5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người
Nếu trước thế kỉ XVIII, trong văn học thường thấy xuất hiện đề tài tôn giáo, nhân vật thường là những người xuất thân từ tầng lớp trên thì sau đó đã có nhiều
thay đổi: Đề tài được phản ánh là tình yêu; nhân vật xuất hiện với thế chủ động và đặc biệt là xuất hiện nhiều nhân vật phụ nữ.
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp, từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt. Đó là lời ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. Điều đó được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (SGK Ngữ văn 9, tập 1). Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả như sau:
Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Câu thơ đầu “Vân xem trang trọng khác vời” đã khái quát đặc điểm của nhân vật. Bằng bút pháp ước lệ, thủ pháp liệt kê, vẻ đẹp của Vân được tác giả cụ thể hóa bằng khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của đối tượng được miêu tả: “đầy đặn”, “nở nang” “đoan trang”. Còn đây là bức chân dung của nàng Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượng trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Thúy Kiều là một tuyệt thế giai nhân. Nếu như ở Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều, nhà thơ vừa miêu tả nhan sắc, vừa ca ngợi tài năng “Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”. Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều, nhà thơ đã cực tả Thúy vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa, để rồi sau đó, Thúy Kiều xuất
hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹp của Thúy Kiều là tuyệt đỉnh.
Thúy Kiều không chỉ “đẹp người” mà nàng còn là người “đẹp nết”. Thuý Kiều đã hi sinh thân mình, hi sinh tình yêu của mình để làm tròn chữ hiếu “Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”. Không chỉ thế, trong suốt 15 năm lưu lạc, Kiều không nguôi nhớ về gia đình, về người yêu đầu tiên, về một thời trong trắng thơ ngây của mình.
Vẻ đẹp của người phụ nữ cũng được nữ sĩ Hồ Xuân Hương khắc họa qua bài thơ Bánh trôi nước (SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Dù nhan đề là Bánh trôi nước nhưng đọc lên lại làm ta nghĩ đến một người phụ nữ với làn da trắng và thân hình tròn trịa, đầy đặn như viên bánh trôi nước. Đó chính là sự tài tình của bà chúa thơ Nôm. Điệp từ “vừa” như nhấn mạnh thêm vào vẻ đẹp đồng thời diễn tả niềm kiêu hãnh về sắc đẹp của Hồ Xuân Hương nói riêng và của người phụ nữ nói chung. Và hơn ai hết, họ là những con người đức hạnh, luôn giữ tấm lòng thủy chung, trong trắng cho dù hoàn cảnh có đẩy đưa phải “Ba chìm bảy nổi”:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Vẻ đẹp của người phụ nữ còn được nhà văn Nguyễn Dữ ca ngợi qua hình tượng Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ) (SGK Ngữ văn 9, tập 1). Nàng là người con gái “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng. Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực. Khi chồng đi chinh chiến, nàng không mong được hưởng vinh hoa phú quý mà chỉ xin chồng trở về mang theo hai chữ bình yên “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc
áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Vũ Nương yêu thương con hết mực. Sợ con thiếu vắng tình cảm của người cha nên nàng đã chỉ vào cái bóng trên tường và bảo rằng đó là cha bé. Người phụ nữ ấy đã làm tròn trách nhiệm của một người con dâu, người vợ khi chồng đi chinh chiến.
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên sinh động, đa chiều trong các sáng tác. Họ có những điểm chung là vẻ đẹp về ngoại hình và phẩm chất nhưng lại mang số phận bi kịch, luôn khát khao hướng về tình yêu và hạnh phúc gia đình, đều nói lên tiếng nói chống phong kiến, bảo vệ nhân quyền.