượng thực hiện dạy học

Chủ đề dự kiến được triển khai trong các tuần 9,10 lớp 10 với thời lượng các tiết như sau:

Bài Phân phối chương trình

Phân phối chương trình mới

Côn Sơn ca 1 tiết 1 tiết

Bạch Đằng giang phú 2 tiết 2 tiết

Cáo tật thị chúng 1 tiết 1 tiết

Chủ đề: Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử với thiên nhiên

3.4.5.3. Mục tiêu, nội dung của chủ đề

* Mục tiêu - Về kiến thức

+ Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên sinh động, giàu sức sống được các nhà nhơ thể hiện trong tác phẩm.

+ Khái quát nội dung chủ đề được thể hiện trong ba tác phẩm. - Về kĩ năng

Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm theo thể loại, kĩ năng phân tích, cảm nhận văn học.

Về năng lực

* Mô tả mức độ nhận thức của chủ đề

3.4.5.4. Hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá chủ đề

Mức độ

Đơn

vị kiến thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Nêu được những thông tin cơ bản về tác gia, tác phẩm. Xác định bối cảnh ra đời tác phẩm, cuộc đời tác giả có ý nghĩa gì trong việc phản ánh nội dung tư tưởng của tác phẩm? Đọc - hiểu khái quát mỗi tác phẩm. Phân tích những yếu tố góp phần làm nổi bật giá trị tác phẩm. 2. Tìm hiểu nội dung

Nêu được nội dung chính của các tác phẩm.

Xác định đối tượng phản ánh, hình ảnh thơ thể hiện nội dung tác phẩm. Phân tích, nêu cảm nhận về các tác phẩm. Khẳng định đây là chủ đề tiêu biểu, mang tính thời đại. 3. Nghệ thuật Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm.

Gía trị của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung tư tưởng. 4. Liên hệ, mở rộng Đưa ra cảm nhận, đánh giá riêng về vẻ đẹp thiên nhiên và cách phản ánh của nhà thơ trong các tác phẩm.

Đối chiếu, liên hệ giữa văn hóa ứng xử với thiên nhiên ở giai đoạn xưa và nay, trong văn học và trên thực tế. Ý thức, trách nhiệm, tình cảm của bản thân với thiên nhiên, môi trường sống. Tiếp cận nhiều nhận định khác nhau về việc ứng xử với thiên nhiên để có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn.

STT Câu hỏi/ bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất

1 Văn hóa ứng xử với thiên nhiên được

thể hiện như thế nào trong ba tác phẩm? Nhận biết

Năng lực phát hiện vấn đề 2 Vai trò, vị trí của thiên nhiên và ý thức

của con người trước thiên nhiên ra sao? Thông hiểu

Năng lực tổng hợp kiến thức 3 Phân tích tác phẩm để làm rõ chủ đề? Vận dụng thấp Cảm thụ văn học, đánh giá vấn đề 4 Cảm hứng trước khung cảnh thiên nhiên

tươi đẹp? Vận dụng cao

Năng lực giải quyết vấn đề

* Tiểu kết chương 3

Để có thể tích hợp giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống trong giờ dạy – học Ngữ văn, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất xây dựng nội dung dạy học một số tác phẩm văn học Việt Nam trung đại theo chủ đề. Nội dung bao quát gồm việc xác định các bước chuẩn bị cho dạy học một chủ đề và nội dung chính là tiến hành đề xuất dạy học hai chủ đề. Việc lựa chọn chủ đề, phân chia bài học đều phải dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của tình hình đổi mới dạy học hiện nay. Thời lượng triển khai mỗi chủ đề cũng cần được sắp xếp, bố trí sao cho hợp lí nhất có thể.

Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua ba tác phẩm

Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô) là chủ đề tiêu biểu không chỉ được chọn lựa dạy học ở lớp 8 mà còn được giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau. Đây là chủ đề lớn, xuyên suốt nên người học có thể dễ dàng phát hiện, tìm hiểu, tổng hợp qua từng tác phẩm. Các tác phẩm đều nhằm thể hiện một chủ đề chính nhưng bên cạnh đó cũng cần có sự liên hệ, mở rộng để người học có cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn về vấn đề được học.

Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội phong kiến là chủ đề khá phức tạp, người học đòi hỏi phải có một trình độ, năng lực hiểu biết nhất định mới có thể tiếp cận trọn vẹn được tác phẩm. Bánh trôi nước, Chuyện người con gái Nam Xương, Độc Tiểu Thanh kí là hiện thân của ba người phụ nữ được trân trọng, ca ngợi về vẻ đẹp, phẩm chất. Qua đó, nhà văn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với số phận éo le, bất hạnh của họ. Người học phải có sự khám phá, tư duy và phân tích để nắm được tác phẩm.

Các chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong tình bạn, tình yêu; Văn hóa ứng xử trong gia đình; Văn hóa ứng xử với thiên nhiên đều mang tính thực tiễn cao và được chúng tôi trình bày cụ thể về cơ sở lựa chọn, định hướng giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. Những chủ đề tích hợp này sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho người học nếu được triển khai theo trình tự và trên quy mô rộng.

Thông qua bảng mô tả mức độ nhận thức chủ đề có thể thấy dạy học theo chủ đề là cách thức dạy học mà người học thực sự là trung tâm của các hoạt động. Nhờ đó người học sẽ có tư duy tổng hợp, đa chiều, giảm tình trạng nhận thức rời rạc, nhanh quên kiến thức. Việc đề xuất xây dựng chủ đề dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại được thể hiện trong chương 3 vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhất định, đây là điều khó tránh khỏi và cần được khắc phục trong những công trình nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Nói đến các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ta là nói đến đặc thù của văn hóa Việt Nam với những bản sắc đậm đà, tốt đẹp đã hình thành và được lưu truyền từ ngày dựng nước cho đến nay. Hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng, xuyên thấm vào nhau và được kết tinh trong sáng tác văn học - một phương diện đặc thù của văn hóa, đặc biệt được bảo lưu và phát triển trong thời kỳ văn học trung đại. Là một giáo viên dạy văn ở phổ thông, người viết mong muốn làm rõ các giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành với hi vọng góp một tiếng nói cụ thể, hữu ích trong hành trình đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường nói riêng. Trước hết, luận văn đã tiến hành nghiên cứu về văn hóa truyền thống, đặc điểm của chương trình Ngữ văn PT, SGK hiện hành để có cái nhìn cụ thể nhất cho việc nhận diện, tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống được phản ánh trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại. Đồng thời, chúng tôi khảo sát và nhận diện hệ thống giá trị văn hóa trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành bao gồm: Truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do; Truyền thống nhân đạo; Truyền thống yêu nước, sống hòa hợp với thiên nhiên. Những giá trị này không chỉ có ý nghĩa văn chương mà còn gắn với thực tiễn ở mọi thời đại.

Tìm về quá khứ, nhưng mục tiêu của công trình này không dừng ở việc khẳng định quá khứ mà là hướng đến tương lai. Nói cách khác, việc khảo cứu những giá trị văn hoá truyền thống trong chương trình Ngữ văn phổ thông chính là quá trình nhận chân những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đã có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại. Có thể nói, những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản cần được giáo dục cho thế hệ trẻ rất phong phú, đa dạng, nhiều mặt. Tuy nhiên,

trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi cho rằng những nội dung chủ yếu nhất có liên quan trực tiếp đến việc giáo dục, bồi dưỡng nhân cách người học hiện nay chính là giáo dục truyền thống đạo lý tốt đẹp của con người Việt Nam. Nếu nhân ái, khoan dung thể hiện ở tình yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không vụ lợi thì giáo dục truyền thống nhân ái, khoan dung cho người học sẽ có tác dụng giáo dục thái độ kính thầy, yêu bạn, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt, quý trọng của công, quan tâm đến nỗi bất hạnh của người khác; giúp thế hệ trẻ không ngừng nâng cao nhận thức, tự giác sống tốt đẹp hơn, biết lấy lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc làm định hướng cho cuộc sống của mình, góp phần hình thành và phát triển nhân cách người học. Nếu truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng thể hiện qua các mối quan hệ cộng đồng lớn nhỏ khác nhau như gia đình, gia tộc, họ hàng, làng xã và lớn hơn là cộng đồng dân tộc, cộng đồng người Việt Nam thì trong thời điểm hiện nay, giáo dục truyền thống đoàn kết cộng đồng cho người học là từng bước xây dựng cho họ ý thức tập thể, đoàn kết cá nhân với tập thể hòa chung vào các phong trào của tập thể từ lớp, đến trường và rộng ra toàn xã hội. Qua đó trang bị cho thế hệ trẻ phương pháp hữu hiệu để giải quyết mối quan hệ cá nhân với tập thể, cá nhân với xã hội, biết đặt lợi ích tập thể, lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh cái riêng để phục vụ cái chung. Bên cạnh đó, truyền thống anh dũng, bất khuất, kiên cường, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”... cũng có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Do vậy, việc giáo dục thế hệ trẻ kế thừa truyền thống dân tộc, nâng truyền thống dân tộc lên một tầm cao mới, bổ sung và điều chỉnh các giá trị văn hóa truyền thống cho phù hợp với thời kỳ hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay là trách nhiệm không chỉ của nhà trường, của xã hội mà còn là trách nhiệm của mỗi gia đình và của mỗi con người Việt Nam.

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã đề xuất dạy học tích hợp các giá trị văn hóa truyền thống sau: Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào

dân tộc; đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội phong kiến; văn hóa ứng xử trong tình bạn, tình yêu; văn hóa ứng xử trong gia đình; văn hóa ứng xử với thiên nhiên. Việc tích hợp giá trị văn hóa truyền thống trong dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại trong chương trình Ngữ văn PT hiện hành là phương thức dạy học có tính ưu việt, nên được ứng dụng trong các giờ dạy học hiện đại. Mỗi tác phẩm không chỉ mang ý nghĩa văn chương dựa trên câu chữ mà qua đó còn phản ánh rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi hi vọng việc dạy học tích hợp theo các chủ đề cụ thể đã đề xuất sẽ được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cho cả người dạy và người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Văn hoá - Thông tin, H. 2. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối

cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa, H.

3. Nguyễn Lương Bằng (2011), Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia, H.

4. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, H.

5. Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, H. 6. Bộ GD&ĐT(2002), Chương trình THPT, môn Ngữ văn.

7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, H.

8. Võ Kim Cương (2013), Lịch sử Việt Nam, tập 6 từ 1858-1869, Nxb Khoa học xã hội, H.

9. Đỗ Kiên Cường (2002), Bức thư của A. Ayn Rand và đâu là nguyên tắc đạo đức mới?, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 555, tr.94.

10. Trần Văn Giàu (1986), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb KHXH, H.

11. Nguyễn Hồng Hà (2011), Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ, Nxb Văn hóa thông tin, H

12. Dương Thu Hằng (2014), Nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Thư viện Trường ĐH Sư phạm – ĐHTN.

13. Mai Hương (2000), Nguyễn Khuyến - thơ, lời bình và giai thoại, Nxb Văn hoá thông tin, H.

14. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. Nxb. Văn hóa thông tin, H.

15. Jurgen Osterhammel & Niels P. Petersson (2003), Globalization: A Short History, translated by Dona Geyer, Princeton University Press, USA

16. Nguyễn Lộc (2009), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, H.

17. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) 2006), Ngữ văn lớp 10 tập một, NXB Giáo dục.

18. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) 2006), Ngữ văn lớp 10 tập hai, NXB Giáo dục. 19. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) 2006), Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo

dục.

20. Phương Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.

21. Nguyễn Công Lý (2011), Giáo dục khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời phong kiến thời Pháp thuộc, Nxb ĐHQG TP HCM.

22. Nguyễn Quang Ngọc (2006), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 23. Bùi Văn Nguyên (1994), Thơ Quốc Âm Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục, H.

24. Nhiều tác giả (2003), Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 102 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)