Kinh nghiệm từ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm từ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Đồng Hỷ là huyện có diện tích chè đứng thứ 3 của tỉnh với diện tích 3.285 ha chè (sau huyện Đại Từ và huyện Phú Lương), tổng sản lượng đạt 34.872 tấn/ năm, tạo công ăn việc làm cho trên 13 nghìn hộ dân, chiếm khoảng 50% dân số toàn huyện. Sản xuất chè đã đóng vai trò quan trọng, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, và làm giàu cho nhiều hộ gia đình sản xuất và kinh doanh chè nơi đây. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã phát triển theo nhiều hình thức tổ chức kinh tế trong vùng gồm: THT, HTX, DN và làng nghề.

Tính đến năm 2018, toàn huyện có 27 làng nghề chè đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề chè và làng nghề chè truyền thống, với gần 800 hộ nghề chè, thu nhập bình quân của lao động nghề là 3.350.000 đồng/tháng. Đặc biệt, khi tham gia vào làng nghề các hộ nghề đã được hỗ trợ các nhiều yếu tố đầu vào cho sản xuất nghề như: giống chè, phân bón và được hỗ trợ máy móc thiết bị cho sản xuất, chế biến chè và rất nhiều hộ được hỗ trợ về vốn. Tổng số vốn mà các hộ nghề tại các làng nghề chè trên địa bàn huyện được hỗ trợ lên đến hàng tỷ đồng. Khi tham gia vào làng nghề các hộ có ý thức hơn trong việc sản xuất chè an toàn, do những quy định chung của làng nghề về quy trình chăm sóc, thời gian cách ly sau khi phun thuốc,... vì vậy, giá chè của các hộ nghề tăng qua các năm. Mức giá trung bình của sản phẩm chè thuộc các làng nghề chè của huyện hiện nay là 200.000đ/ kg.

Trong đó, làng nghề chè truyền thống xóm 5 Sông Cầu đã được công nhận là làng nghề tiêu biểu quốc gia năm 2015 và các làng nghề chè trên địa bàn huyện đang ngày càng phát triển do những hiệu quả nhất định của việc các hộ dân làm chè trong huyện tham gia vào làng nghề chè. Đặc biệt, một số làng nghề chè truyền thống đã xây dựng thương hiệu riêng cho làng nghề mình như: làng nghề chè truyền thống xóm 5 Sông Cầu, làng nghề truyền thống Trại Cài,... những làng nghề này đã tạo được uy tín và thương hiệu riêng trên thị trường, qua đó các hộ nghề khi tham gia làng nghề sẽ được sử dụng thương hiệu chung của làng, qua đó nâng cao uy tín và các hộ có ý thức hơn trong việc sản xuất chè đảm bảo chè an toàn khi bán ra thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)