5. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Lý luận về hiệu quả
1.1.3.1. Các quan điểm về hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm thu được kết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Tùy theo lĩnh vực nghiên mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả, có thể nêu một số quan điểm cơ bản như sau:
Quan điểm thứ nhất: Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith cho rằng:
“Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD). Hạn chế của quan điểm này là kết quả SXKD có thể được tăng lên do tăng chi phí sản xuất hay do mở rộng các nguồn lực sản xuất. Nếu với cùng một kết quả SXKD mà có hai mức đầu tư cho chi phí khác nhau thì đều có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả SXKD tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí.
Quan điểm thứ hai: Quan điểm của một số nhà khoa học khác lại cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả với phần tăng thêm của chi phí”. Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa đầu vào và đầu ra. Nếu xét trên quan điểm triết học Mác- Lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc, có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ. Mặt khác, SXKD là một quá trình có quan hệ mật thiết với các yếu tố đầu vào, chúng tương tác với nhau tạo ra kết quả thay đổi. Hạn chế của quan điểm này là chỉ tính đến kết quả và chi phí tăng thêm mà không tính đến phần chi phí và kết quả ban đầu, do vậy, quan điểm này chỉ đánh giá được phần kết quả kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
Quan điểm thứ ba: Một số quan điểm khác lại cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan điểm này phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả, gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của SXKD. Tuy nhiên, quan điểm này cũng chưa phản ánh được sự tương quan về chất và lượng giữa kết quả và chi phí. Muốn phản ánh đúng tình trạng sử dụng các nguồn lực thì chúng ta phải cố định yếu tố đầu vào hoặc đầu ra, nhưng thực tế cả hai thì luôn biến động. Quan điểm này còn gọi là hiệu quả tuyệt đối.
Quan điểm thứ tư: Quan điểm này cho rằng: “Hiệu quả là tỷ số so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. H = Q/C, trong đó Q là kết quả SXKD và được đo bằng các chỉ tiêu: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp...; C là chi phí bao gồm: Đất đai, lao động, vốn, máy móc thiết bị... được sử dụng trong kỳ kinh doanh. Theo quan điểm này đã đánh giá tốt nhất được hiệu quả kinh doanh. Quan điểm thứ tư và quan điểm thứ hai còn được gọi là hiệu quả tương đối.
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của hộ nghề trong các làng nghề chè, tác giả phân tích hiệu quả kinh tế của các làng nghề chè theo quan điểm thứ tư, là tỷ lệ giữa doanh thu hay lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chè của hộ nghề trong các làng nghề chè với toàn bộ các chi phí mà hộ bỏ ra: chi phí về giống, phân bón, tư liệu sản xuất, lao động, chế biến và chi phí khác (điện, nước,...)...
1.1.3.2. Hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè
Hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được từ quá trình sản xuất và kinh doanh chè với toàn bộ chi phí các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật, quản lý…) mà hộ đã bỏ ra. Kết quả thể hiện quy mô, khối lượng sản phẩm chè cụ thể và
được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Hiệu quả là đại lượng đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào, mức chi phí cho một đơn vị kết quả đó có chấp nhận được không. Hiệu quả luôn gắn liền với kết quả. Trong sản xuất chè, luôn có môi quan hệ giữa sử dụng yếu tô đầu vào và kết quả đầu ra. Từ đó, xác định được hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu. Hiệu quả kinh tế khi tính toán phải gắn liền với việc lượng hóa các yếu tô đầu vào (chi phí) và các yếu tô đầu ra (sản phẩm).
Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp thường gặp khó khăn khi lượng hóa các yếu tô này để tính toán hiệu quả. Ví dụ, với các yếu tô đầu vào như tài sản cô định (đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm,…) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đều. Mặt khác, giá trị hao mòn khó xác định chính xác nên việc tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối. Sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng gây khó khăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất chè. Điều kiện tự nhiên, có ảnh hưởng thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình sản xuất, nhưng mức độ tác động cũng khó có thể lượng hóa. Đối với các yếu tố đầu ra, chỉ lượng hóa được kết quả thể hiện bằng vật chất, còn kết quả thể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ môi trường… không thể lượng hóa được ngay.
Do vậy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề trong các làng nghề chè được hiểu là hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ chè. Nếu hiểu hiệu quả kinh tế theo mục đích thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của hộ. Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ chè thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp
giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề để hộ thực hiện kết quả đặt ra. Ta có công thức chung:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả đầu ra từ quá trình HĐ SXKD Các yếu tố đầu vào cho HĐ SXKD
Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả kinh tế của hộ nghề chè là đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Hiệu quả kinh tế được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó. Vì vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nghề trong các làng nghề chè
* Các nhân tố bên trong
- Nguồn nguyên liệu cho sản xuất và chế biến chè: Đối với sản xuất, chế biến chè thì nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm chè của hộ. Trong khi, Chất lượng chè xanh nguyên liệu phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè như: giống chè, quy trình chăm sóc (phân bón, lượng nước tưới, thuốc trừ sâu,…), nhiên liệu cho sao sấy chè,… Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này phụ thuộc vào mức độ ổn định và chất lượng nguồn yếu tố đầu vào. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nghề trong các làng nghề chè thì cần có chính sách phát triển bền vững nhằm đảm bảo ổn định và đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào cho sản xuất tại các làng nghề chè, hạn chế sự biến động giá cả thị trường.
- Số lượng và trình độ lao động làm nghề chè: Số lượng lao động nghề của hộ, trình độ văn hóa, giới tính, tôn giáo của chủ hộ, tổ chức quản lý sản xuất của chủ hộ có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả kinh tế của hộ nghề trong các làng nghề chè. Vì vậy giữa các hộ
chè có cùng quy mô diện tích nhưng năng suất và chất lượng có sự khác biệt giữa các hộ.
- Công nghệ sản xuất chè của hộ nghề: Đặc thù của các làng nghề chè là một chuỗi liên tiếp của quá trình từ trồng trọt, chăm sóc, thu hái, chế biến, tiêu thụ. Do vậy, trình độ công nghệ ở các làng nghề chè bao gồm công nghệ về giống, công nghệ phân bón, công nghệ về quy trình chăm sóc, công nghệ thu hoạch và công nghệ chế biến.
+ Công nghệ về giống chè: Trong những năm qua, được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước công tác chọn tạo giống chè mới bằng nhiều phương pháp khác nhau được triển khai tại Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, kết quả đã tạo được nhiều giống chè mới như: LDP1, LDP2, PH1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyến, Thúy Ngọc, TB14, LD97, TRI777,… các giống chè các giống chè mới này góp phần thay đổi cơ cấu giống chè nước ta. Với việc đưa các giống mới và các tiến bộ kỹ thuật mới đã đưa ngành chè có những bước tăng trưởng đáng kể về năng suất và chất lượng sản phẩm chè (chè chế biến từ giống Trung du bán 130.000đ/kg, chuyển sang chè giống mới giá bán từ 200.000đ/kg-300.000đ/kg)
+ Công nghệ chế biến chè: đây là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất chè nhằm duy trì và phát huy chất lượng vốn có của lá chè ở mức tối đa. Công nghệ được sử dụng trong các làng nghề chè chủ yếu là các thiết bị công nghệ truyền thống. Những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu thị trường và chất lượng sản phẩm, một số công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm chè đã sử dụng máy móc thay thế cho lao động thủ công: máy xao chè, máy vò chè, máy đóng gói,... Chính sự thay đổi công nghệ này đã giúp cho làng nghề chè sản xuất ổn định, giảm thiểu chi phí nhân công và nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề.
- Vốn cho sản xuất kinh doanh chè: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của hộ nghề trong các làng nghề chè chủ yếu là lượng vốn tự có, hoặc vốn được
huy động từ anh, em, họ hàng, người thân quen. Do vậy, tại các làng nghề chè, tận dụng được nguồn vốn sẵn có trong dân. Tuy nhiên, quy mô vốn ít sẽ hạn chế khả năng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho sản xuất chè, dẫn tới khó có khả năng mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm chè cho hộ.
- Kinh nghiệm làm nghề chè của hộ: Tại các làng nghề chè, phần lớn là hoạt động nghề lâu năm, từ đời cha truyền, con nối. Do vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu theo kinh nghiệm. Dù hiện nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đào tạo, tập huấn nghề cho các hộ nghề tại các làng nghề chè, song hiệu quả chưa cao - người dân vẫn sản xuất theo kinh nghiệm làm nghề nhiều năm của hộ.
- Văn hóa trong làng nghề chè: Làng nghề chè tồn tại ở khu vực nông thôn từ lâu đời, do vậy bên cạnh việc phát triển kinh tế làng nghề thì các giá trị văn hóa được hình thành, bảo tồn và phát triển: các lễ hội văn hóa trà, các cuộc thi hái chè, sao sấy chè, nghệ thuật thưởng chè,... các đặc trưng văn hóa này sẽ thúc đẩy các hộ nghề trong các làng nghề có bảo tồn và phát triển nghề chè cho các thế hệ sau.
* Các nhân tố bên ngoài
- Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ: Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự phát triển không ngừng của kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp: Công nghệ tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí cho các hộ nông dân, vừa đảm bảo cung cấp nước hiệu quả cho cây trồng; máy móc thay thế sức lao động cho con người, giúp hạn chế sức lao động, nâng cao năng xuất lao động; máy chế biến tự động bằng các nhiên liệu thân thiện với môi trường;... Sự phát triển của kỹ thuật công nghiệp đã giúp giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cho sản xuất cho người dân nói chung, và cho các hộ nghề chè nói riêng.
- Thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè hiện nay chủ yếu tiêu thụ trực tiếp tại các làng nghề: bán cho các thương lái, bán tại chợ truyền thống, bán cho các cửa hàng đại lý, bán cho các doanh nghiệp thương mại,… Phương thức thanh toán trên thị trường chủ yếu là trao tay, thỏa thuận miệng. Một số lượng sản phẩm chè được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thông qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các HTX song giá trị không
- Sự phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất kinh doanh của các hộ dân tại các làng nghề chè: Thực tế cho thấy liên doanh, liên kết sẽ tạo thêm sức mạnh cho các hộ nghề trong làng nghề, song nhiều cơ sở sản xuất chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của việc liên doanh liên kết giữa các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong làng nghề với nhau. Hiện nay tại các làng nghề chè, các cơ sở sản xuất, THT, HTX, các doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm chè đều hoạt động độc lập và manh mún, giữ họ chưa có sự liên kết với nhau để tăng số lượng, chất lượng đồng đều, giữ giá, đa dạng về kiểu dáng mẫu mã, bảo đảm chữ tín trong kinh doanh, đặc biệt khi có sự liên kết thì tiềm lực tài chính mạnh hơn và có quan hệ kinh doanh rộng hơn. Vì vậy, sự liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè đang rất cần thiết. Những quan hệ liên kết quan trọng cần được tập trung đẩy mạnh là liên kết giữa doanh nghiệp chè với các nhà phân phối, bao gồm: liên kết về tài chính đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, tăng vốn lưu động, liên kết trong phân phối và xuất khẩu, để mở rộng thị trường hoặc để có thể đáp ứng được những đơn hàng có số lượng lớn.
- Thương hiệu sản phẩm của các làng nghề chè: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn phát triển bền vững thì mỗi làng nghề phải quảng bá, tạo uy tín cho sản phẩm nghề của làng nghề mình thông qua việc xây dựng thương hiệu sản phẩm chè đặc trưng của làng nghề mình. Xây dựng thương hiệu sản phầm nghề không chỉ giúp làng nghề quảng bá sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái, mà còn giúp người tiêu dùng có niềm tin vào sản phẩm của làng nghề.
- Chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh tại LN chè: Chính sách nhà nước về hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các hộ nghề tại