Phân chia bài học; cấu trúc lại chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 83 - 84)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phân chia bài học; cấu trúc lại chương trình

Việc phân chia các tác phẩm trong một chủ đề phải dựa trên các tiêu chí về nội dung, trình độ tiếp nhận của người học, dựa vào phân phối chương trình hiện hành để xác định thời lượng bài học.

Để phân chia bài học, trước hết cần tiến hành rà soát, đánh giá Chương trình phần văn học Việt Nam trung đại trong Chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành. Theo đó, tiến hành thống kê số lượng, chủ đề của các tác phẩm, phân nhóm tác phẩm vào những chủ đề thích hợp. Đồng thời, chỉ ra một số tác phẩm có dung lượng dài, khó tiếp cận, những tác giả đã được học ở lớp dưới và học nhiều tác phẩm của cùng một tác giả. Ví dụ, tác giả Hồ Xuân Hương đã được học ở THCS với bài Bánh trôi nước. Có thể xếp bài thơ vào nhóm chủ đề nhân đạo và tìm hiểu cùng với những tác phẩm khác cùng chủ đề như Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều), Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục), Độc Tiểu Thanh kí... Một số bài có sự gần gũi về nội dung tình yêu thương con người như:

Thương vợ, Khóc Dương Khuê, Bạn đến chơi nhà…cũng có thể xếp vào một chủ đề. Trên cơ sở rà soát và đánh giá chương trình, tiến hành thu gọn những bài có nội dung trùng lặp hoặc không cần thiết với trình độ học vấn phổ thông trong việc rèn luyện, phát triển các năng lực người học. Có thể bỏ những nội dung bài quá khó, chưa hoặc không cần thiết với học sinh phổ thông. Ví dụ: Các bài đọc thêm nên để học sinh tự nghiên cứu ở nhà hoặc lồng ghép vào các chủ đề tương ứng để dạy học cùng tác phẩm tiêu biểu, …

Bố trí sắp xếp các bài học theo hệ thống chủ đề cho hợp lí hơn với thời lượng và tiến độ để phù hợp với đối tượng và mục tiêu đề ra. Việc sắp xếp chủ đề phải nhằm

hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho người học, yêu cầu với người dạy. Các chủ đề bao chứa hết nội dung bài học và có sự linh hoạt trong quá trình sắp xếp. Chẳng hạn, khi dạy về chủ đề yêu nước có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu đồng thời các tác phẩm cùng trong hệ thống như Nam quốc sơn hà, Đại cáo bình Ngô, Bạch Đằng giang phú, Chạy giặc,

Sau khi bố trí, sắp xếp, cần lựa chọn những phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả phù hợp theo các tiêu chuẩn đã định của Chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)