Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp
nhằm giải đáp các câu hỏi đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và các mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học.
2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình của NH No&PTNT chi nhánh TP Bắc Ninh.
2.2.5.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
2.2.5.3. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là: thời gian về chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm.. đi dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.., trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số.
Qua phương pháp dãy số thời gian ta có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch ra xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.