5. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc
3.4.1.1. Cơ sở phân chia bài học, cấu trúc chương trình
Đây là chủ đề được đề cập nhiều trong một số lượng lớn các tác phẩm (đã liệt kê ở phần 3.2.1). Có thể đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu như: Nam quốc sơn hà (lớp 7), Tụng giá hoàn kinh sư (lớp 7), Thiên đô chiếu (lớp 8), Hịch tướng sĩ
(lớp 8), Đại cáo bình Ngô (lớp 8 và lớp 10), Quốc tộ (lớp 10), Bạch Đằng giang phú (lớp 10).
Chúng tôi lựa chọn dạy học chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc trong chương trình lớp 8 qua ba tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô) dựa trên những cơ sở sau:
Ba tác phẩm có những nét tương đồng lớn về nội dung phản ánh:
Khi quân xâm lược nhà Tống tràn sang nước ta, Lí Thường Kiệt (?) đọc bài thơ “Thần” như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất khẳng định chủ quyền nước Nam là của dân Nam. Khi đại quân Mông - Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang xâm phạm chủ quyền dân tộc, vào năm 1285, Dụ chư tì tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) đã được Trần Quốc Tuấn truyền dạy trong các cấp tướng sĩ của mình. Và khi kết thúc mười năm kháng chiến gian khổ chống quân Minh, thắng lợi trọn vẹn vào năm 1428, Nguyễn Trãi đã tổng kết bằng bản Đại cáo bình Ngô bất hủ. Ba áng thơ văn đều vang lên tiếng nói yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm và niềm tự hào về một dân tộc anh hùng.
Yêu nước, tự hào dân tộc là một truyền thống vô cùng quý báu mà từ khi hình thành dân tộc, ông cha ta đã truyền lại cho đến ngày hôm nay và mãi mãi mai sau.
Lí Thường Kiệt khẳng định: Nước Nam có lãnh thổ riêng, có chính quyền riêng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Điều này đã được ghi ở “sách trời”. Sách trời là cơ sở pháp lí, là “thiên định”. Tác giả đã ghi lại những điều ấy để quân giặc thấy rõ hơn và quân dân ta càng tin tưởng hơn.
Tác giả khẳng định chủ quyền vào “sách trời” để nêu chính nghĩa của dân tộc. Đến thế kỉ XV, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi viết bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai đã nêu đầy đủ niềm tự hào chân chính của dân tộc Đại Việt:
Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sống bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác...
Nước ta thật sự là một nước độc lập, có chủ quyền. Nhân dân ta đã ra sức bồi đắp thành nền văn hiến ngàn năm. Trên lãnh thổ này đã có dân Việt với nền văn hóa riêng, khác hẳn văn hóa phương Bắc. Anh hùng hào kiệt nước Đại Việt cũng không thiếu, không thua kém.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.
Tự hào dân tộc, cha ông ta càng yêu nước nồng nàn. Khẳng định “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là một khẳng định yêu nước. Vua tức là nước, lúc bấy giờ nói vua Nam hay hoàng đế nước Nam chính là đối chọi lại với “đế” Trung Hoa. Không phải là tuyên chiến, mà là cảnh cáo quân giặc cướp nước, cho chúng biết trước cái thất bại thảm hại tất yếu sẽ đến với chúng.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan, thủ bại hư.
Người viết đã nói lên truyền thống yêu nước nồng nàn và niềm tự hào dân tộc chân chính. Không tự hào dân tộc chân chính thì không dám đánh giặc giữ nước. Ta phải đánh giặc vì giặc xâm phạm đất nước ta.
Ở Hịch tướng sĩ, niềm tự hào dân tộc càng sâu sắc hơn. Vì tự hào dân tộc nên cảm thấy bao nhiêu cái nhục khi quân giặc xâm phạm chủ quyền:
Nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn...
Yêu nước là phải biết bảo vệ, gìn giữ đất nước, không thể ngồi yên, khoanh tay nhìn cảnh:
Sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ..., vơ vét tiền của bạc vàng.
Phải hướng tất cả lòng căm thù về phía quân giặc cướp nước:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng...
Nguyễn Trãi viết thay Lê Lợi, cũng là viết thay nhân dân niềm tự hào chân chính của dân tộc. Khẳng định sự toàn thắng của chính nghĩa:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
Ở Đại cáo bình Ngô, chúng ta càng thấy trọn vẹn lòng yêu nước cao độ và niềm tự hào dân tộc chân chính. Chính lòng yêu nước, tự hào dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng quân xâm lược dù chúng đông hơn, mạnh hơn ta gấp nhiều lần.
Trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm, ông cha ta thường lấy lòng tự hào dân tộc làm chính nghĩa để tập hợp lực lượng, đoàn kết nhân dân chống giặc.
Nguyễn Trãi xác định lập trường chính nghĩa sáng ngời:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Trần Quốc Tuấn kêu gọi các tướng của mình, từ bỏ thái độ thờ ơ hưởng lạc trước cảnh đất nước lâm nguy, mà phải:
Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai...
Có như vậy mới bảo vệ được non sông vững bền, xây dựng được hạnh phúc của mình và của đất nước.
Mỗi tác phẩm được sáng tác trong những giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau; cách thức thể hiện khác nhau nhưng tựu chung lại đều khẳng định lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Đây là tiền đề quyết định cho việc xây dựng một chủ đề dạy học.
Sự phát triển trí tuệ của học sinh ở lứa tuổi Trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì ở lứa tuổi này, những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức, tư duy nhìn nhận, đánh giá được hình thành, tạo tiền đề cho sự phát triển ở lứa tuổi sau. Việc hình thành cho học sinh nhận thức về chủ quyền quốc gia, lòng tự hào dân tộc không phải đến độ tuổi này mới thực hiện. Nhưng với lứa tuổi này, học sinh sẽ được tiếp cận, đánh giá tư tưởng ở một trình độ cao hơn, với ngữ liệu phức tạp hơn nhằm hình thành và phát huy khả năng phát hiện vấn đề, phân tích và tổng hợp tác phẩm văn học trung đại có đặc điểm, cách thể hiện khác với văn học hiện đại. Đặc biệt là kích thích tư duy khám phá của học sinh để xâu chuỗi, liên hệ, tìm ra mối tương quan giữa nội dung tác phẩm để có cái nhìn toàn diện hơn. [47, tr.67] Chủ đề này không chỉ thực hiện dạy học ở lớp 8 mà còn lặp lại ở những lớp sau, tùy thuộc vào phân phối chương trình mà có sự cắt giảm hay tăng thời lượng dạy học. Như đã nói, việc phân chia chủ đề chỉ mang tính chất tương đối vì một tác phẩm có thể phản ánh nhiều chủ đề, một chủ đề được biểu hiện bởi nhiều tác phẩm.Vì thế khi xây dựng chủ đề, chúng tôi nhận định có thể tăng/ giảm số tiết của một số tác phẩm để thấy sự chọn lọc, tinh giản, làm nổi bật được nội dung cốt lõi cho chủ đề đang nói đến. Việc cần nghiên cứu ở đây là xác định những nội dung, tư tưởng trong tác phẩm đó để sắp xếp cho phù hợp với mục tiêu của chủ đề. Ví dụ, tác phẩm Đại cáo bình Ngô tiếp tục được học ở lớp 10 và có thể tích
hợp trong chủ đề khác như Tư tưởng nhân nghĩa hay chủ đề Đề cao vai trò của nhân dân trong sự nghiệp dựng và giữ nước… Tác phẩm Hịch tướng sĩ cũng thể hiện rất nhiều nội dung tư tưởng: Lòng căm thù giặc sâu sắc, Người tướng lĩnh hết lòng vì dân tộc, Nghệ thuật binh pháp…
3.4.1.2. Thời lượng thực hiện dạy học chủ đề
Chủ đề dự kiến được dạy vào tuần thứ 24, 25 ở lớp 8 với số tiết như sau:
Bài Phân phối chương
trình cũ
Phân phối chương trình mới
Nam quốc sơn hà 1 tiết 1 tiết
Nước Đại Việt ta 1 tiết 1 tiết
Hịch tướng sĩ 2 tiết 2 tiết
Chủ đề: Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc 3.4.1.3. Mục tiêu, nội dung của chủ đề
* Mục tiêu
- Về kiến thức:
+ Khẳng định chủ đề yêu nước nồng nàn và lòng tự hào dân tộc chân chính của ông cha ta thể hiện qua ba tác phẩm.
+ Tìm hiểu những nét đặc sắc nghệ thuật, giá trị thể hiện nội dung qua thể cáo, hịch và thơ thất ngôn góp phần phản ánh nội dung chủ đề.
Về kĩ năng:
Hình thành, rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm trung đại theo đặc trung thể loại, kĩ năng phân tích – tổng hợp, trình bày các nội dung kiến thức để làm rõ chủ đề.
- Về thái độ
Liên hệ với hiện tại để khẳng định lòng yêu nước và tự hào dân tộc ở mỗi thời đại là chủ đề tiêu biểu, xuyên suốt. Có ý thức trân trọng, phát huy truyền thống tốt đẹp này.
- Về năng lực
Hình thành năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác, tự quản bản thân.
* Mô tả mức độ nhận thức của chủ đề
Mức độ
Đơnvị kiến thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Nêu được những thông tin cơ bản về tác gia, tác phẩm. Xác định hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung
tư tưởng? Đọc hiểu khái quát, phân chia được bố cục và xác định nội dung chính mỗi tác phẩm. Phân tích những yếu tố góp phần làm nổi bật giá trị tác phẩm. 2. Tìm hiểu nội dung Nêu được nội dung chính của các tác phẩm. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung các tác phẩm. Phân tích, nêu cảm nhận về các tác phẩm. Tổng hợp, khái quát, chứng minh chủ đề thể hiện trong các tác phẩm. 3. Nghệ thuật Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm. Giá trị của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung
tư tưởng. 4. Liên hệ, mở rộng Khẳng định chủ đề tồn tại xuyên suốt ở mọi thời đại. Chỉ ra biểu hiện của chủ đề ở từng giai đoạn, trong thơ văn và ngoài đời thực. Liên hệ bản thân về lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Đánh giá, phản biện, nhận định một số ý kiến trái chiều về lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
3.4.1.4. Hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá chủ đề
STT Câu hỏi/ bài tập Mức độ Năng lực, phẩm
chất
1 Biểu hiện của lòng yêu nước, tự hào
dân tộc? Nhận biết
Năng lực phát hiện vấn đề
2
Lòng yêu nước, tự hào dân tộc được thể hiện trong ba tác phẩm như thế
nào?
Thông hiểu Năng lực tổng hợp kiến thức
3 Phân tích tác phẩm để làm rõ chủ đề
yêu nước, tự hào dân tộc? Vận dụng thấp
Cảm thụ văn học, đánh giá vấn đề 4 Liên hệ, mở rộng chủ đề Vận dụng cao Năng lực giải
quyết vấn đề