Yêu nước là tự hào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 40 - 44)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Yêu nước là tự hào dân tộc

Trước hết, lòng tự hào dân tộc được thể hiện ở khát vọng độc lập tự cường, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, huy hoàng, lớn mạnh. Thiên đô chiếu của Lí Công Uẩn (SGK Ngữ văn 8, tập 2) đã phản ánh khát vọng ấy. Ngay từ đoạn đầu, Lí Công Uẩn đã đưa ra những lí lẽ thuyết phục để bàn việc dời đô. Ông đã

lấy minh chứng từ các triều đại cổ của Trung Quốc: nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu cũng ba lần phải chuyển dời. Đây không phải là ý muốn riêng tư cá nhân mà là lẽ tất yếu, khách quan, là tầm nhìn hẹp hòi của hai triều đại Đinh, Lê trước đó - khăng khăng giữ kinh đô tại một nơi nên vận nước không được lâu bền. Cuối đoạn văn, nhà vua còn bày tỏ nỗi niềm “Trẫm rất đau xót vì việc đó”. Như vậy, ta có thể thấy Lí Công Uẩn là một vị vua hết lòng lo nghĩ cho dân cho nước, luôn canh cánh sứ mệnh thịnh hưng triều đại, sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ các bậc tiền bối.

Đó là lòng tự hào về chủ quyền của non sông đất nước. Trong kho tàng văn học trung đại phong phú, Nam quốc sơn hà (SGK Ngữ văn 7, tập 1) nổi bật lên như một trang sử vàng chói lọi, được xem là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nhà nước ta. Có rất nhiều nghi vấn về tác giả và sự ra đời của bài thơ, trong đó nhiều người cho rằng thi phẩm được Lí Thường Kiệt sáng tác vào năm 1077, tại đền thờ thiêng hai anh em Trương Hống - Trương Hát, bên bờ sông Như Nguyệt. Tiếng thơ đanh thép, hùng hồn vang lên vào đêm khuya khiến quân Tống khiếp sợ, lo lắng, nhuệ khí suy giảm, tiếp thêm sức mạnh cho quân ta tạo nên chiến thắng sông Cầu lừng lẫy.

Nam quốc sơnhà được coi là “bản tuyên ngôn độc lập” bởi ngay từ hai câu thơ đầu, lời khẳng định chủ quyền đầy sức nặng đã vang lên thật cương quyết:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Nam quốc sơn hà- SGK Ngữ văn 7, tập 1) Hai câu thơ đã nhấn mạnh về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Đại Việt. Hai tiếng “Nam quốc” (nước Nam) và “Nam đế” (vua Nam) thể hiện một cách mạnh mẽ rằng mảnh đất phương Nam trù phú này là do người phương Nam gây dựng. Đây là một chân lí, một sự thật “tiệt nhiên” không thể chối cãi. Nước Nam do vua Nam cai trị có thể sánh ngang với đất Bắc rộng lớn, không chịu lép vế trước bất cứ thế lực thù địch nào. Không chỉ vậy, tác giả còn

đưa ra lí lẽ rằng sự thật ấy đã định sẵn ở “thiên thư” sách trời ghi nhận, không thể chối cãi. Với nghệ thuật điệp ngữ, hiệp vần chân cùng những từ ngữ khảng khái, lần đầu tiên vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được đưa vào thơ ca hào sảng và đanh thép đến thế. Hai câu thơ này cũng làm bừng lên cảm xúc kiêu hãnh, tự hào của tác giả nói riêng và nhân dân nước Nam nói chung về sự độc lập, tự chủ dân tộc. Từ đó, nhà thơ cũng cổ vũ, nêu cao tinh thần chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc trong nhân dân.

Trong Đại cáo bình Ngô (SGK Ngữ văn 10, tập 2), Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng tự hào dân tộc khi ông khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triê ̣u , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hà o kiê ̣t đời nào cũng có.

Khi khẳng định chân lí này, Nguyễn Trãi đã đưa ra mô ̣t quan niê ̣m đươ ̣c đánh giá là đầy đủ nhất lúc bấy giờ về các yếu tố ta ̣o thành mô ̣t quốc gia đô ̣c lâ ̣p. Nếu như 400 năm trước, trong Nam quố c sơn hà, Lý Thường Kiệt chỉ xác đi ̣nh được hai yếu tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia cùng đô ̣c lâ ̣p dân tộc thì trong Đại cáo bình Ngô, NguyễnTrãi đã bổ sung thêm bố n nhân tố nữa, gồ m văn hiến, lịch sử, phong tu ̣c tâ ̣p quán và nhân tài. Và đương nhiên, mỗi quốc gia, dân tộc đều có nét riêng biê ̣t, đặc trưng của ho ̣.

Niềm tự hào, tự tôn dân tộc gắn liền với sự tôn vinh những người anh hùng của đất nước. Thông qua lời ca của các bô lão (Bạch Đằng giang phú – SGK Ngữ văn 10, tập 2) một lần nữa hình ảnh nước sông trôi đi cuốn theo tất cả kẻ thù bất nghĩa và chỉ còn danh tiếng người anh hùng lại được lưu danh, có ý nghĩa như

điệp khúc được nhấn mạnh, nâng cao. Riêng lời ca của khách nhằm hướng đến ca ngợi hai vị vua là Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông như là biểu tượng của người tài đức, văn võ song toàn:

Anh minh hai vị thánh quân, Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

Giặc tan muôn thuở thăng bình, Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

Như vậy, vai trò và vị trí của con người lại được đề cao và tôn vinh thêm một lần nữa. Đó là một chân lý đúng đắn, mang tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Xin lập khoa luật (SGK Ngữ văn 11, tập 1) là một văn bản nghị luận sâu sắc thể hiện rõ tinh thần yêu nước nồng nàn khi Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra những lí do để khẳng định việc lập khoa luật là rất cần thiết với sự phát triển của đất nước. Tác phẩm được trích trong bản điều trần Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ gửi cho triều đình nhà Nguyễn bày tỏ nguyện vọng chấn hưng đất nước. Bài văn thuộc bản điều trần số 27, bàn về sự cần thiết của luật pháp với xã hội nhằm thuyết phục nhà Nguyễn mở khoa Luật. Khi Nguyễn Trường Tộ viết bản điều trần (năm 1867), lúc ấy nhà nước ta chưa có khoa luật, điều này cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của ông. Đoạn 1: Tác giả đưa ra các nội dung của luật để khẳng định tài năng bao quát của luật với xã hội. Sau đó, khẳng định vai trò của luật đối với việc trị dân- vua. Sang đoạn 2, tác giả khẳng định vai trò của luật. Ông chỉ ra rằng, cái thứ lí thuyết viển vông của sách Nho “chỉ nói suông trên giấy” là lẽ phải nhưng không đủ sức để thay đổi tâm tính, tự giác sửa mình. Đưa ra những nhược điểm của việc trị dân bằng lí thuyết nhà nho, tác giả không chỉ hướng đến việc phê phán sách Nho mà còn để khẳng định luật cần thiết cho sự ổn định của quốc gia. Nho gia giáo dục con người bằng chuẩn mực đạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của quá khứ nên nặng tính lí thuyết suông. Đoạn 3, Nguyễn Trường Tộ đã lí giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời giải quyết triệt để những nghi ngờ về khả năng của luật. Lập luận của ông sắc sảo để bác bỏ quan điểm

“luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”. Ông khẳng định “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”. Bằng khả năng lập luận tài tình, Nguyễn Trường Tộ đã thuyết phục sự cần thiết của việc ban hành luật, khẳng định chân lý “Lập khoa luật để dạy dân là một việc làm cần thiết”.

Dù hoàn cảnh ra đời của từng tác phẩm khác nhau, sử dụng các thể loại khác nhau, mục đích nghệ thuật trực tiếp của từng tác phẩm có thể khác nhau nhưng rất nhiều tác phẩm văn chương thời kì này thể hiện lòng tự hào dân tộc. Mang hào khí tiêu biểu cho phong cách thơ đời Trần, các sáng tác đều mang cảm hứng phấn chấn, hứng khởi trong khí thế chiến thắng, tâm hồn nghệ sĩ rộng mở, giao hòa với non sông, hòa với niềm vui lớn lao của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)