Truyền thống yêu nước thể hiệ nở khát vọng độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 48 - 50)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3. Truyền thống yêu nước thể hiệ nở khát vọng độc lập

Khát vọng độc lập, bảo vệ độc lập chủ quyền đã được Trần Quang Khải kêu gọi trong bài Tụng giá hoàn kinh sư (SGK Ngữ văn 10, tập 1):

Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san.

Có thể nói, Trần Quang Khải không chỉ là vị tướng văn võ song toàn mà ông còn có con mắt nhìn xa trông rộng và tấm lòng luôn lo nghĩ cho đất nước. Chiến thắng được đội quân hùng mạnh nhất không có nghĩa là đất nước đã hòa bình, ấm no mà điều ấy còn phụ thuộc vào tinh thần bảo vệ dân tộc của nhân dân. Nhận thấy được điều đó nên ông khuyên mọi người nên dồn hết tất cả tài năng, sức lực kết hợp với tinh thần yêu nước sâu sắc để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ hòa bình. Đặc biệt, việc quan trọng này không chỉ dành riêng cho bất kì ai mà cả non sông đều phải gắng sức, cả dân tộc đều phải đồng lòng. Như vậy, dư âm của chiến thắng vừa là động lực thúc đẩy nhân dân gìn giữ non sông, vừa là sứ mệnh cao cả mà khối đại đoàn kết dân tộc phải tiếp tục đảm nhiệm.

Kết thúc bài Đại cáo bình Ngô (SGK Ngữ văn 10, tập 2), Nguyễn Trãi trịnh trọng, vui mừng thay mặt Lê Lợi tuyên bố với nhân dân cả nước thắng lợi vừa qua:

Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Kiền khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh.

Từ đây dân tộc bước vào một thời đại mới. Độc lập, tự do và sự yên bình lại trở về trên mỗi miền quê. Đoạn văn dựa vào những quy luật tất yếu của tự nhiên mà khái quát thành những điều tất yếu trong xã hội. Xã hội phải đối diện với "những sự đổi thay" nhưng cũng như càn khôn "bĩ rồi lại thái", như nhật nguyệt "hối rồi lại minh". Và dường như cũng chỉ có như vậy ta mới thấu hết được cái ý nghĩa của hình ảnh đất nước trong gian lao, và mới hiểu thế nào là "muôn thuở nền thái bình vững chắc". Đất nước đã thanh bình, hình ảnh đất nước trong tương lai vững vàng và tươi sáng: “Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn”.

Lòng yêu nước còn thể hiện ở sự mong chờ những con người tài đức ra tay dẹp loạn, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng Nỡ để dân đen mắc nạn này”

(Chạy giặc – SGK Ngữ văn 11, tập 1) Trang dẹp loạn là trang anh hùng hào kiệt. Nhà thơ vừa trách móc quan quân triều đình nhà Nguyễn hèn nhát, bạo nhược, để kể thù dày xéo quê hương, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay cứu nước dẹp loạn, để cảnh yên bình thuở xưa trở lại. Câu kết chứa đựng biết bao tình yêu Nguyễn Đình Chiểu với những kiếp người lầm than đang quằn quại dưới gót giày của bọn đế quốc. Chạy giặc là bài ca yêu nước mở đầu cho thơ văn yêu nước của dân tộc ta từ cuối thế kỉ XIX.

Khát vọng độc lập muôn đời cho dân tộc được các tác giả phản ánh cụ thể, đa dạng trong từng tác phẩm. Đây là truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc thể hiện tinh thần đoàn kết, ước nguyện hòa bình mà nhân dân mong chờ ở mọi thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)