Hướng tới những giải pháp đem đến hạnh phúc cho con người, cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 62 - 65)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Hướng tới những giải pháp đem đến hạnh phúc cho con người, cuộc sống.

sống. Đề cao quan hệ đạo đức, lối sống tốt đẹp giữa người với người

Coi trọng con người, quý trọng nhân dân, coi trọng tình hòa hiếu giữa các dân tộc là những ứng xử đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta không vì sự man rợ của giặc mà trả thù bằng những hành động man rợ. Có gì quý hơn sinh mạng con người? “Người ta là hoa của đất”. Do đó, nhân nghĩa sau chiến tranh là tấm lòng, là trí tuệ để giải quyết những hậu quả, cho “Bốn phương biển cả thanh bình,”... Trong Đại cáo bình Ngô, sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổi cùng giết tận, việc làm đó đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc. Chúng ta đã “chẳng giết hại” mà cho chúng “đường hiếu sinh”. Chúng ta có cái thế để xử tội ác chiến tranh, có đủ sức để trừng phạt, nhưng nhân nghĩa không cho phép chúng ta làm điều đó khi bọn giặc “đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng”. Chúng ta tha tội cho chúng để chấm dứt can qua trong tương lai, để được “an dân” không phải chỉ ngày một ngày hai mà mãi mãi nhân dân được “nghỉ sức” trong thanh bình:

Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới.

Nghĩa là triết lí nhân nghĩa, hành động nhân nghĩa của chúng ta đã toàn thắng. Ta đã đạt mục đích, không cần phải xử sự như những kẻ cuồng sát không nhân nghĩa.

Dù sống trong bùn nhơ nhưng con người lương thiện vẫn giữ được đạo lý làm người:

Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai?

Đoạn trích Nỗi thương mình chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về quá trình tự ý thức của con người cá nhân trong văn học trung đại. Người phụ nữ xưa thường được giáo dục theo tinh thần an phận thủ thường, cam chịu và nhẫn nhục. Khi nhân vật “Giật mình mình lại thương mình xót xa” thì điều này đã bao hàm ý nghĩa “cách mạng” . Con người không chỉ biết hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu mà bước đầu đã có ý thức về phẩm giá, nhân cách, tức là ý thức về quyền sống của bản thân.

Truyền thống nhân đạo còn được biểu hiện trong việc đề cao đạo đức, lối sống đẹp giữa con người với con người. Một nội dung khá mới mẻ trong thơ ca trung đại Việt Nam đó là viết về những công lao to lớn của vợ, điều đó được thể hiện trong bài thơ Thương vợ (SGK Ngữ văn 11, tập 1). Trần Tế Xương là một người rất thông minh, tuy nhiên sự nghiệp thi cử của ông lại gặp nhiều gian nan vất vả. Một đời tài hoa, một đời lận đận, ông Tú chỉ có mình bà Tú. Bà Tú cũng là nỗi day dứt của một người chồng công danh dang dở, sự nghiệp hẩm hiu, bị đời biến thành một kẻ vô tích sự. Chính vì thế mà nhà thơ xấu hổ vì không làm tròn trách nhiệm của một người chồng, nhà thơ thương vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng.

Ông thấu hiểu nỗi vất vả quanh năm của người vợ. Bà Tú tần tảo buôn bán ngược xuôi cũng chỉ để “Nuôi đủ năm con, với một chồng”. Con thì có thể đếm, còn chồng chỉ có một, sao lại đếm. Ông Tú đã hạ bậc mình xuống bằng con, cay đắng nhận ra mình cũng chỉ là một thứ con trong cái gánh nặng của người vợ. Nỗi đau cay cực chất chứa trong hai chữ “nuôi đủ” không chỉ đủ về quân số (năm với một) mà còn đủ về thành phần (cả con lẫn chồng), đủ mọi nhu cầu mọi bề mọi vẻ.

Có thể tình thương vợ của Tú Xương đã quặn đau lên trong lòng người chồng sống dậy, như chỉ ra nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ là mình và đời:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.

Đó thực sự là tiếng chửi đời. Đời bạc, mình cũng bạc, đời bạc đã đày ải người vợ hiền, đời bạc đã biến mình thành ông chồng vô tích sự. Với tiếng chửi này, tình thương tột bậc đã chuyển hóa thành căm phẫn. Nếu không có một tình thương như thế thì bức chân dung về bà Tú không thể sâu đậm được.

Tác phẩm Khóc Dương Khuê (SGK Ngữ văn 11, tập 1) đã thể hiện một tình cảm cao đẹp trong truyền thống đạo lí của người Việt Nam đó là tình bạn.Dương Khuê là một người bạn tri kỉ của nhà thơ, là người bạn luôn ủng hộ nhà thơ trong triều chính, cũng là một bạn thơ văn lúc đàm đạo văn chương. Thế nhưng từ khi nhà thơ về ở ẩn, cả hai người không có thời gian đến thăm nhau. Cả hai đều ở tuổi đã già, bác Dương đã mắc bệnh và qua đời. Nhà thơ nhận được tin buồn ấy đau đớn khi mất đi một người bạn tri kỉ. Bài thơ là một đạo lí về tình bạn cao đẹp, tình người còn nồng đượm. Nỗi đau của nhà thơ khi nghe tin bạn mất quả thực là một cú sốc lớn về tinh thần:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Nhà thơ không nói bác Dương mất mà lại nói “thôi đã thôi rồi” để giảm đi nỗi đau xót trong lòng mình. Nước mây cũng “man mác” buồn trước sự ra đi của bác và nhà thơ thì ngậm ngùi xót xa.

Nghe tin bác Dương mất nhà thơ chân tay như rụng rời. Hiện thực đau khổ, bây giờ rượu ngon không có bạn hiền thì làm sao rượu có thể ngon được nữa. Giờ đây, thơ văn không có ai cùng bàn soạn, giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. Nhà thơ nói như không chấp nhận sự thật ấy. Bác Dương đi rồi, bảo ở lại cũng chẳng ở, thôi thì nhà thơ lấy nhớ làm thương. Bởi người chết được “lên tiên” thanh thản, chấm dứt những ngày sầu héo. Vả lại,

thương bạn một nửa thương mình một nửa. Người đời thường nói: “Nỗi buồn chia đôi, niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia đôi, buồn vơi một nửa”.

Khóc Dương Khuê khép lại trong nỗi ngậm ngùi xót xa của nhà thơ. Bài thơ gợi mở ra đạo lí làm người cao đẹp, tình bạn mãi sẽ là tri kỉ, bởi con người vẫn đúng đạo. Tất cả vì chung “một chữ tình”. Cái tình với non sông, với nhân thế, với kiếp người.

Chủ nghĩa nhân đạo đã giúp con người thời đại xem xét và định giá lại những giá trị tinh thần cũ. Chủ nghĩa nhân đạo có vai trò quyết định trong việc đổi mới văn học cả về nội dung và hình thức sáng tác. Từ đó, đề tài phản ánh và đối tượng được nói đến trong văn học chủ yếu là hướng tới con người, vì con người. Đây cũng chính là tiền đề để giai đoạn văn học sau vẫn lấy con người là đối tượng chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)