Thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

* Phương pháp chọn mẫu

Thông tin sơ cấp được sử dụng từ kết quả khảo sát các hộ tham gia làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương. Tính đến hết năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định công nhận cho 35 làng nghề chè trên địa bàn

huyện Phú Lương. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tác giả không tiến hành điều tra tổng thể, mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích một số đủ lớn đơn vị đại diện của 3 xã trong huyện có số lượng làng nghề chè lớn nhất, sau đó sử dụng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung. Cụ thể, tác giả chọn 3 xã thuộc huyện có số lượng làng nghề chè lớn nhất là xã Vô Tranh, xã Tức Tranh và xã Phú Đô. Mỗi xã chọn 3 làng nghề đại diện cho xã sau đó sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các hộ sản xuất và chế biến chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương. Cụ thể như sau:

- Xác định quy mô số lượng hộ điều tra theo công thức Slovin (1984) n = N/(1 + Ne2)

Trong đó:

N: Số quan sát tổng thể

e: Sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý) Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, số lượng hộ dân tham gia làng nghề chè huyện Phú Lương là 4.018 hộ, với mức sai số cho phép là 5% cỡ mẫu được xác định là:

n = 4.018/(1+4.018(0,05)2) =363,78 hộ, Tác giả chọn là 364 hộ.

Để đảm bảo tính đại diện, hộ điều tra được xác định ngẫu nhiên như sau: Lập danh sách các hộ dân trong các Làng nghề ở các xã theo thứ tự vần A, B, C,… của tên chủ hộ. Xác định khoảng cách hộ (k) để chọn một đơn vị điều tra theo công thức: k=N/n

Với N=4.018; n= 364; ta có k=11

* Phương pháp điều tra

Dựa trên phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn, tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng là các hộ dân tại 9 làng nghề chè tại 3 xã của huyện Phú Lương theo danh sách của từng làng nghề đã được cung cấp.

Phương pháp khảo sát được tác giả và nhóm nghiên cứu gồm 3 người (tác giả cùng 02 cộng tác viên) đi khảo sát trực tiếp thông qua phỏng vấn trực

tiếp từng hộ nghề chè tại 3 xã (mỗi người khảo sát 3 làng nghề của 1 xã) trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018.

Kết quả, 364 phiếu khảo sát được hỏi, song số phiếu đáp ứng đầy đủ các thông tin yêu cầu phân tích là 335 phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)