Truyền thống yêu quê hương, đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 50)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4. Truyền thống yêu quê hương, đất nước

Lòng yêu nước không chỉ thể hiện khi đất nước lâm nguy, không chỉ ra nơi chiến trường đối diện với hòn tên, mũi đạn mà cả khi đã thanh bình, mỗi người yêu quý quê hương, nhớ quê hương da diết và khao khát trở về dù mảnh đất ấy còn nghèo khó. Điều đó được thể hiện trong bài thơ Quy hứng (SGK Ngữ văn 10, tập 1) của Nguyễn Trung Ngạn.

Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của Nguyễn Trung Ngạn trước hết được thể hiện ở trái tim luôn hướng về quê hương với những hình ảnh rất đỗi bình dị mà thân thương.

Lão tang diệp lạc tàm phương tận Tảo đạo hoa hương giải chính phì

Những hình ảnh thân thương của làng quê Việt Nam được thể hiện lên thật đẹp. Bức tranh làng quê Việt Nam được ông vẽ lên qua nhiều giác quan. Có thị giác qua việc miêu tả là dâu già rụng “lão tang diệp lạc”, tằm đang độ chín (tàm

phương tận); ngửi được mùi thơm của những bông lúa chín sớm “tảo đạo hoa hương” và như được nếm cả những vị của những con cua béo ngậy “giải chính phì”. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam hiện lên trong thơ khiến người đọc có cảm giác đó cũng là quê hương của tất cả mọi người bởi nó quen thuộc, dân dã. Nhớ quê hương tác giả nhớ ngay đến những điều bình dị thân thuộc nhất của quê hương mình. Phải có một tình yêu quê hương sâu đậm, nỗi nhớ quê hương dạt dào, tác giả mới có thể bộc lộ hết tình cảm của mình qua những hình ảnh bình dị như vậy.

Yêu nước không chỉ là ra làm quan, giúp vua, mà có thể là sống thanh nhàn, gắn bó với thiên nhiên, cảm nhận những vẻ đẹp của thiên nhiên:

Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, bức tranh buổi chiều tàn mà sức sống vẫn tràn đầy. Cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời.

Ta bắt gặp tiết trời thu xanh ngắt, ao thu lạnh lẽo trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Cảnh mùa thu trong thơ ông không phải là mùa thu ở bất cứ miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đồng chiêm Bắc bộ lúc bấy giờ. Chỉ với bầu

trời “xanh ngắt” (Thu vịnh), với cái nước “trong veo” của ao cá (Thu điếu), và cái “lưng dậu phất phơ màu khói nhạt, làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu ẩm).

Sống trong những triều đại khác nhau, chịu sự chi phối khác nhau của lịch sử, đồng thời mỗi người với một tâm tính, một cá tính sáng tạo đã làm nên những cảm hứng riêng về cảm hứng yêu nước. Có nỗi buồn, có niềm vui, niềm say mê hứng khởi, có giận thương, có buồn tủi, có bâng khuâng hổ thẹn, có rạo rực hả hê… Nguồn cảm hứng vô tận được thể hiện bằng nhiều cách nói, nhiều giọng điệu riêng. Có giọng điệu hùng tráng ở nhiều cấp độ, hình thái khác nhau. Có giọng điệu bi tráng, phẫn uất thành tiếng than, lời gọi. Có giọng điệu nhẹ nhàng, say sưa trước cảnh sắc thiên nhiên, đất nước… Tất cả tạo nên sự đa thanh, đa sắc, thể hiện sâu sắc, phong phú trong nội dung phản ánh tư tưởng yêu nước - một vẻ đẹp rực rỡ của tâm hồn dân tộc.

2.2. Truyền thống nhân đạo

Chủ nghĩa nhân đạo là toàn bộ những tư tưởng quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân đạo không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần, mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại. Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo rất đa dạng, là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm quý trọng các giá trị của con người, nhưng trong văn học có thể phân ra bốn biểu hiện chính, đó là: thông cảm, thấu hiểu cho số phận con người; khám phá và tôn vinh vẻ đẹp con người; tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người; nâng niu ước mơ của con người hay mở ra một tương lai tươi sáng cho con người. Số lượng những tác phẩm, đoạn trích thể hiện truyền thống nhân đạo chiếm một số lượng lớn (Xem

Phụ lục 3).

2.2.1. Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người

Nếu trước thế kỉ XVIII, trong văn học thường thấy xuất hiện đề tài tôn giáo, nhân vật thường là những người xuất thân từ tầng lớp trên thì sau đó đã có nhiều

thay đổi: Đề tài được phản ánh là tình yêu; nhân vật xuất hiện với thế chủ động và đặc biệt là xuất hiện nhiều nhân vật phụ nữ.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp, từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt. Đó là lời ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. Điều đó được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (SGK Ngữ văn 9, tập 1). Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả như sau:

Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Câu thơ đầu “Vân xem trang trọng khác vời” đã khái quát đặc điểm của nhân vật. Bằng bút pháp ước lệ, thủ pháp liệt kê, vẻ đẹp của Vân được tác giả cụ thể hóa bằng khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của đối tượng được miêu tả: “đầy đặn”, “nở nang” “đoan trang”. Còn đây là bức chân dung của nàng Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượng trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Thúy Kiều là một tuyệt thế giai nhân. Nếu như ở Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều, nhà thơ vừa miêu tả nhan sắc, vừa ca ngợi tài năng “Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”. Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều, nhà thơ đã cực tả Thúy vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa, để rồi sau đó, Thúy Kiều xuất

hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹp của Thúy Kiều là tuyệt đỉnh.

Thúy Kiều không chỉ “đẹp người” mà nàng còn là người “đẹp nết”. Thuý Kiều đã hi sinh thân mình, hi sinh tình yêu của mình để làm tròn chữ hiếu “Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”. Không chỉ thế, trong suốt 15 năm lưu lạc, Kiều không nguôi nhớ về gia đình, về người yêu đầu tiên, về một thời trong trắng thơ ngây của mình.

Vẻ đẹp của người phụ nữ cũng được nữ sĩ Hồ Xuân Hương khắc họa qua bài thơ Bánh trôi nước (SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Dù nhan đề là Bánh trôi nước nhưng đọc lên lại làm ta nghĩ đến một người phụ nữ với làn da trắng và thân hình tròn trịa, đầy đặn như viên bánh trôi nước. Đó chính là sự tài tình của bà chúa thơ Nôm. Điệp từ “vừa” như nhấn mạnh thêm vào vẻ đẹp đồng thời diễn tả niềm kiêu hãnh về sắc đẹp của Hồ Xuân Hương nói riêng và của người phụ nữ nói chung. Và hơn ai hết, họ là những con người đức hạnh, luôn giữ tấm lòng thủy chung, trong trắng cho dù hoàn cảnh có đẩy đưa phải “Ba chìm bảy nổi”:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Vẻ đẹp của người phụ nữ còn được nhà văn Nguyễn Dữ ca ngợi qua hình tượng Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ) (SGK Ngữ văn 9, tập 1). Nàng là người con gái “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng. Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực. Khi chồng đi chinh chiến, nàng không mong được hưởng vinh hoa phú quý mà chỉ xin chồng trở về mang theo hai chữ bình yên “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc

áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Vũ Nương yêu thương con hết mực. Sợ con thiếu vắng tình cảm của người cha nên nàng đã chỉ vào cái bóng trên tường và bảo rằng đó là cha bé. Người phụ nữ ấy đã làm tròn trách nhiệm của một người con dâu, người vợ khi chồng đi chinh chiến.

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên sinh động, đa chiều trong các sáng tác. Họ có những điểm chung là vẻ đẹp về ngoại hình và phẩm chất nhưng lại mang số phận bi kịch, luôn khát khao hướng về tình yêu và hạnh phúc gia đình, đều nói lên tiếng nói chống phong kiến, bảo vệ nhân quyền.

2.2.2. Đồng tình với khát vọng của con người

Chủ nghĩa nhân đạo trong các tác phẩm văn học trung đại còn thể hiện ở sự đồng tình với những khát vọng chính đáng của con người. Đó là lời ngợi ca mối tình thủy chung, trong trắng của Thúy Kiều - Kim Trọng đặc biệt trong đêm Thề nguyền

(Ngữ văn 10, tập 2). Thề nguyền là một cung bậc tình cảm trong tình yêu. Lời thề là sự khẳng định cho niềm tin, lòng thuỷ chung son sắt của hai con người, nó cho tình yêu một chỗ dựa vững chắc, bền chặt. Tình yêu ấy đã phá rào định kiến, gỡ bỏ mọi trói buộc để đến với nhau tự do, tự nguyện. Một tình yêu vượt trên thời đại. Để bảo vệ, vun đắp cho mối tình đẹp đẽ của mình Thuý Kiều đã:

Cửa ngoài vội rủ rèm the

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

Không khí đêm thề nguyền được gợi lên đầy ấn tượng, với ánh sáng, màu sắc, hương thơm; với cảnh đẹp, người đẹp… tạo nên dấu ấn tình yêu đầu đời không bao giờ phai mờ trong tâm hồn Kiều. Biểu hiện của buổi thề nguyền là tiên thề, tóc mây, dao vàng, vầng trăng và lời thề. Kiều trao chàng Kim món tóc

mây biểu hiện sự hẹn ước. Đêm thề nguyền của hai người yêu nhau được vây gọn trong thiên nhiên đẹp đẽ, êm đềm với sự minh chứng của “vầng trăng vằng vặc giữa trời”:

Vừng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Tóc tơ căn vặn tấc lòng

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

Nguyễn Du còn đồng tình với ước mơ tự do về công lí, công bằng trong xã hội và Từ Hải là nhân vật đại diện cho khát vọng ấy. Từ Hải (đoạn trích Chí khí anh hùng – SGK Ngữ văn 10, tập 2) là một hình tượng mang màu sắc sử thi, một anh hùng xuất chúng có tài năng đích thực và sức mạnh phi thường. Một ngoại hình cao lớn: "Râu hùm hàm én mày ngài - Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng: “Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam". Từ Hải là một anh hùng đầy chí khí “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Từ Hải là một con người luôn đặt sự nghiệp lên hàng đầu. Hình ảnh người anh hùng Từ Hải ra đi thật đẹp đẽ, mạnh mẽ và phóng khoáng. Con người như mang trong mình một sức mạnh của thiên nhiên, vẫy vùng giữa trời cao biển rộng. Người anh hùng Từ Hải được khắc họa rất sinh động:

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Hình ảnh con người với thanh gươm yên ngựa giữa bầu trời bao la, với khí thế hào hùng. Thái độ ra đi dứt khoát “thẳng rong” nghĩa là chàng không hề suy nghĩ lâu cũng không bị chuyện nữ nhi thường tình níu kéo. Vì vậy khi đã động lòng bốn phương Từ Hải sẵn sàng lên đường “thẳng rong” tự do như mây bay gió lượn giữa bầy trời rộng lớn.

Giang hồ quen thói vẫy vùng

Sự nghiệp mà chàng mong muốn là có trong tay một đội quân tinh nhuệ, hùng hậu và thiện chiến “mười vạn tinh binh” là một đội quân với lực lượng lớn chỉ những bậc đế vương mới có được. Đây là một viễn cảnh hào hùng, vẻ vang, một sự nghiệp xứng đáng với bậc anh hùng. Nguyễn Du đã so sánh Từ Hải với chim bằng (chim đại bàng) để nhấn mạnh sức mạnh bản lĩnh phi thường cảnh ra đi vì sự nghiệp hùng tráng của chàng như chim bằng bay giữa gió mây biển cả. Giữa không gian ấy chí khí của người anh hùng được thoả sức vẫy vùng. Hai câu thơ kết dựng lên hình ảnh phóng khoáng kì vĩ của người anh hùng đồng thời làm nổi bật rõ chân dung khí phách của người anh hùng này.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (SGK Ngữ văn 10, tập 1) đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của Ngô Tử Văn. Qua đó, tác giả thể hiện niềm tin vào công lý chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, đồng thời lên án lũ giặc xâm lược dù đã chết vẫn không ngừng gây tội ác trên đất nước ta.

Trong mọi giai đoạn lịch sử, khát vọng của con người luôn được đề cao, trân trọng. Các nhà văn đã rất tinh tế khi thể hiện ước nguyện, mong muốn của con người trước xã hội còn nhiều bất công. Những khát vọng được thể hiện trong văn học Việt Nam trung đại không chỉ đúng với thời kì văn học này mà nó còn tồn tại đến cả thế hệ sau. Đó là những khát vọng chính đáng, thiết thực với con người mà ở xã hội nào cũng cần được thực hiện.

2.2.3. Đồng cảm, xót thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến hội phong kiến

Hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong văn học trung đại là một bước tiến mới, tạo tiền đề cho văn học viết về phụ nữ ở giai đoạn sau. Không chỉ đề cao người phụ nữ, các tác giả còn thể hiện lòng cảm thương sâu sắc cho số phận bi kịch của họ trong xã hội bất công. Nguyễn Du đã khái quát:

Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu nhất của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Các sáng tác của ông toát lên tư tưởng, tình cảm, nhân cách của một con người nặng tình đời tình người. Ông quan tâm tới tất cả số phận bất hạnh trong xã hội, những con người nhỏ bé, những thân phận “con ong, cái kiến”. Đặc biệt ông quan tâm đến số phận của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Và Truyện Kiều chính là một tác phẩm đẫm tinh thần nhân văn ấy. Thúy Kiều là một cô gái tài sắc nhưng cuộc đời nàng đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)