5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Cơ sở lí luận
Nội hàm khoa học của khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là “sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng chứ không phải phép cộng đơn giản những thuộc tính của các thành phần ấy”. Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản là tính liên kết và tính toàn vẹn.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là “sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của phân môn thành một nội dung thống nhất”. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi người học là trung tâm, dạy học theo quan điểm thích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy học đem lại hiệu quả cao.
Ngữ văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Văn học đem đến cho người học những tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng người học đến những giá trị của chân, thiện, mĩ. Ngữ Văn còn rèn luyện cho người học những kỹ năng để trở thành những con người có ích cho xã hội. Con đường giáo dục của Văn học là đi từ tình cảm, nhận thức đến hành động. Vì vậy, nó dễ tác động và thấm sâu, thấm lâu trong lòng con người. Theo xu hướng chung, trong những năm qua, việc tích hợp trong môn Ngữ văn được thực hiện khá phong phú với nhiều nội dung và hình thức tích hợp: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống… Việc tích hợp đem đến cho giờ học không khí sôi nổi và mang tính thực tiễn cao.