Nhóm chủ đề yêu nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 78 - 80)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Nhóm chủ đề yêu nước

Nhóm chủ đề yêu nước có thể có một số chủ đề nhỏ như: Lòng tự hào dân tộc, Tinh thần bảo vệ chủ quyền quốc gia, Ca ngợi người anh hùng với lí tưởng cao đẹp, Hình tượng người nông dân đánh giặc, Tình yêu thiên nhiên, … Yêu nước là chủ đề xuất hiện trong tất cả các giai đoạn văn học, mức độ và biểu hiện của nó cũng không giống nhau mà rất đa dạng.

Chương trình THCS có 8 tác phẩm mang nội dung yêu nước nổi bật, chủ yếu ở lớp 7 (4 tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên trường vãn vọng, Côn Sơn ca), lớp 8 (3 tác phẩm: Thiên đô chiếu, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (Trích Đại cáo bình Ngô)), lớp 9 (1 tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí). Chủ đề yêu nước phản ánh trong các tác phẩm này chủ yếu là việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, lòng tự hào dân tộc như Nam quốc sơn hà, Thiên đô chiếu,

Tụng giá hoàn kinh sư; yêu nước là yêu thiên nhiên, quê hương: Thiên trường vãn vọng, Côn Sơn ca.

Chương trình THPT có 14 tác phẩm chỉ tập trung ở hai lớp, lớp 10: 8 tác phẩm (Thuật hoài, Cảnh ngày hè, Quốc tộ, Quy hứng, Bạch Đằng giang phú, Đại cáo bình

Ngô, Hiền tài là nguyên khí quốc gia, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên); lớp 11: 6 tác phẩm (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thu điếu, Hương Sơn phong cảnh ca, Cầu hiền chiếu, Xin lập khoa luật). Chủ đề yêu nước trong các tác phẩm ở bậc THPT biểu hiện đa dạng, phức tạp hơn: Yêu nước là yêu thiên nhiên (Cảnh ngày ); là lí tưởng lớn lao của người anh hùng vì dân tộc (Thuật hoài); yêu nước là nỗi lo cho nhân dân trước cảnh lầm than, lên án tội ác của giặc (Chạy giặc). Bên cạnh đó còn kể đến biểu hiện của lòng yêu nước trong tất cả các tác phẩm thể hiện ở ý thức sử dụng ngôn ngữ, chất liệu văn học đậm đà bản sắc dân tộc như một số đoạn trích

Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên

Có thể khẳng định đây là chủ đề văn học xuyên suốt xuất hiện từ văn học dân gian, văn học trung đại và đến văn học hiện đại. Vì thế, việc đưa nhiều tác phẩm có nội dung yêu nước vào giảng dạy ở Chương trình phổ thông cũng là điều dễ hiểu.Tuy nhiên, nhìn vào việc phân phối số lượng các tác phẩm như trên có thể thấy sự không đồng đều. Hơn nữa, trong tổng số 50 tác phẩm văn học Việt Nam trung đại được thống kê trong Phụ lục có đến 21 bài có nội dung chủ yếu là yêu nước - một số lượng tác phẩm tương đối nhiều. Thực trạng này đặt ra vấn đề: cần sắp xếp, bố trí lại các tác phẩm cho phù hợp hơn, tránh bị trùng lặp mà vẫn đảm bảo rõ ràng về nội dung, tư tưởng.

Dựa vào việc tìm hiểu Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới nhất của Bộ có đề cập đến việc dạy học tích hợp, cắt giảm thời lượng tiết học và tham khảo một số ý kiến [6], chúng tôi tiến hành sắp xếp các tác phẩm cùng thể hiện một chủ đề nằm trong nhóm chủ đề yêu nước với thời lượng theo phân phối chương trình như sau:

STT Chủ đề Tác phẩm Lớp Số tiết

1 Lòng tự hào, khẳng định chủ

quyền dân tộc

Nam quốc sơn hà 7 1

Tụng giá hoàn kinh sư 7 1

Thiên đô chiếu 8 1

Nước Đại Việt ta 8 1

Quốc tộ 10 1

Bạch Đằng giang phú 10 2

Đại cáo bình Ngô 10 2

2 Đề cao người

anh hùng dân tộc

Hoàng Lê nhất thống chí 9 2

Thuật hoài 10 1

Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Thái sư Trần Thủ Độ

3 Tư tưởng canh tân, cải cách đất

nước.

Bàn luận về phép học 8 1

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

10 1

Cầu hiền chiếu 11 1

Xin lập khoa luật

4 Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Thiên trường vãn vọng 7 1 Côn Sơn ca Cảnh ngày hè 10 1 Thu điếu 11 1

Hương Sơn phong cảnh ca

Tùy vào yêu cầu đảm bảo giờ dạy, quan điểm tích hợp của các tổ chuyên môn, tùy thuộc vào đối tượng tiếp cận mà sắp xếp, chọn lựa, bố trí tác phẩm trong chủ đề cho hợp lí. Ở phần sau chúng tôi sẽ trình bày nội dung cụ thể của chủ đề về yêu nước, tự hào dân tộc đã có sự thay đổi một số đơn vị kiến thức cũng như dung lượng bài học sẽ được bố trí lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học việt nam trung đại trọng chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành​ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)